Baldric

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày lý luận về mặt chủ quan của tội phạm: khái niệm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; vị trí, vai trò, ý nghĩa của mặt chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm, trong việc định tội danh cũng như trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác. Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội - đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định về mặt chủ quan của tội phạm - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hay không thống nhất tội danh; bỏ lọt tội phạm hay xử oan người vô tội. Đưa ra những giải pháp sát đúng, khả thi nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 7
1.1. Khái niệm cấu thành tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm 7
1.2. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm 14
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT
CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 36
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi 36
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về động cơ, mục đích phạm tội 48
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 73
3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về lỗi 73
3.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về động cơ, mục đích
phạm tội 88
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong hệ
thống pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Ngay từ
khi Nhà nước ta mới được thành lập cho đến nay, luật hình sự vẫn luôn nhận
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân bởi pháp luật hình sự là
một trong những công cụ quan trọng và hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người
ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để luật
hình sự ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, việc hoàn thiện Bộ
luật hình sự là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Bộ luật hình sự Việt Nam tuy đã có những bước phát triển cùng với sự
thay đổi của kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao
của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi
những bất cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm được hoàn thiện. Một trong những
bất cập, hạn chế, thiếu sót đó chính là các quy định về mặt chủ quan của tội
phạm, mà cụ thể là còn thiếu quy định hay quy định chưa rõ về: khái niệm
lỗi, động cơ, mục đích phạm tội; khái niệm lỗi cố ý, vô ý; dấu hiệu lỗi trong
Bộ luật hình sự... Điều này dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi,
động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hay không thống nhất tội danh;
bỏ lọt tội phạm hay xử oan người vô tội v.v.
Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tui đã chọn đề tài “Mặt chủ
quan của tội phạm với tƣ cách là một yếu tố cấu thành tội phạm” với
mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam,
nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là
một yếu tố cấu thành tội phạm.
- Phạm vi nghiên cứu là các quy định về mặt chủ quan của tội phạm
trong Bộ luật hình sự năm 1999 dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực
tiễn áp dụng ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa
hợp lý trong các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra
những đề xuất thiết thực nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về
mặt chủ quan của tội phạm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Đưa ra được khái niệm cấu thành tội phạm
và mặt chủ quan của tội phạm; khái niệm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội;
vị trí, vai trò, ý nghĩa của mặt chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm,
trong việc định tội danh cũng như trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm
pháp luật khác. 2) Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi, động cơ và
mục đích phạm tội; đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót
trong các quy định về mặt chủ quan của tội phạm - nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp
dụng sai hay không thống nhất tội danh; bỏ lọt tội phạm hay xử oan người
vô tội... 3) Đưa ra được những giải pháp sát đúng, khả thi nhằm hoàn thiện
các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, mà cụ thể là các quy định về lỗi,
động cơ và mục đích phạm tội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt; những thành tựu của các
ngành khoa học như: Triết học, Luật hình sự, Tội phạm học…
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống, lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn … qua đó rút ra
những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ
quan của tội phạm.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục và 3 chương:
Chương 1: Lý luận về mặt chủ quan của tội phạm.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt chủ quan của tội
phạm.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của
tội phạm.

Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1. KHÁI NIỆM CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ MẶT CHỦ
QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1.1. Khái niệm cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là khái niệm được xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ
XVI ở Đức và sau này ngày càng được phát triển sâu rộng về cả mặt lý luận
và thực tiễn áp dụng vào pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Cấu thành
tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả
khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Tuy vậy, hiện nay trong
khoa học luật hình sự vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này và
việc vận dụng khái niệm này vào trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia
cũng khác nhau. Trong quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp
luật hình sự thực định của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945
đến nay đến trước pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ 2 năm 1999 trong
luật về mặt thuật ngữ “cấu thành tội phạm” đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều
89 Bộ luật TTHS năm 1988 và tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật TTHS năm 2003
được coi là một trong bảy căn cứ mà nếu thiếu nó thì không được khởi tố vụ
án hình sự. Trong luật nội dung - luật hình sự thì thuật ngữ cấu thành tội
phạm với nội dung đầy đủ của nó chưa bao giờ được sử dụng trong pháp luật
hình sự đã và đang hiện hành của nước ta. Trong BLHS năm 1999 hiện hành
lần đầu tiên thuật ngữ “cấu thành tội phạm” được quy định tại Điều 19 BLHS
về tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm “…nếu hành vi thực tế đã thực hiện có
đủ yếu tố cấu thành của một tội khác…”.[22,334]

Cấu thành tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng của luật hình
sự và là vấn đề lý luận có ý nghĩa trong lập pháp và áp dụng pháp luật hình
sự. Về bản chất, tội phạm là hiện tượng xã hội có tính giai cấp, tính lịch sử,
được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành
vi. Về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi những yếu tố nhất định tồn
tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy. Những yếu
tố đó là mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể
của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào, không
phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội đều là một thể thống
nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan, giữa biểu hiện bên ngoài và biểu
hiện tâm lý bên trong, tất cả đều là hoạt động của con người cụ thể xâm hại
hay nhằm xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bốn yếu tố
này là hình thức cấu trúc thể hiện nội dung chính trị, xã hội của tội phạm. Nếu
về mặt nội dung chính trị - xã hội các hành vi phạm tội có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt hình thức cấu trúc bốn yếu tố cấu
thành tội phạm có những nội dung thể hiện khác nhau. Chính sự khác nhau
này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành
vi phạm tội của một loại tội phạm cụ thể trong mỗi trường hợp thực tế tuy có
những điểm khác nhau ở các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều có những
nội dung biểu hiện gần giống nhau có tính đặc trưng và quyết định tính nguy
hiểm của loại tội phạm đó. Khái quát hóa những nội dung biểu hiện giống
nhau của bốn yếu tố của mỗi loại tội phạm qua các dấu hiệu đặc trưng để mô
tả tội phạm và sự mô tả này trong luật là cách quy định tội phạm
trong luật hình sự. Khái niệm cấu thành tội phạm trong luật hình sự được
dùng để chỉ sự mô tả này.
Cấu thành tội phạm là bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự, trong
đó xác định nghĩa vụ không được làm hay nghĩa vụ phải làm một công việc

của công dân để không gây ra thiệt hại cho xã hội nói chung cũng như công
dân nói riêng. Quy phạm pháp luật hình sự còn có bộ phận khác là chế tài,
trong đó quy định khung hình phạt cho phép áp dụng đối với người thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm cũng không
đồng nhất với phần quy định của điều luật về tội phạm trong Phần riêng của Bộ
luật hình sự. Phần quy định của điều luật Phần riêng của BLHS chỉ là bộ phận
chính của cấu thành tội phạm. Bộ phận còn lại là nội dung được quy định
chung trong các điều luật Phần chung của BLHS. Ví dụ cấu thành tội phạm giết
người không chỉ bao gồm phần quy định của Điều 93 BLHS 1999 mà còn bao
gồm cả các quy định thuộc phần chung của BLHS về lỗi, về chủ thể, về độ
tuổi, …Như vậy, có sự khác nhau giữa điều luật với quy phạm pháp luật và cấu
thành tội phạm. Ba khái niệm này không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ
chặt chẽ và thống nhất với nhau. Với tính chất là khái niệm pháp lý về hình
thức cấu trúc và phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của một loại tội phạm, cấu
thành tội phạm trong luật hình sự được coi là cơ sở pháp lý và sự thỏa mãn cấu
thành tội phạm là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
Việc xác định một người có tội hay không? và nếu phạm tội thì phạm
tội gì? chính là quá trình xác định hành vi của họ có thỏa mãn các dấu hiệu
của một cấu thành tội phạm hay không. Một hành vi khi đã thỏa mãn các dấu
hiệu của một cấu thành tội phạm thì có nghĩa về mặt nội dung có tính nguy
hiểm cho xã hội của loại tội phạm mà cấu thành tội phạm nó thỏa mãn phản
ánh và về mặt hình thức có tính trái pháp luật hình sự. Như vậy, có sự đồng
nhất giữa tính trái pháp luật hình sự và sự thỏa mãn cấu thành tội phạm. Có
cách hiểu khác cho rằng sự thỏa mãn cấu thành tội phạm không đồng nhất với
tính trái pháp luật hình sự của hành vi. Theo đó thỏa mãn các dấu hiệu của
cấu thành tội phạm vẫn có thể không có tính trái pháp luật hình sự. Ví dụ:
Hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người không có


tính trái pháp luật hình sự trong trường hợp thỏa mãn dấu hiệu của chế định
phòng vệ chính đáng, tình thể cấp thiết……[45,10]. Quy phạm pháp luật hình
sự là quy phạm cấm đoán, cấm công dân làm hay không làm một việc nhất
định. Ví dụ: Cấm giết người, cấm gây thương tích cho người khác, …; cấm
không tố giác tội phạm tức yêu cầu phải tố giác tội phạm. Về nguyên tắc công
dân không được phép có xử sự bị Pháp luật hình sự cấm, tuy nhiên trong
trường hợp nhất định họ vẫn có thể được luật hình sự cho phép thực hiện xử
sự bị cấm đó. Những trường hợp này được quy định trong chế định “các tình
tiết loại trừ tính trái pháp luật của hành vi” hay “các tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi”: Phòng vệ chính đáng, sự hiện bất ngờ, tình thế cấp
thiết, gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng chưa đủ tuổi chịu TNHS,
gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự,…Khi thỏa mãn tình tiết này thì việc thực hiện hành vi bị cấm
được coi là hợp pháp. Tình tiết này có thể được gọi ngắn gọn là “có căn cứ
hợp pháp” hay “tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”. Việc hành vi
thỏa mãn cấu thành tội phạm không thuộc trường hợp “có căn cứ hợp pháp”
hay “có tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” cũng có nghĩa hành
vi có tính trái pháp luật hình sự, tức là trong cấu thành tội phạm có dấu hiệu
này thì hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm vẫn không trái pháp luật hình
sự.[45,11]
Từ phân tích trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm về cấu thành tội phạm
như sau: Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý có tính chất
đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình
sự[76,66].
1.1.2. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội của con người được biểu
hiện thông qua hành vi. Hành vi của con người bao giờ cũng là sự thống nhất
giữa những biểu hiện cụ thể bên ngoài thế giới khách quan và những nội dung
tâm lý bên trong. Tội phạm cũng được biểu hiện bởi hành vi, do đó nó cũng là
sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những
biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý
bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một
cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt
động tâm lý bên trong của tội phạm luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài
của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu
hành vi đó được thực hiện trong một thái độ tâm lý nhất định của con người
đối với hành vi đó và hậu quả do hành vi đó gây ra hay đối với khả năng phát
sinh hậu quả từ hành vi đó. Do vậy, nếu thiếu mặt chủ quan của tội phạm
hành vi sẽ không cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm pháp luật dù được thể
hiện gây ra thiệt hại nhưng không có sự thống nhất với mặt chủ quan của
người gây thiệt hại sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nói chung và
trách nhiệm hình sự nói riêng.
Con người tồn tại trong thế giới bị chi phối bởi những quy luật khách
quan và hoạt động của con người bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử xã
hội cụ thể. Tất cả những động cơ thúc đẩy con người hành động không phải
bộc phát một cách ngẫu nhiên trong ý thức của con người mà được hình thành
một cách có quy luật, đó chính là sự giao tiếp giữa con người với nhau, sự
phát triển tâm lý của con người, sự phản ánh những sự vật hiện tượng tác
động trực tiếp đến con người. Thông qua hoạt động tâm lý, con người hoạt
động có ý thức từ đó quyết định sự hình thành và phát triển xã hội. Xử sự của
con người có tính quy luật nhưng không phải mang tính tuyệt đối. Sống trong
cùng một xã hội, cùng điều kiện nhưng có người vi phạm các chuẩn mực xã
hội, có người thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội, có người
phạm tội, có người không phạm tội, có người phạm tội một lần, có người
phạm tội nhiều lần. Hoạt động của con người bị chi phối bởi các quy luật
khách quan nhưng nhờ hoạt động ý thức con người đã nhận thức và vận dụng
các quy luật đó vào việc thực hiện các mục đích của mình. Đó chính là sự tự
do ý chí, tuy nhiên sự tự do ý chí của con người không phải là sự suy nghĩ
tuyệt đối độc lập mà nó bị chi phối bởi các quy luật, tự do ý chí là năng lực
quyết định của một người khi nhận thức được nó. Hê-ghen nói “Tự do là nhận
thức được cái tất yếu, tất yếu sẽ mù quáng khi con người chưa nhận thức
được nó”. Hoạt động của con người không phải là kết quả tác động trực tiếp
của các điều kiện lịch sử mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tâm lý
bên trong con người. Con người có sự tự do của mình tức là có quyền lựa
chọn một xử sự phù hợp với các quy luật, đó là sự tự do thực sự. Ngược lại,
con người sẽ bị tước bỏ sự tự do tương đối trong khuôn khổ các điều kiện lịch
sử, xã hội cụ thể và phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội. Mỗi cá nhân
trong xã hội dựa trên cơ sở sự tự do của mình phải đáp ứng những đòi hỏi có
tính quy luật của xã hội đó là pháp luật và đạo đức xã hội, đó là trách nhiệm
của cá nhân trong xã hội, phù hợp với sự tự do của cá nhân nhằm đảm bảo tôn
trọng sự tự do của cá nhân khác. Như vậy, con người có khả năng nhận thức
và vận dụng tốt các quy luật của xã hội để giành lấy tự do cá nhân. Đôi khi
con người nhận thức những quy luật đó nhưng không phải họ vận dụng nó để
thực hiện một hành vi phù hợp với tự do của người khác mà họ lại hành động
sai với quy luật. Do đó, ý chí cá nhân muốn tước bỏ tự do của người khác và
hậu quả cũng tự tước bỏ tự do của mình (pháp luật buộc họ phải chịu trách
nhiệm về hành vi đó của họ).
Pháp luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan
(truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi
nguy hiểm cho xã hội không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

link bị hỏng rồi admin
 

qmvu

New Member
Re: Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

admin link này bị hỏng rồi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 1
Z Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
T Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển Luận văn Kinh tế 0
C Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng An Bình Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường liên minh C Luận văn Kinh tế 0
M Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
F Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình h Luận văn Sư phạm 0
E Dạy học chủ đề "Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng" theo phương pháp "Đàm thoại - Phát hiện" : Luận Luận văn Sư phạm 0
C Dạy học chủ đề "Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng" chương trình toán Trung học phổ thông theo hướng Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top