vo_kimhung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với đối tượng này. Nghiên cứu những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và văn bản hướng dẫn thi hành về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Phân tích thực tiễn áp dụng các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian 05 gần đây (2005-2009), qua đó chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xét xử và các nguyên nhân cơ bản đó. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này (về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội)
Chương 1: Những vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội,
các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với đối
tượng này
10
1.1. Những vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội 10
1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm tâm - sinh lý của người chưa
thành niên phạm tội
10
1.1.2. Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 20
1.2. Những vấn đề chung về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
29
1.2.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của các hình phạt áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
29
1.2.2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của các biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
34
1.3. Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội và phân biệt chúng với các biện
pháp xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật
38
1.3.1. Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội
38
1.3.2. Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội với biện pháp xử lý hành chính
đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
41
Chương 2: các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự
năm 1999 và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà
Nội
47
2.1. Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm
1999
47
2.1.1. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội
47
2.1.2. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
55
2.2. Thực tiễn áp dụng các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với
người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội
69
2.2.1. Khái quát về tình hình chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của
thành phố Hà Nội
69
2.2.2. Tình hình áp dụng các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với
người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội
74
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và MộT Số giải pháp Nâng cao hiệu
quả áp dụng những quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về
các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với người chưa thành
niên phạm tội
98
3.1. Hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về
các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội
98
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội
98
3.1.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội
1023.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999 về các hình phạt và biện pháp
tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
117
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Việt Nam liên quan đến các hình phạt và biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
117
3.2.2. Tăng cường hướng dẫn bảo đảm thực hiện áp dụng các biện pháp
tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả
125
3.2.3. Xây dựng đội ngũ Thẩm phán chuyên trách giải quyết án người
chưa thành niên phạm tội và nghiên cứu thành lập Tòa án người
chưa thành niên
127
3.2.4. Tăng cường xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên
phạm tội sang áp dụng biện pháp tư pháp hay miễn trách
nhiệm hình sự
132
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng cho
người chưa thành niên phạm tội
138
Kết luận 141
Danh mục Tài liệu tham khảo 145
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc
bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng
giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật
tự, an toàn xã hội, đồng thời pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi
hành vi phạm tội, giáo dục người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của cả nước đã có những khởi
sắc đáng mừng, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống của toàn bộ
nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được,
chúng ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và
toàn dân, đặc biệt là các thành phố lớn và nhất từ sau khi Hà Nội được mở
rộng ra bao trùm lên toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và bốn xã thuộc
huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Việc mở rộng địa giới hành chính đã mang
lại không ít thời cơ để phát triển về mọi mặt trong đó có kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa. Tuy nhiên, một trong những vấn đề bức xúc đặt ra là việc người
chưa thành niên làm trái pháp luật và phạm tội không còn là hiện tượng mang
tính chất điểm nóng tại một vài địa phương, đô thị có nhịp độ phát triển kinh
tế cao mà đã phổ biến trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước ta. Đặc biệt,
điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện không chỉ trẻ hóa về độ tuổi, sự tinh vi, xảo quyệt trong hành
vi, sự gia tăng về số lượng mà tính tổ chức của loại tội phạm này ngày càng
chặt chẽ, khuynh hướng người chưa thành niên phạm các tội có sử dụng bạo
lực gia tăng, tụ tập ăn chơi thác loạn, tiêu tiền hay hình thành các băng nhóm
tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánh nhau, cướp giật, giết người, sử dụng
ma túy hết sức nghiêm trọng, gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng xấu
đến thuần phong mỹ tục, đến dư luận xã hội. Nhiều loại số tội phạm mà trước
đây người chưa thành niên không thực hiện, thì nay có xu hướng tăng nhanh
như nhóm tội phạm về ma túy, tội giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài
sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng... làm
nhức nhối xã hội, gây hoang mang, e sợ trong nhân dân với đặc điểm là
tính chất băng, nhóm và có sử dụng bạo lực [89, tr. 574-488]. Ví dụ: năm
2006 trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70%
tội phạm vị thành niên và năm 2007, 2008, 2009 thì trung bình cũng chiếm
hơn 8.100 vụ vi phạm pháp luật; v.v... Con số này là một lời thông báo về tình
trạng trẻ em lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội. Còn xét
riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nếu năm 2008 có 225 vụ án và 313 bị
cáo là người chưa thành niên thì đến năm 2009 là 252 vụ án và 303 bị cáo;
v.v...
Chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đối với người chưa thành niên phạm tội có vị trí đặc biệt trong chính
sách đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta. Pháp luật về việc bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, các quy định khác của pháp luật về lao động, việc làm, về
giáo dục... đều có quan điểm tiếp cận riêng đối với đối tượng trẻ em. Pháp
luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự... cũng có nhiều nội dung điều chỉnh
đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong thực tiễn hoạt động,
các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó đặc biệt là Tòa án đã áp dụng chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo các nguyên tắc và
quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, phần nào vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đối
với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những nguyên nhân
cơ bản của tình trạng trên là do các cơ quan áp dụng pháp luật chưa nhận thức
được đầy đủ các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình
sự của người chưa thành niên phạm tội nói chung, đặc biệt là những quy định
liên quan đến các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội nói riêng. Ngoài ra, các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này còn một số hạn chế, vướng mắc nhất định, chưa đáp ứng
được các yêu cầu của thực tiễn xã hội. Tất cả những điều này đã làm giảm đi
hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện, cũng như việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với
đối tượng đặc thù này.
Do đó, nhằm bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc "việc xử lý người
chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội". Thời
gian vừa qua, trên sách báo pháp lý đã có nhiều công trình viết về người chưa
thành niên phạm tội, nhưng cũng chỉ dừng lại ở trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội, ở việc phân tích tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện và những giải pháp đấu tranh phòng, chống dưới
góc độ tội phạm học hay ở các khía cạnh khác nhau mà chưa có một công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu riêng biệt, độc lập và dưới góc độ pháp lý
hình sự - chuyên về các hình phạt, nhất là các biện pháp tư pháp áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian gần đây trên một địa bàn
cụ thể là thành phố Hà Nội. Đặc biệt, vừa qua nhằm tăng cường khả năng áp
dụng các hình phạt không phải là hình phạt tù, hạn chế áp dụng hình phạt tù,
đồng thời sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc xử lý đối tượng này theo hướng bổ
sung thêm một số nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được
ghi nhận trong Công ước Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội đã
bổ sung theo hướng nhấn mạnh nội dung "Khi áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù". Việc bổ sung này
mở ra khả năng để cho người chưa thành niên phạm tội có thể sớm tự cải tạo,
giáo dục tại xã hội để trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng [79, tr.
4].
Chính vì những lẽ trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài: "Các
hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực
tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới về mặt khoa học của luận văn
Thời gian qua, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình khoa học
đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài này hay xem xét nó trong tương quan
là một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận hay đề cập
chung khi nghiên cứu vấn đề quyết định hình phạt nói chung, hay trong nội
dung trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội hay dưới góc
độ tội phạm học - phòng ngừa tội phạm do đối tượng đặc thù này thực hiện;
v.v...
Trước hết, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình
sau: 1) A.I. Đôn-gô-va, Những khía cạnh tâm lý - xã hội về tình trạng phạm tội
của người chưa thành niên, Nxb Sách pháp lý, Matxcơva, 1981, Nxb Pháp lý,
Hà Nội, 1987; 2) TS. Trịnh Quốc Toản, "Chương XVIII - Những đặc thù về
trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001,
tái bản năm 2003, 2007 (Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên); 3) TS.
Hoàng Văn Hùng, "Chương XVI - Trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2000 (Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hòa chủ biên); 4) PGS.TS. Trần Đình Nhã, "Chương XXIV - Trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 (Tập thể tác giả do
GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên); 5) GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, "Chương 27 -
Phòng ngừa các tội phạm do người chưa thành niên gây ra", Trong sách: Tội
phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2001; 6) ThS. Trịnh Đình Thể, áp dụng chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006; 7) TS. Vũ Đức

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) : Luận văn ThS. Luật: 60

bạn chủ bài viết này có thể cho mình xin bản full được không, Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Các chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt và miễn hình phạt trong giai Luận văn Sư phạm 2
M Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt và biện pháp xử lý vi phạm hành chính ( trên thực tiễn Luận văn Luật 0
B Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam Luận văn Luật 2
C Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : trên cơ sở các số liệu Luận văn Luật 0
T Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành Luận văn Luật 5
D Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về c Luận văn Luật 0
T Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế Luận văn Luật 2
T Tiểu luận: pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
G BT cá nhân: Phân tích các hình thức xử phạt chính trong xử phạt Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biệ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top