thuylinh19803

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Phân tích và tổng hợp một các cụ thể và chi tiết nhất các hành vi được các nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa qua hai lần pháp điển hóa và sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình sự. Phân tích để thấy rõ được sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách hình sự liên quan đến quá trình tội phạm hóa, phi tội phạm hóa một số hành vi trong công cuộc hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền để đưa pháp luật vào đời sống nhằm giáo dục người dân ý thức pháp luật, hướng người dân thực hiện “Sống, là việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đề xuất tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với một số hành vi nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam và nêu lên các nhận định về xu hướng tội phạm trong giai đoạn tới với mục tiêu góp phần thông báo để các nhà làm luật có những điều chỉnh chính sách hình sự phù hợp với xu thế phát triên chung của đất nước
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI
PHẠM HÓA VÀ PHI TỘI PHẠM HÓA 11
1.1 Khái niệm tội phạm, tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa 11
1.1.1 Khái niệm tội phạm 14
1.1.2 Khái niệm tội phạm hóa 17
1.1.3 Khái niệm phi tội phạm hóa 19
1.2 Sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa 22
1.2.1 Sự cần thiết của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa 23
1.2.2 Vai trò của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa 25
1.2.3 Mục tiêu của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa 27
1.2.4 Ý nghĩa của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa 29
1.3 Các yếu tố tác động đến quá trình tội phạm hóa và
phi tội phạm hóa 31
1.3.1 Yếu tố chính trị - xã hội 31
1.3.2 Yếu tố văn hóa – lịch sử 35
1.3.3 Yếu tố tâm lý 37
Chương 2: QUÁ TRÌNH TỘI PHẠM HÓA VÀ
PHI TỘI PHẠM HÓA TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ
TRÌNH ĐÓ
41
2.1 Sự thể hiện nội dung tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 41
2.1.1 Sự thể hiện nội dung tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa tại phần chung trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999
41
2.1.1.1 Nội dung tội phạm hóa 44
2.1.1.2 Nội dung phi tội phạm hóa 45
2.1.2 Sự thể hiện nội dung tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa tại phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 1999
48
2.1.2.1 Nội dung tội phạm hóa 48
2.1.2.2 Nội dung phi tội phạm hóa 56
2.2 Sự thể hiện nội dung tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 2009
2.2.1 Nội dung tội phạm hoá
2.2.2 Nội dung phi tội phạm hóa
2.3 Các quan điểm về quá trình tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa ở nước ta hiện nay
Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở NƢỚC
TA HIỆN NAY VÀ PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI
PHẠM HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay
3.1.1 Thực trạng tình hình tội phạm ở nước ta trong giai
đoạn 10 năm qua
3.1.2 Một số đặc điểm tình hình tội phạm ở nước ta hiện
nay
3.1.2.1 Sự hình thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm có
chiều hướng gia tăng
3.1.2.2 Tính chất các loại tội phạm ngày càng nghiêm
trọng, phức tạp, hậu quả của tội phạm ngày càng
lớn
3.1.2.3 Tội phạm sử dụng thành tựu của khoa học - công
nghệ vào quá trình phạm tội ngày càng nhiều, số
người phạm tội là người có trình độ học vấn cao
ngày càng gia tăng
3.1.2.4 Tội phạm ngày càng gắn với tệ nạn ma túy
3.1.2.5 Tính xã hội của tội phạm ngày càng thể hiện rõ nét,
thể hiện những đặc trưng riêng của nền kinh tế thị
trường phát triển
3.1.3 Nguyên nhân của tội phạm
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
3.1.3.3 Các quan điểm chủ đạo trong phòng, chống tội
phạm
3.2 Phương hướng giải pháp tiếp tục thực hiện tội phạm
hóa trong pháp luật hình sự nước ta
3.2.1 Tội phạm hóa trong lĩnh vực Kinh tế
3.2.2 Tội phạm hóa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
3.2.3 Tội phạm hóa trong lĩnh vực Môi trường
3.3 Một số đề xuất về phi tội phạm hóa
3.3.1 Phi tội phạm hoá Tội đầu cơ (Điều 160)
3.3.2 Phi tội phạm hóa một số tội liên quan đến hoạt động
mại dâm
3.3.3 Hợp pháp hóa một số tội liên quan đến đánh bạc và
cá cược
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, việc nước ta
gia nhập và được công nhận là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế
giới WTO thực sự là một bước chuyển về mọi mặt của một đất nước đang
phát triển. Đạt được thành tựu đó là nhờ quyết tâm cải cách chính trị, hành
chính và sự đồng thuận của cả dân tộc trong công cuộc đổi mới.
Hội nhập, chúng ta có nhiều cơ hội bên cạnh đó là không ít thách thức,
mà một trong những thách thức ấy là việc phát sinh hàng loạt các loại tội
phạm. Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng hơn bao
giờ hết của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa là một chủ trương, đường lối, định hướng với mục
đích phòng, chống tội phạm và cũng là một trong những mục tiêu cơ bản
trong cuộc đấu tranh đầy cam go này.
Ý nghĩa của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa được thể hiện ở khả
năng đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí của giai cấp cầm quyền với pháp luật
nhà nước, giữa pháp luật và áp dụng pháp luật đó. Trong cuộc đấu tranh với
tội phạm không thể thiếu chính sách về tội phạm và hình phạt, việc không
hiểu đúng chính sách về tội phạm và hình phạt sẽ làm giảm đi hiệu quả đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Nhận thức không đúng chính sách về tội phạm
và hình phạt có thể dẫn đến sai lầm trong công tác lập pháp, trong thực tiễn
thi hành pháp luật. Không hiểu đúng chính sách về tui phạm hóa và phi tội
phạm hóa sẽ làm cho việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trở nên
gò bó, cứng nhắc và dẫn đến tùy tiện, không đạt được mục đích răn đe, ngăn
ngừa tội phạm.
Trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) Việt Nam của dân, do dân, vì dân, việc đảm bảo quyền công dân –

quyền con người là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc thực hiện đường lối nhân đạo với mục tiêu dân chủ, nhân đạo của pháp
luật Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đã nêu, và nhận thấy quá trình thực hiện tội phạm
hóa, phi tội phạm hóa vẫn đang không ngừng diễn ra trong các lần pháp điển
hóa Bộ Luật Hình sự để dần hoàn thiện pháp luật, giữ vững niềm tin của nhân
dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh,
phòng, chống và trấn áp tội phạm và nhận thức được vai trò và tầm quan
trọng của vấn đề tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong công cuộc đấu tranh
và phòng ngừa tội phạm nên tui đã chọn đề tài: “Tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999” làm Luận văn Thạc
sĩ để làm sáng tỏ thêm một vai trò của chính sách về tội phạm và hình phạt
trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là một trong những chính sách về tội phạm và hình phạt có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua trong khoa học pháp
lý chưa có công trình nghiên cứu riêng về chính sách này. Thời gian gần đây
đã có một số công trình nghiên cứu chung và đề cập tới vấn đề tội phạm hóa
và phi tội phạm hóa với tính chất là một tổng thể như: Những vấn đề lý luận
của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay của GS – TSKH
Đào Trí Úc và tập thể tác giả (1994), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội; Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật
hình sự (phần chung), PGS – TSKH Lê Cảm (2005), Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội; Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2002) của PGS, TS. Hồ Trọng Ngũ, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá trong
luật hình sự Việt Nam, Lô Văn Lý, Luận văn thạc sỹ Luật, Trường ĐH Luật TP
HCM năm 2000, Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ Luật hình sự
1999 và ý nghĩa, GS – TSKH Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8
năm 2001...
Các công trình nghiên cứu của các tác giả chủ yếu dưới dạng bài viết
đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành hay một phần trong các
các giáo trình giảng dạy, hay một phần trong sách chuyên khảo...Luận văn
của Lô Văn Lý về chính sách này cũng đã nghiên cứu quá trình tội phạm hóa
và phi tội phạm hóa trong Luật hình sự Việt Nam từ trước lần pháp điển hóa
Bộ Luật Hình sự năm 2009. Chính vì vậy việc nghiên cứu chính sách hình sự
trong lĩnh vực “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ Luật Hình sự
1999” là thực sự cần thiết có nghĩa về lý luận và thực tiễn đặc biệt là trong
điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở thực
tiễn của quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 so với Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 ngày 19-6-2009 so với
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Trong nội dung trình bày sẽ cố gắng đưa
ra những nhận xét, đánh giá xu hướng của quá trình tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 và những đề xuất đối với xu
hướng này trong tương lai
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phục vụ mục đích nghiên cứu nêu trên, những nhiệm vụ nghiên
cứu sẽ là
Về mặt lý luận: Qua việc nghiên cứu chính sách về tội phạm và phi tội
phạm hóa trong Bộ Luật Hình sự 1999 và trên cơ sở đó đề xuất môt số ý kiến
về lý luận đối với việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với một số hành
vi góp phần hoàn thiện việc triển khai thực hiện chính sách về về tội phạm và
hình phạt hiện nay nhằm bảo đảm chính sách hình sự ngày càng phù hợp
nguyện vọng của nhân dân và có những tác động tích cực của quá trình tội
phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với công cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền, trong chính sách nhân đạo đối với quyền con người tại Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu, xác định vị trí vai trò của chính sách tội phạm và
hình phạt trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phân tích làm rõ các
khái niệm và nội dung cơ bản của chính sách tội phạm về hình sự hóa, phi
hình sự hóa. Trên cơ sở này, đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện
chính sách về tội phạm và hình phạt hướng tới hoàn thiện chính sách tội phạm
và hình phạt theo yêu cầu của tình hình mới.
Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu sẽ phần nào nêu lên tính nhân
đạo của Pháp luật Việt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ quyền con người - mục
tiêu quan trọng nhất của các nhà lập pháp Việt Nam trong quá trình thực hiện
tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với một số hành vi. Vì vậy luận văn sẽ
phân tích, bình luận từng tội danh được tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 sau đó đưa ra các sô liệu cụ thể về tình hình
tội phạm của nước ta từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất về tội phạm hóa, phi
tội phạm hóa trong thời gian tới.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chính sách hình sự liên
quan đến tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ Luật Hình sự 1999 cụ
thế là khái niệm, sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của tội phạm hóa và
phi tội phạm hóa trong chính sách hình sự của nước ta. Luận văn còn kết hợp
với việc thống kê quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với các tội
phạm cụ thể qua hai lần pháp điển hóa Bộ Luật Hình sư 1999 đồng thời
nghiên cứu các số liệu về tình hình tội phạm của nước ta trong những năm
gần đây và nêu ra một số cơ sở lý luận và đề xuất đối với chính sách hình sự
này trong thời gian tới nhằm nâng cao tính dân chủ, phù hợp với tiến trình hội
nhập của Việt Nam trong thời đại mới.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những hành vi được các nhà làm luật
tội phạm hóa, phi tội phạm hóa trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp
luật hình sự, các số liệu, các quan điểm của các nhà nghiên cứu pháp luật và
một số đề xuất về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với các tội phạm cụ
thể nhằm mục đích hoàn thiện chính sách pháp luật để chính sách pháp luật đi
vào cuộc sống và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cuộc sống
của người dân để đảm bảo mỗi người dân Việt Nam luôn “sống, làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật”
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền công
dân, quyền con người cũng như đảm bảo pháp luận phải phù hợp với cuộc
sống, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và bảo đảm chính
sách nhân đạo. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, tiếp thu, kế thừa các thành tựu
khoa học của chuyên ngành pháp lý, các nhà chuyên môn, nhà khoa học, các
luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo và các bài viết chuyên ngành pháp lý được đăng trên các tạp chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận Đề tài “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999” luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương
pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac –
Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng trong luận văn là:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này thể hiện trong luận văn là
những lý giải, phân tích những điều luật được các nhà làm luật tội phạm hóa,
phi tội phạm hóa một phần hay toàn bộ trong Bộ Luật Hình sự 1999. Các
nhận xét, đánh giá, đề xuất đối với việc thực hiện tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa trong chính sách pháp luật của các nhà nghiên cứu khoa học luật
hình sự Việt Nam qua đó rút ra được sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa
của chính sách hình sự này trong đời sống pháp luật, trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để
đưa ra các kiến giải và nhận định về tình hình tội phạm quả các năm từ đó rút
ra được các biểu đồ, sơ đồ về tình hình phạm tội để rút ra được những kết
luận về thực trạng, giải pháp và các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp thống kê xã hội học: Phương pháp này được thể hiện
thông qua những tài liệu, số liệu cũng như các báo cáo của các cơ quan điều
tra về tình hình tội phạm của nước ta trong thời gian vừa qua để làm sơ sở
phân tích, nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp. Bên cạnh đó,
phương pháp này còn được thể hiện ở việc sưu tầm các số liệu tìm được trên
mạng Internet cũng như các tổng hợp thống kê liên quan của các cơ quan hữu
quan như Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, các báo cáo của Quốc hội, các báo
cáo trong các hội thỏa khoa học về chính sách pháp luật, các báo cáo của các
ngân hàng về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, các báo cáo của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Chào bạn, Cho mình xin link bản full tài liệu này nhé, thanks !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top