lanchi8790

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y
TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM .................................................... 7
1.1. Bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm y tế đối với đời sống xã hội.......... 7
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo hiểm y tế tự
nguyện ở Việt Nam ........................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm y tế tự nguyện .............................. 9
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm y tế tự
nguyện tại Việt Nam........................................................................ 12
1.2.3. Đặc điểm của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ............................. 15
1.2.4. Nội dung của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam .......... 16
1.3. Pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện của một số nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................. 21
1.3.1. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Cộng hoà Liên bang Đức........ 21
1.3.2. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Liên bang Nga ...................... 23
1.3.3. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Trung Quốc ............................ 24
1.3.4. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Thái Lan ............................... 25
1.3.5. Bài học kinh nghiệm về thực thi pháp luật bảo hiểm y tế tự
nguyện cho Việt Nam ...................................................................... 26
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Chương 2: QUÁ TRÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM
Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN........ 28
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt
Nam trong thời gian qua.................................................................. 28
2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ................................... 28
2.1.2. Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện ........................................................... 32
2.1.3. Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện............................................................ 40
2.1.4. Thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh ............................................... 43
2.1.5. Cơ sở y tế khám chữa bệnh.............................................................. 46
2.1.6. Trình độ nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm y tế
tự nguyện......................................................................................... 48
2.2. Đánh giá, nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật bảo
hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam.................................................... 51
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thi hành pháp luật về
bảo hiểm y tế tự nguyện................................................................... 51
2.2.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại cần khắc phục ........................... 54
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong việc áp dụng pháp luật
bảo hiểm y tế tự nguyện................................................................... 58
Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ
NGUYỆN Ở VIỆT NAM............................................................... 62
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả thi
hành của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Việt Nam ......... 62
3.2. Những giải pháp hoàn thiện quá trình thi hành pháp luật bảo
hiểm y tế tự nguyện của Việt Nam trong thực tiễn ...................... 69
KẾT LUẬN................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 81DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHYTTN: Bảo hiểm y tế tự nguyện
BHXH: Bảo hiểm xã hội
PLBHYTTN: Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Số học sinh-sinh viên tham gia BHYTTN giai đoạn
2005-2009 28
Bảng 2.2: Số đối tượng tham gia BHYTTN nhân dân năm 2006-2009 29
Bảng 2.3: Tình hình đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự
nguyện năm 2010 30
Bảng 2.4: Tình hình số người có thẻ BHYT giai đoạn 2006-2010 40
Bảng 2.5: Lý do người dân không tham gia BHYT 50DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2010 theo
nhóm BHYT bắt buộc và tự nguyện (triệu người) 31
Biểu đồ 2.2: Tình hình thu BHYTTN giai đoạn 2007-2009 33
Biểu đồ 2.3: Tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT của đối tượng tự
nguyện giai đoạn 2007-2009 36
Biểu đồ 2.4: Cân đối thu-chi BHYTTN giai đoạn 2007-2009 39
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, con người là vốn quý nhất của xã
hội, là nguồn lực không thể thay thế trong quá trình phát triển nền kinh tế, mà
sức khoẻ lại là vốn quý nhất của con người. Một xã hội phát triển trước hết
phải có những con người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày
con người luôn luôn gặp phải những rủi ro, trong đó phải kể đến rủi ro về sức
khoẻ như: ốm đau, bệnh tật. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện các chi phí về
khám chữa bệnh mà mọi người không thể xác định được trước (mang tính đột
xuất), dù lớn hay nhỏ các chi phí này đều gây khó khăn cho ngân quỹ của gia
đình, mỗi cá nhân, đặc biệt với những người có mức thu nhập thấp. Để khắc
phục những rủi ro cũng như ổn định về mặt tài chính trong trường hợp không
may đó, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó BHYT là
một trong những biện pháp tốt nhất. Được ra đời vào cuối thế kỷ XIX, BHYT
ngày càng phát triển và cho đến nay nó đã tỏ rõ là một biện pháp không thể
thiếu trong đời sống của con người với việc khắc phục những rủi ro về mặt
sức khoẻ. Chính vì vậy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai
BHYT nhằm giúp đỡ và tạo ra sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đối với
người bệnh. Tại Việt Nam, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một
trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm tiến
tới công bằng trong khám chữa bệnh. BHYT nói chung và BHYTTN nói
riêng với bản chất nhân đạo phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc Việt Nam
cho nên đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo
quần chúng nhân dân. Sau gần 10 năm hình thành, xây dựng và phát triển,
chính sách BHYTTN đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đắc
lực vào công cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như sự nghiệp chăm sóc
sức khỏe nhân dân nói riêng.2
Theo quy định Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm
2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến năm 2014
sẽ thực hiện BHYT toàn dân bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia
BHYT sang diện BHYT bắt buộc. Cùng với Luật BHYT, năm 2012, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn
dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”, theo đó, năm 2015 dự kiến sẽ có 70% và
đến năm 2020 dự kiến sẽ có 80% dân số tham gia BHYT. Như vậy, theo quy
định thì tính đến thời điểm này, hình thức BHYTTN sẽ không được áp dụng
nữa, các đối tượng được quy định trong luật đều có trách nhiệm tham gia
BHYT để tiến tới mục tiêu y tế toàn dân (từ ngày 01/01/2014 tất cả các đối
tượng được quy định trong Luật BHYT có trách nhiệm tham gia BHYT, song
chưa “bắt buộc” tham gia BHYT).
Điều này sẽ đặt ra câu hỏi liệu việc nghiên cứu về thực trạng áp dụng
luật BHYTTN ở Việt Nam thời gian qua có còn ý nghĩa nữa không khi mà
luật mới đã có hiệu lực và các cơ quan có thẩm quyền đang đẩy mạnh triển
khai lộ trình tiến tới y tế toàn dân trên cả nước? tui quyết định chọn đề tài
“Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam” là bởi
những lý do sau:
Mặc dù những quy định mới về BHYT đã được áp dụng hơn 4 năm qua
nhưng thực tế chỉ ra rằng để triển khai sâu rộng trên cả nước và trên tất cả các
đối tượng thì còn rất nhiều khó khăn, bất cập xảy ra. Chẳng hạn những báo
cáo số liệu hàng năm cho thấy diện bao phủ BHYT mặc dù đã mở rộng nhiều
trong những năm gần đây nhưng vẫn còn gần 40% dân số chưa tham gia (tính
đến hết năm 2012), tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng tự nguyện, người
lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Dù đã được
Nhà nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ từ 70-90% kinh phí mua thẻ BHYT
nhưng hiện mới có gần 1,7 triệu người/khoảng 6 triệu người cận cùng kiệt tham
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
gia BHYT. Nhóm học sinh-sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT nhưng tỷ
lệ tham gia mới đạt 70%. Nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông
nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có tới 20 triệu người cũng có tỷ lệ tham
gia BHYT ở mức thấp.
Hơn nữa, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6, Ủy ban về các vấn đề xã hội
của Quốc hội đã nghe dự thảo báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện
chính sách, pháp luật và BHYT giai đoạn 2009-2012 và thẩm tra dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Theo tờ trình sửa đổi Luật
BHYT thì việc sửa đổi lần này sẽ quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt
buộc” thay hình thức “có trách nhiệm tham gia BHYT” như hiện nay. Quy
định này nhằm khẳng định mọi đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT để
thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Tuy nhiên phần lớn các đại biểu
đều đồng tình với dự thảo của Chính phủ cần có lộ trình, do vậy các
chính sách cũng được xây dựng theo hướng “tiến tới” BHYT toàn dân. Ví dụ,
có ý kiến đại biểu cho rằng trong thời gian trước mắt vẫn duy trì cả hai loại
hình bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc:
Lộ trình BHYT toàn dân phải kiên trì, lâu dài nhiều năm, với
những kết quả báo cáo của Chính phủ trong bài báo cáo 15 năm
thực hiện BHYT, một số nước như ở Úc mất 79 năm, Nhật Bản mất
36 năm, Hàn Quốc mất 26 năm…; Tình hình thực tế và các điều
kiện kinh tế xã hội ở nước ta nên thực hiện có 2 loại hình BHYT bắt
buộc và BHYTTN là phù hợp, Chính phủ hay tổ chức xã hội, cá
nhân sẽ hỗ trợ một phần cho một số đối tượng khó khăn để có khả
năng tham gia BHYTTN. Loại hình BHYT bắt buộc phải được thực
hiện nghiêm túc và có chế tài xử phạt đủ mạnh… [47].
Do đó thiết nghĩ đề tài nghiên cứu về thực trạng thi hành PLBHYTTN
vẫn còn có giá trị thực tiễn to lớn. Để thực hiện tốt BHYT toàn dân thì việc4
phát triển PLBHYTTN là việc làm cần thiết và được xem là giai đoạn quá độ.
Thông qua hình thức BHYTTN sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng không
thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, nhất là những người có thu nhập thấp
được khám bệnh, chữa bệnh, giúp họ thoát khỏi vòng lẩn quẩn: cùng kiệt - ốm
đau, bệnh tật - nghèo... Sau khi nghiên cứu, xem xét, tổng hợp, đánh giá thực
trạng áp dụng PLBHYTTN trong thực tiễn, chúng ta có thể chỉ ra được những
ưu điểm và nhược điểm của loại hình bảo hiểm này đồng thời rút ra những bài
học kinh nghiệm quý báu, để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của
PLBHYTTN trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân ở tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHYTTN và PLBHYTTN đồng
thời nắm được quá trình thay đổi của luật quy định về BHYTTN qua các thời
kỳ để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
Tìm hiểu thực trạng thi hành PLBHYTTN của người dân hiện nay
thông qua một số công trình khoa học, báo cáo, nghiên cứu số liệu trong thực
tế ở một số địa phương trên cả nước. Từ những con số cụ thể đó đưa ra được
đánh giá về tình hình áp dụng PLBHYTTN còn những thiếu sót, bất cập gì.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng trong thực tiễn để từ đó
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành của pháp luật ngày một tốt hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: như đã nêu ở trên, trong giới hạn mục tiêu
nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về triển khai PLBHYTTN
ở Việt Nam trong thời gian qua đồng thời chỉ ra được những sai sót để khắc
phục, những bài học kinh nghiệm trong quá trình lập pháp và quản lý.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: phạm vi toàn quốc, trong đó có đi sâu vào một số vùng,
địa phương cụ thể để làm dẫn chứng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Về thời gian: xoay quanh khoảng thời gian từ trước khi Luật BHYT
2008 có hiệu lực và sau khi Luật BHYT 2008 có hiệu lực nhằm so sánh, phân
tích sự thay đổi của luật cũng như thực trạng diễn ra trong đời sống nhân dân
(chủ yếu là giai đoạn từ 2006 đến 2013). Việc luận văn giới hạn thời điểm
nghiên cứu đến trước 1/1/2014 là bởi đây là mốc đánh dấu việc tất cả các đối
tượng tham gia BHYTTN có trách nhiệm chuyển sang BHYT bắt buộc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
Ngoài ra còn kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước; các bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan
đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, thống kê số liệu hàng năm của Bộ y tế và
của một số địa phương trên toàn quốc.
5. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Đề tài về BHYTTN vốn đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là giai
đoạn khi Luật BHYT 2008 bắt đầu có hiệu lực. Có thể kể đến các công trình
đi trước như khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học cấp
trường, những nghiên cứu cấp nhà nước, báo cáo số liệu hàng năm…phân
tích, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chẳng hạn: Thực trạng
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh- Chu Thị Kim Loan và
Nguyễn Hồng Ban-2013; Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-
2009-Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Phạm Thị Mai-2010; Một số vấn đề về
triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chuyên đề
tốt nghiệp - Vũ Thị Nhâm - 2007; Bảo hiểm y tế tự nguyện-Những phân tích
xã hội học (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Hòa Bình và xã Tam Quang,
huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)-Luận văn thạc sỹ xã hội học-Lương
Quỳnh Trang-2013… Tuy nhiên theo như tìm hiểu của học viên, thời gian
gần đây khi mà sự quy định các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT dần dần6
có hiệu lực thì số lượng các công trình nghiên cứu cũng giảm dần. Điều này
cũng không khó hiểu song luận văn vẫn mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về
PLBHYTTN ở thời điểm này nhằm góp một cái nhìn tổng hợp, khái quát hơn
quá trình áp dụng thi hành luật trong thời gian qua, từ đó đưa ra một hướng đi
đóng góp cho các nhà làm luật trong tương lai.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và một số bảng
số liệu, phụ lục đi kèm thì nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở
Việt Nam.
Chương 2: Quá trình thi hành, áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế tự
nguyện ở Việt Nam trong thực tiễn
Chương 3: Những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành của
pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ
NGUYỆN Ở VIỆT NAM
1.1. Bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm y tế đối với đời sống xã hội
BHYT trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội.
Cùng với các hệ thống an sinh xã hội và hệ thống cứu trợ xã hội, hoạt động
BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung đã thực sự trở thành nền
móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của
BHXH, cho nên mọi quốc gia trên thế giới hoạt động BHXH luôn do Nhà
nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH. BHYT là
một trong chín nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày
28/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu
cho các loại trợ cấp BHXH. Theo Luật BHYT 2008, BHYT là hình thức bảo
hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham
gia theo quy định của Luật [34, Điều 2, Khoản 1]. Về cơ bản, đó là một cách
dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ
gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành
viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi người tham gia không may ốm đau phải sử
dụng các dịch vụ đó mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ
quan BHXH sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.
BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai
trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế
mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá
công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các8
thành phần tham gia khám chưa bệnh cho nhân dân. Chính sách BHYT của
Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 và trong suốt hơn 20 năm qua,
BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước,
phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước.
Thứ nhất, BHYT chính là biện pháp để xóa đi sự bất công giữa người
giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ
có tham gia BHYT, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo
bệnh. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hóa theo nguyên tắc
“số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình thành quỹ và quỹ này
được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người không may
gặp rủi ro bệnh tật, điều này vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội.
Thứ hai, BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như
ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có
BHYT, người dân sẽ yên tâm phần nào về sức khỏe cũng như kinh tế, bởi vì
họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề
chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với những người cùng kiệt chẳng may mắc bệnh. Do
đó, BHYT có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống
cho người dân khi họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc
sống, yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân và
cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.
Thứ ba, BHYT ra đời còn góp phần giáo dục cho người dân trong xã hội
về tính nhân đạo theo phương châm “lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là với trẻ em.
Thứ tư, BHYT tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông
qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị sẽ hiện đại hơn, có
kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện
nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn,
giúp người dân đi khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y, bác sĩ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề,
tích lũy kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc, dẫn đến sự quản lý dễ
dáng và chặt chẽ hơn.
Thứ năm, BHYT còn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ bốn nguồn: ngân
sách Nhà nước, quỹ BHYT, thu một phần viện phí và dịch vụ y tế, tiền đóng
góp của các tổ chức quần chúng, các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế.
Trước khi có BHYT thì ngân sách Nhà nước là nguồn cung chủ yếu, sau khi
có quỹ BHYT thì ngân sách Nhà nước đã được giảm bớt gánh nặng.
Thứ sáu, chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình
độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước
để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung
cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân.
Thứ bảy, BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm
cùng kiệt theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với
các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho
đại đa số những người tham gia BHYT từ đó phát hiện kịp thời những căn
bệnh hiểm cùng kiệt và có phương pháp chữa trị kịp thời tránh những hậu quả
xấu mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi
đi bệnh viện, coi thường hay bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo hiểm y tế tự
nguyện ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm y tế tự nguyện
BHYTTN là một hình thức BHYT áp dụng cho người có thu nhập thấp
không đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc hay BHYT tư nhân do người
dân tự nguyện tham gia. Hoạt động của BHYTTN do chính cộng đồng người
tham gia đảm nhiệm với nguyên tắc tài chính là phi lợi nhuận, vì vậy mức đóng10
BHYTTN không hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của người tham gia. Điều
lệ BHYT quy định: “Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được
thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia” [18, Điều 2, khoản 2].
BHYTTN là loại hình BHYT thứ hai đã được thực hiện ở nước ta. So
với BHYT bắt buộc, BHYTTN có số lượng người tham gia đông đảo, đa dạng
về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc
sức khỏe khác nhau. Không hoàn toàn giống như BHYT bắt buộc theo luật
định, BHYTTN được tiến hành hướng tới việc đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia một cách mềm dẻo và đồng thuận trong cộng đồng đó. Chính từ tiêu
chí này mà hình thức BHYTTN rất phong phú và đa dạng ở mỗi quốc gia,
không thể áp đặt hay sao chép nguyên bản mô hình ở nước này cho nước
khác và ngay trong một nước cũng thường không có sự giống nhau về mô
hình triển khai BHYTTN khi thực hiện ở những vùng mà có sự khác nhau về
điều kiện kinh tế - xã hội hay phong tục tập quán… Trong giai đoạn đầu
triển khai BHYT thì đối tượng bắt buộc tham gia có phạm vi rất hẹp chỉ bao
gồm những người có thu nhập ổn định do đó mà phạm vi những đối tượng
không đủ điều kiện tham gia BHYT là rất đông, phần lớn trong xã hội,
BHYTTN sẽ đáp ứng được nhu cầu tham gia của những người này từ đó góp
phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân
trong xã hội. Do không có tính chất bắt buộc như trong như trong BHYT bắt
buộc nên BHYTTN thực hiện được gọi là thành công phụ thuộc rất lớn vào
đường lối chính sách và quan điểm của mỗi quốc gia trong phát triển sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nước mình. Mặt khác, tùy vào điều kiện
kinh tế xã hội mà mỗi nước chọn cho mình một cách riêng để thực hiện bởi để
thực hiện thành công không phải là dễ mà đó là cả một quá trình. Quá trình đó
là quá trình đưa khái niệm BHYTTN vào trong nhận thức của mọi người dân
trong xã hội, khi họ hiểu rằng tham gia BHYTTN họ và gia đình của họ sẽ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
được an toàn, được bảo vệ trước những rủi ro ốm đau bệnh tật thì họ sẽ tự
giác tham gia. Một khi có đông đảo người trong xã hội tham gia thì khả năng
đáp ứng cho số ít những người bị ốm đau bệnh tật là rất lớn, kể cả khi mà
cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế chi phí khám chữa bệnh đang tăng
lên một cách chóng mặt thì một cá nhân khó mà có thể tự trang trải mọi chi
phí cho mình lúc lâm bệnh và trong giai đoạn phục hồi. BHYTTN dù mô hình
có khác nhau nhưng đều thống nhất ở lợi ích cho cộng đồng người tham gia,
đó là làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người có thu nhập thấp và
người lao động tự do, bảo vệ người cùng kiệt trước nguy cơ “bẫy nghèo”, góp
phần cải thiện công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng
đồng; góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng; thực hiện hiệu quả công bằng
trong khám chữa bệnh, nâng cao vị thế của người cùng kiệt trong xã hội, khắc
phục được những mặc cảm do tình trạng thu nhập thấp của người cùng kiệt gây
ra. Bên cạnh những ưu điểm về lợi ích và ý nghĩa xã hội to lớn mà nó mang
lại, BHYTTN luôn gặp phải một số hạn chế đó là khả năng huy động vốn thấp
vì mức đóng thường nhỏ và số lượng người tham gia ít, không ồn định và
thiếu bền vững, khả năng gánh vác rủi ro thấp của quỹ, rất ít quỹ BHYTTN có
thể cân đối được thu chi trong thời gian dài mà nguyên nhân chính là mức
đóng căn bản không đủ để trang trải chi phí khám chữa bệnh, là tình trạng lựa
chọn ngược của người tham gia, bên cạnh đó nếu quỹ hoạt động độc lập, phân
tán thì nhược điểm còn ở năng lực quản lý hạn chế và quyền lợi có thể không
đồng nhất. Mặc dù có nhiều hạn chế và khó khăn khi thực hiện các mô hình
BHYTTN và không thể coi BHYTTN là hình thức chủ đạo để có được BHYT
toàn dân ở mỗi quốc gia nhưng các nước đã thực hiện mô hình BHYTTN
nhiều năm nay đều khẳng định: BHYTTN là bước quá độ, là bước tập dượt
cần thiết để tiến tới BHYT toàn dân…
BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng luôn luôn cần có sự can thiệp12
và giúp đỡ của Nhà nước, biểu hiện: Nhà nước xây dựng chính sách, xây
dựng luật BHYT, thiết kế chương trình BHYTTN chung của quốc gia thông
qua hàng loạt chính sách quy định về điều kiện triển khai, đối tượng, mức
đóng và ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn các địa phương thực hiện;
Nhà nước thực hiện việc quản lý giám sát hoạt động của cả hệ thống làm
BHYTTN; Nhà nước phân cấp việc đào tạo, tổ chức huấn luyện đội ngũ cán
bộ làm BHYTTN; cuối cùng bằng nguồn lực ngân sách to lớn, Nhà nước thực
hiện bao cấp một phần mức phí, bao cấp dịch vụ y tế có chi phí lớn, bổ sung
và hỗ trợ chi phí hoạt động điều hành quỹ BHYTTN.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm y tế tự
nguyện tại Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998: Giai đoạn chính sách BHYT
được thực hiện theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trong giai đoạn này, mặc dù các cơ quan quản
lý nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện BHYTTN cho các đối
tượng dân cư nông thôn và lao động tự do song căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,
trên cơ sở điều lệ BHYT và các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà
nước, hệ thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối hợp với chính quyền các cấp
xây dựng và triển khai thí điểm nhiều mô hình BHYTTN cho nhân dân theo
các đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
Giai đoạn từ 8/1998 đến năm 2002: Giai đoạn chính sách BHYT được
thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ,
nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn về BHYTTN nhân dân. Vì vậy, việc triển
khai BHYTTN nhân dân vẫn tiếp tục dưới hình thức thí điểm, mang tính nhỏ
lẻ, thiếu thống nhất, kết quả thu được không đáng kể. Mô hình BHYT cho
thân nhân người lao động, thành viên, hội viên của một số hội, đoàn thể cũng
bước đầu được thí điểm. Nổi bật trong giai đoạn này là thành phố Hà Nội, khi
đối tượng này liên tục kết dư và “bao cấp ngược” cho các tỉnh giàu bị bội chi.
Điều này cho thấy, thực sự BHYT cho người cùng kiệt chỉ đang tập trung bao
phủ về số lượng, nhưng chưa thực sự chú trọng tới chất lượng chăm sóc sức
khỏe cho đồng bào. Hay nói cách khác, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh cùng kiệt chưa đáp ứng
được mục tiêu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vấn đề quan tâm của
Nhà nước là dịch vụ y tế ở các tỉnh nghèo, miền núi không sẵn có, chất lượng
không cao, bên cạnh đó các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán.. cũng là
nguyên nhân làm cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ít được sử dụng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe dẫn đến kết dư quỹ BHYT. Ở đây nguyên nhân
không phải do không có nhu cầu mà do sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của người cùng kiệt đồng bào dân tộc miền núi thấp (hành vi, phong tục), đồng
thời do dịch vụ chăm sóc sức khỏe vừa thiếu vừa yếu (chi phí gói dịch vụ
thấp). Vì vậy, không giảm quỹ mà cần nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ y
tế của người cùng kiệt đồng bào dân tộc miền núi. Bên cạnh đó, phải nâng cao
mức hưởng tương đương mức đóng; xác định đúng gói dịch vụ y tế và nâng
cao chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra, việc quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh
cho các đối tượng thuộc dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế khó khăn, người đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn là đúng đắn. Song riêng người thuộc hộ gia đình cùng kiệt nên
phân ra 2 dạng là thanh toán 100% cho hộ gia đình cùng kiệt khám, chữa bệnh
nặng, chi phí cao và dạng thứ hai là thanh toán 95% cho người thuộc diện hộ
cùng kiệt khám, chữa bệnh thông thường, có như thế sẽ hạn chế được tình trạng
ỷ lại và cũng là một trong những ưu đãi đối với hộ nghèo, tạo nên một tâm lý
các hộ cùng kiệt không muốn phấn đấu để thoát nghèo.
Sáu là, cần có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các thành76
phần ngoài nhà nước tham gia vào lĩnh vực BHYTTN. Vì thực tế trong lĩnh
vực khám và điều trị ở các cơ sở y tế tư nhân cũng đã có ký hợp đồng với
BHXH để khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Hiện nay các loại hình
bảo hiểm khác cũng đã có nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia, thậm chí là
các công ty nước ngoài. Vậy thì lĩnh vực BHYT vẫn còn độc quyền, chưa cho
các thành phần khác cùng tham gia. Từ những thực tế trên, cần nghiên cứu
xem xét để có những quy định nhằm tạo điều kiện khuyến khích các thành
phần khác trong xã hội được tham gia vào lĩnh vực BHYT.
Bảy là, đối với người nước ngoài lao động, học tập tại Việt Nam thì
Luật BHYT quy định: tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên
theo quy định của pháp luật về lao động…đều thuộc đối tượng tham gia
BHYT [34]. Như vậy, người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ là đối
tượng tham gia BHYT bắt buộc như người lao động Việt Nam và họ sẽ được
đảm bảo cho việc chi trả các chi phí y tế từ quỹ BHYT của Việt Nam. Nhưng
do người lao động nước ngoài không được hưởng trợ cấp BHXH theo luật
định nên họ sẽ không được tiếp tục tham gia BHYT bắt buộc trong trường
hợp họ không còn lao động khi hết tuổi lao động hay đang trong thời gian
nghỉ làm việc do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà không có BHXH
chi trả. Vấn đề đặt ra ở đây là với những người lao động nước ngoài tại Việt
Nam chỉ trong thời gian ngắn (vài tháng) thì quy định bắt buộc tham gia
BHYT có thật sự cần thiết và hợp lý, nhiều khi tham gia BHYT rồi nhưng
chẳng sử dụng đến thẻ BHYT bao giờ thì họ đã về nước. Và trường hợp
không còn lao động khi hết tuổi lao động hay đang nghỉ ngơi do tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp như đã nêu ở trên thì không biết họ thuộc đối
tượng tham gia hình thức BHYT nào. Bởi vậy, nên áp dụng hình thức
BHYTTN đối với đối tượng này để nếu họ muốn được hưởng các dịch vụ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi77
chăm sóc sức khỏe khi chẳng may ốm đau thì sẽ tự động tham gia BHYT; còn
nếu không tham gia thì sẽ phải chịu chi phí khám, chữa bệnh mà không được
ngân sách Nhà nước hỗ trợ; điều này nhằm tạo điều kiện cho các công dân
nước ngoài được tự do lựa chọn quyền, lợi ích về sức khỏe cho bản thân họ.
Ở chương I của luận văn, tại Cộng hòa liên bang Nga, công dân nước
ngoài giờ đây có thể mua BHYTTN tại các chi nhánh của “Bưu chính Nga”
và chỉ cần xuất trình thẻ nhập cảnh. Đây cũng là điểm chúng ta có thể nghiên
cứu, học hỏi ở nước bạn để tìm ra những quy định cho phù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó, mô hình quản lý BHYT của Indonesia cũng rất đáng để lưu tâm:
Asker là một doanh nghiệp nhà nước của Indonesia quản lý chương trình
BHYT cho cộng đồng. Phần lớn các thành viên của Asker được phân thành
hai loại: bắt buộc và tự nguyện. Những người tham gia BHYT bắt buộc theo
quy định của Nhà nước bao gồm tất cả viên chức Nhà nước, người lao động
khu vực công đã nghỉ hưu, quân đội, cựu chiến binh, bao gồm cả người ăn
theo trong cả nước. Những người tham gia BHYTTN là người lao động tại
khu vực tư nhân, học sinh và các nhóm dân cứ khác trong cộng đồng. Asker
đã đặt ra một mô hình mới quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu được thực hiện bởi các bạn sĩ gia đình tư nhân. các bạn sĩ này
với vai trò là người cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu có những đặc điểm
sau: chăm sóc và chữa bệnh không chỉ cho từng cá nhân mà cho toàn bộ gia
đình; cung cấp chăm sóc toàn diện; ưu tiên cho các dịch vụ về phòng bệnh và
tăng cường sức khỏe; kiểm soát việc chuyển tuyến.
Tám là, tập trung vào công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền để
người dân hiểu về tính ưu việt của chính sách BHYTTN, trách nhiệm chia sẻ
rủi ro với người khác, về vai trò và ý nghĩa “cứu cánh” của thẻ BHYT khi đi
khám chữa bệnh, nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến mạnh mẽ về ý thức
thượng tôn pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Nhà nước cần dành một78
khoản kinh phí nhất định để tiến hành cuộc tuyên truyền vận động toàn dân
tham gia BHYT. Việc tuyên truyền này phải được thực hiện thường xuyên,
liên tục trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm mới mong có kết quả. Bên
cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách phù hợp để tuyên dương, khen
thưởng những địa phương làm tốt công tác BHYTTN, tránh để tồn tại tình
trạng như hiện nay "địa phương bội chi (vượt quỹ), đã có Nhà nước gánh, địa
phương bội thu (kết dư quỹ), Nhà nước thu tiền", không tạo động lực cho các
địa phương thi đua đẩy mạnh phong trào tham gia BHYT. Ngoài ra, cần xác
định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật; các
nghị quyết của Đảng, Chính phủ… Tăng cường sự phối hợp liên ngành, nâng
cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách
BHYTTN; phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
khám chữa bệnh và BHYTTN để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát
chi phí; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về BHYTTN đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy
định hiện hành.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thi Văn hóa, Xã hội 0
Z Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh của Công ty Du lịch dịch vụ Tây Hồ trong những Khoa học kỹ thuật 0
B Lễ hội thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp Marketing Địa lý & Du lịch 0
W Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ Kinh tế quốc tế 0
B Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương : Luận văn Luận văn Luật 0
C Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 : Luận văn ThS. Lu Luận văn Luật 0
P Thực trạng thi hành pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng Luận văn Luật 2
V Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 5 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top