luckystar2979

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Miêu tả:112 tr. + CD-ROM
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự, khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát (VKS) trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về KNPTHS của VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đánh giá thực trạng hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân từ năm 2002 đến năm 2006, tìm ra thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng trên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KNPTHS của VKSND trong giải quyết vụ án hình sự như: nâng cao trình độ năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của Kiểm sát viên nghành kiểm sát, tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo VKS cấp trên đối với các VKS cấp dưới, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết KNPTHS
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007


MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 01
2. Tình hình nghiên cứu 03
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 04
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 05
5. Cơ sở khoa học của đề tài 06
6. Phương pháp nghiên cứu 06
7 Điểm mới của đề tài 06
8. Cơ cấu luận văn 06
CHƯƠNG
1
QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
07
1.1 Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện
kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình
07
1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng
nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự
13
1.2.1 Đối tượng kháng nghị phúc thẩm 13
1.2.2 Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự 20
1.2.3 Căn cứ kháng nghị kháng nghị phúc thẩm hình sự 25
1.2.4 Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm hình
sự
28
1.2.5 Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự 31
1.2.6 Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự 32
1.2.7 Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự 34
Kết luận chương 1 38

CHƯƠNG
2
TÌNH HÌNH KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2006
41
2.1 Vài nét về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân 41
2.2 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong
kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát
nhân dân từ năm 2002 đến năm 2006.
43
2.2.1 Những kết quả đạt được trong kháng nghị phúc
thẩm hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân
43
2.2.2 Những tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân
49
2.2.3 Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu
sót trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành
kiểm sát nhân dân
65
Kết luận chương 2 76
CHƯƠNG
3
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ
PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
78
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về
kháng nghị phúc thẩm
78
3.2 Những giải pháp về công tác tổ chức cán bộ của
Viện kiểm sát nhân dân
89
3.2.1 Nâng cao trình độ năng lực và trách nhiệm nghề
nghiệp của Kiểm sát viên ngành kiểm sát
89
3.2.2 Tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đối với các Viện
kiểm sát cấp dưới
94
3.2.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp
trong giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự
97
3.3 Một số đề xuất với cơ quan tư pháp trung ương 103
Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Viện kiểm sát nhân dân được Đảng và Nhà nước giao giữ một vị trí
quan trọng trong hoạt động tư pháp. Từ khi được thành lập cho đến nay,
ngành kiểm sát nhân dân ngày càng lớn mạnh và có những tiến bộ rõ rệt
trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp
phần tích cực vào việc phát hiện, điều tra, xử lý đúng người, đúng tội, hạn
chế tỷ lệ án oan sai trong tố tụng hình sự, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã
hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều đó góp phần tạo điều kiện cho nhịp
độ phát triển của nền kinh tế nước nhà được liên tục và bền vững.
Trong rất nhiều hoạt động của ngành kiểm sát, kháng nghị là một dạng
hoạt động quan trọng nhằm thực hiện chức năng của ngành kiểm sát. Điều
19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Khi thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân
có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các
bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật…”.
Đặc biệt, kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng riêng của Viện
kiểm sát. Điều này được khẳng định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
(Điều 206) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 232): “Viện kiểm sát
cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản
án hay quyết định sơ thẩm”. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức một cách đầy
đủ rằng đây vừa là quyền vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm được tuân
thủ đúng quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.
Thực tiễn khẳng định, kháng nghị phúc thẩm hình sự chính là một
biện pháp, một công cụ sắc bén để kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án
hay quyết định sơ thẩm. Thông qua việc xét xử phúc thẩm, Toà án cấp trên
sửa chữa những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật của Toà án cấp sơ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top