canhdongtuyet78

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Nghiên cứu về mặt khách quan và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận chung và trong các quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Qua đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của việc xây dựng các chế định khác về tội phạm, chỉ ra những điểm chưa hợp lý, chưa hoàn thiện của các quy định đó để đề xuất việc chỉnh sửa và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn


MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..1
Chương 1. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU
HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM………………….4
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan
của tội phạm........................................................................................4
1.2. Hành vi khách quan của tội phạm……………………………............7
1.2.1. Khái niệm về hành vi khách quan của tội phạm………………..........7
1.2.2. Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm…………………...10
1.2.3. Hình thức thể hiện của hành vi và phân nhóm hành vi khách quan
của tội phạm………………………………………………………...13
1.2.4. Hành vi khách quan của tội phạm trong các giai đoạn thực hiện
tội pham………………………………………………….................18
1.2.5. Hành vi khách quan của tội phạm trong đồng phạm…………….....24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................32
Chương 2. CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN
CỦATỘI PHẠM…………………………………………………33
2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm……………………….33
2.1.1. Khái niệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm………...33
2.1.2. Các dạng thể hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm…...35
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm………...........................................................................38
2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm………………………………...42
2.2.1. Nhận thức chung về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội
và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự...42
2.2.2. Nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự………...44
2.2.3. Một số dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự………...47
2.3. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm……………48
2.3.1. Phương tiện phạm tội……………………………………………….48
2.3.2. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội…………………………………..50
2.3.3. Thời gian phạm tội………………………………………………….52
2.3.4. Địa điểm phạm tội…………………………………………………..53
2.3.5. Hoàn cảnh phạm tội………………………………………………...55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ………………………………………………...….58
Chương 3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT…………60
3.1. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh………….60
3.1.1. Những vấn đề cơ bản về định tội danh……………………………..60
3.1.2. Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh…………..61
3.2. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt…..76
3.2.1. Những vấn đề cơ bản về quyết định hình phạt……………………...76
3.2.2. Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt…..77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………………………...….92
KẾT LUẬN……………………………………………………………………93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………....96
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tội phạm là hiện tượng xã hội - pháp lý tồn tại trong bất kỳ xã hội nào,
dưới bất kỳ thời đại khái niệm pháp lý về tội phạm, được cụ thể hoá trong các
điều luật cụ thể cũng như trong đường lối đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên
cạnh đó, mặt khách quan 123123của tội phạm còn là căn cứ để xây dựng các chế
định khác nhau về tội phạm và hình phạt như: phân loại tội phạm, định tội danh,
quyết định hình phạt... Các quy định này còn là một trong những căn cứ để xây
dựng Phần các tội phạm, sắp xếp và hệ thống các tội phạm theo khách thể, quy
định các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt một cách nhất quán. Như
vậy, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình nào. Nó là hiện tượng tiêu cực
tồn tại trong mọi quốc gia, trái với pháp luật hình sự và được phản ánh trong
pháp luật hình sự của quốc gia đó cùng với biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất là hình phạt được áp dụng đối với chủ thể. Trong luật hình sự, bản chất của
tội phạm được thể hiện một cách tập trung thông qua mặt khách quan hay nói
cách khác, tội phạm được phản ánh rõ nét thông qua những biểu hiện khách
quan bên ngoài mà con người có thể nhận biết được. Vì vậy, quy định về mặt
khách quan của tội phạm và các yếu tố xung quanh khái niệm tội phạm trong Bộ
luật hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lập pháp và áp dụng luật
hình sự. Thông qua hoạt động lập pháp, mặt khách quan của tội phạm được biểu
hiện trong sự về tội phạm, có thể thấy rằng mặt khách quan của tội phạm là
một trong những nội dung cơ bản và xuyên suốt đối với các chế định về tội
phạm cũng như hình phạt, được cụ thể hoá tại các điều luật và là cơ sở pháp
lý cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Xuất phát từ việc nghiên cứu khái niệm tội phạm và vai trò của mặt khách
quan với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm đối với hoạt động lập pháp và
áp dụng pháp luật hình sự, đòi hỏi cần nghiên cứu về mặt khách quan của tội
phạm một cách đầy đủ, toàn diện. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu về mặt khách

quan của tội phạm trước hết nhằm làm rõ những vấn đề chung về khái niệm tội
phạm - khái niệm cơ bản trong luật hình sự, xây dựng và hoàn thiện khái niệm
khoa học về tội phạm cũng như các chế định khác có liên quan. Việc nghiên cứu
về mặt lý luận các quy định về tội phạm và mặt khách quan của tội phạm cũng
góp phần phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống các chế định cơ
bản về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như các yếu tố thuộc mặt khách
quan của tội phạm nói riêng, qua đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định của Bộ luật hình sự, tạo điều kiện cho việc áp dụng đúng quy
định của pháp luật hình sự về tội phạm trong thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về mặt khách quan của
tội phạm và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về các yếu tố
thuộc mặt khách quan của tội phạm và những quy định của pháp luật hình sự
được cụ thể hoá trong các điều luật về tội phạm và hình phạt trong Bộ luật hình
sự hiện hành. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan của tội phạm trong thực tiễn xét xử và đề xuất việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật hình sự có liên quan như các chế định về tội phạm, hình phạt, cấu
thành tội phạm... trên cơ sở những nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về nội
dung, bản chất của mặt khách quan và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội
phạm. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu về vai trò của các yếu tố đó đối với
một số hoạt động thực tiễn pháp lý như định tội danh, quyết định hình phạt cũng
như xây dựng khái niệm khoa học về tội phạm trong luật hình sự.
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu về mặt khách quan và các yếu tố thuộc
mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận chung và trong các quy
định của pháp luật hình sự hiện hành. Qua đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ
sở khoa học và cơ sở pháp lý của việc xây dựng các chế định khác về tội phạm,
chỉ ra những điểm chưa hợp lý, chưa hoàn thiện của các quy định đó để đề xuất

việc chỉnh sửa và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật
hình sự trong thực tiễn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh kết hợp với
các phương pháp xã hội học, phương pháp tổng kết thực tiễn xây dựng luật cũng
như áp dụng luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm, hệ thống và
phân tích làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm một cách toàn
diện và đầy đủ, đặc biệt là nghiên cứu về ý nghĩa và vai trò của các yếu tố thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với các chế định pháp luật hình sự như tội
phạm, phân loại tội phạm, hình phạt, định tội danh, quyết định hình phạt, luận
văn góp phần làm sáng tỏ các nội dung thuộc mặt khách quan trên cơ sở lý luận
và thực tiễn pháp lý, thông qua đó hoàn thiện các quy định của pháp luật hình
sự. Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về mặt khách quan và các yếu tố
thuộc mặt khách quan của tội phạm về mặt lý luận, luận văn cũng góp phần
đánh giá tính chính xác và căn cứ khoa học của quy định về tội phạm và hình
phạt trong Bộ luật hình sự hiện hành, thông qua đó đề xuất sửa đổi và hoàn thiện
những quy định này theo hướng đầy đủ và thống nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung,
bản chất vấn đề mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự về mặt lý luận
cũng như trong thực tiễn pháp lý, góp phần hoàn thiện các chế định; tổng kết và
đánh giá việc xây dựng và áp dụng những quy định về mặt khách quan của tội
phạm trong luật hình sự Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm Lời mở đầu, Ba chương, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo.

Chương 1
KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI
KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, trong bất kỳ thời đại nào,
vai trò của con người luôn được khẳng định trong mọi hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Chỉ có con người với ý thức của mình mới có thể nhận thức
được thế giới, tác động vào thế giới để cải tạo nó theo mục đích của mình. Sự
tồn tại của con người trong thế giới vật chất cho thấy rằng, hoàn cảnh và môi
trường xung quanh đã tác động đến họ bằng cách này hay cách khác và làm xuất
hiện ở con người các quá trình tâm lý diễn ra bên trong và hành vi diễn ra bên
ngoài. Có thể nói rằng, hành vi xuất hiện một cách khách quan trong mối quan
hệ giữa con người và môi trường xung quanh. Trong hoàn cảnh nhất định, con
người sẽ có những xử sự phù hợp về cả khía cạnh pháp luật và đạo đức. Tuy
nhiên, hành vi của con người không phải lúc nào cũng phù hợp pháp luật, một
trong số đó là hành vi vi phạm pháp luật và được quy định là “tội phạm”.
Tội phạm là hiện tượng tiêu cực tồn tại trong mọi quốc gia. Nó cũng là
hành vi của con người nhưng hành vi đó có những đặc trưng riêng. Tất cả những
đặc trưng cơ bản của tội phạm và những chế định liên quan đều được quy định
trong pháp luật hình sự của mỗi nước. Căn cứ vào đó, chúng ta xác định được
hành vi nào bị coi là tội phạm và phải chịu chế tài tương ứng do pháp luật quy
định. Ở Việt Nam, tội phạm được luật hình sự quy định là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hay vô ý. Sự tồn tại của con người trong thế giới khách quan
được biểu hiện bằng hoạt động đối với môi trường xung quanh và thông qua
hành vi. Hành vi đó luôn chứa đựng cái “tôi” của chủ thể, đó chính là mặt chủ
quan. Để nhận thức về hành vi và chủ thể thực hiện hành vi ấy, phải thông qua
những diễn biến và biểu hiện bên ngoài, hay nói cách khác phải thông qua mặt
khách quan. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về tội phạm, một vấn đề được đặt ra
đó là bên cạnh khái niệm được quy định trong luật thì những biểu hiện bên ngoài
của tội phạm, những gì diễn ra trong thế giới khách quan, đã được con người
nhận thức như thế nào, vai trò của những yếu tố đó trong tổng thể các yếu tố của
cấu thành tội phạm được thể hiện ra sao? Bởi xét đến cùng, thì hành vi phạm tội
là thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa những diễn biến
tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những
biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan.
Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có liên hệ chặt chẽ với nhau, bên
cạnh việc nghiên cứu mặt chủ quan, thì việc nghiên cứu mặt khách quan của tội
phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm là cần thiết vì tội phạm thể
hiện một cách rõ nét nhất các yếu tố của nó thông qua mặt khách quan, những
diễn biến bên ngoài mà con người nhận thức được không phụ thuộc vào ý thức
của chủ thể. Bất kỳ tội phạm nào xảy ra trong thực tế khách quan cũng đều có
những biểu hiện diễn ra hay tồn tại bên ngoài mà con người có thể nhận biết
trực tiếp được. Những biểu hiện đó bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho
xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện việc thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với
hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian,
địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Những biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách
quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm,
bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hay tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan[59, tr.91].
Từ những định nghĩa trên đây về mặt khách quan của tội phạm, đồng thời
trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung và thực tiễn
xét xử nói riêng, có thể khẳng định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội
phạm bao gồm: hành vi phạm tội - hành vi nguy hiểm cho xã hội (bằng hành
động hay không hành động); hậu quả phạm tội - hậu quả nguy hiểm cho xã hội
(nếu nó được quy định trong cấu thành tội phạm tương ứng); mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội; các dấu hiệu không bắt buộc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

link k tải dk admin ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học nội dung Phương pháp tọa độ trong mặt Luận văn Sư phạm 0
T Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0
T Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam : Luận văn Th Luận văn Luật 0
L Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm : Lu Luận văn Luật 1
E [Free] Tiểu luận Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
D Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần m Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tại Xí nghiệp thương mại Mặt đất Nội Bài Luận văn Kinh tế 0
K Sự tác động của nhánh văn hóa trong khách hàng Việt Nam đến việc sử dụng các mặt hàng may mặc. Luận văn Kinh tế 0
E Khách hàng thay mặt cty thanh toán tiền hàng ở nước ngoài tính vào chi phí nào? Kế toán & Kiểm toán 9

Các chủ đề có liên quan khác

Top