Perkins

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày những quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự và yêu cầu đặt ra trong cải cách tư pháp. Khái quát về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân và tình hình chung về đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát trong giai đoạn hiện nay. Phân tích thực trạng tình hình Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm (Những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục). Đề xuất kiến nghị, giải pháp: hoàn thiện hệ thống pháp luật về tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên; Bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cho việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên; Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện công tác; Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của viện kiểm sát nói riêng nhằm tăng cường quyền hạn cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Viện kiểm sát, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực
hành quyền công tố.
Tuy nhiên, người thực hiện chức năng của Viện kiểm sát chính là Kiểm
sát viên. Hay nói cách khác, những thành công cũng như những thất bại của Viện
kiểm sát trong thực hiện chức năng của mình đều phụ thuộc vào thái độ, trách
nhiệm, năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức… của Kiểm sát viên. Chính vì vậy,
Kiểm sát viên giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ quan Viện kiểm sát các cấp.
Nếu so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và các
văn bản pháp luật có liên quan, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có những
quy định về quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nói chung, Kiểm sát viên
nói riêng đã rõ ràng hơn theo hướng từng bước tăng thẩm quyền cho Kiểm sát
viên trong quá trình tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự.
Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên cho thấy,
những quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự chưa bảo đảm được yêu
cầu để Viện kiểm sát chủ động thực hiện đúng chức năng của mình trong tình
hình án hình sự ngày một tăng lên và tính phức tạp ngày càng cao. Đã xuất
hiện nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự
mà lẽ ra, đã không xảy ra nếu các Kiểm sát viên được trang bị các quyền năng
pháp lý một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn. Thấy được tình hình này, trong
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra sự cần thiết phải:
… Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách
nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo
hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát
viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng
cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật…[11].
Như vậy, vấn đề tăng thẩm quyền cho những người tiến hành tố tụng
nói chung, trong đó có Kiểm sát viên là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với những
người tiến hành tố tụng nói chung và Kiểm sát viên nói riêng. Điều này đặt ra
sự cần thiết nghiên cứu để đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật tố tụng
hình sự về thẩm quyền của Kiểm sát viên. Đó là lý do tại sao tác giả chọn đề
tài: "Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng
hình sự - một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam"
làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một
cách đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố
tụng hình sự để đưa ra đề xuất liên quan đến tính hợp lý trong những quy định
của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên nói
chung và tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên nói riêng. Tuy
nhiên, có một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Ví dụ, đề tài
khoa học cấp Bộ của TS. Lê Hữu Thể, Viện Nghiên cứu khoa học Kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao: "Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị". Đây là một công trình khoa học được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các
quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 nhằm luận giải cơ sở pháp lý và vai trò của Viện kiểm
sát trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra; đánh giá khái quát thực tiễn hoạt động thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong những năm qua
nhằm phân tích tìm ra những nguyên nhân của các kết quả và những mặt còn
hạn chế. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002. Luận văn thạc sĩ luật học của Phương Lan về: "Tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giải quyết các vụ án hình sự của Viện kiểm
sát nhân dân cấp huyện ở Hà Nội", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(2004). Đây được coi là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên về tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở Hà Nội. Nội dung nghiên cứu của luận
văn tập trung vào việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa
nói chung và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc giải quyết vụ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nói riêng; đánh giá thực trạng pháp chế
trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự của các Viện kiểm sát cấp huyện
trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất phương hướng và một số giải
pháp góp phần tăng cường pháp chế trong việc giải quyết vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, được biết cũng chưa có bài
viết nào đăng trên các tạp chí pháp lý đề cập vấn đề tăng thẩm quyền cho
Kiểm sát viên. Trong một số cuộc hội thảo khoa học do Viện kiểm sát chủ trì
cũng như trong nhiều báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát hàng năm đều ghi
nhận, bên cạnh những thành tích đạt được trong thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp, đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát còn có nhiều
vấn đề. Ví dụ, nhận xét của Viện kiểm sát cho rằng, đội ngũ Kiểm sát viên
hiện nay còn nhiều yếu kém: ý thức trách nhiệm của một bộ phận Kiểm sát
viên chưa cao; năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, của nhiều Kiểm sát
viên còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay; việc quản lý, chỉ đạo,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anhhungdaybien

New Member
Re: Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

ad ơi, link hỏng rồi ạ, ad đăng link khác cho mình được ko
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top