Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...……………………6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nguyên tắc của bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự…………………………………………….………6
1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự……………......6
1.1.2. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự…………..10
1.1.3. Ý nghĩa của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự …………..12
1.1.4. Nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự………....16
1.2. Cơ sở pháp luật bán đấu giá trong thi hành án dân sự …………..20
1.2.1. Cơ sở lý luận của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự………20
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ……23
1.3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự…….……………………………………………..26
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1975……………….……………...26
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước 1995………………………………26
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến trước 2005………………………………29
1.3.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay………………………………..………….31
Kết luận Chương 1………………………………………………………...33
Chương 2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ ..…………………………………………………………………..…35
2.1. Chủ thể bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự...…………….35
2.1.1. Tổ chức bán đấu giá tài sản và Đấu giá viên………………………...35
2.1.2. Người có tài sản bán đấu giá và người sở hữu tài sản bán đấu giá…..38
2.1.3. Người tham gia đấu giá tài sản……………………………………….39
2.1.4. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bán đấu giá tài sản trong
thi hành án dân sự………..………………………………………………….41
2.2. Đối tượng bán đấu giá là tài sản trong thi hành án dân sự…………42
2.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.……44
2.3.1. Hợp đồng bán đấu giá tài sản đã kê biên…………………………….44
2.3.2. Niêm yết, thông báo công khai và trưng bày tài sản bán đấu giá……46
2.3.3. Đăng ký tham gia bán đấu giá………………………………………..48
2.3.4. Trình tự, thủ tục phiên đấu giá……………………………………….48
2.3.5. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá………………………………50
2.3.6. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành ………………………………53
Kết luận Chương 2………………………………………………………..56
Chương 3. THỰC TIỄN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 58
3.1. Thực tiễn bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự……………...58
3.1.1. Những kết quả đạt được trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự…...58
3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự……..61
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản thi
hành án dân sự………………………………………………………………72
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự..……………………………………………………….......74
3.2.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự………………………………………………………………74
3.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự…...…………………………………………………………..84
Kết luận Chương 3…………………………………………………………89
KẾT LUẬN………………………………… .............................................. 91
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………...93

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Bán đấu giá tài sản nhằm mục đích đưa tài sản tiếp cận với đại chúng
người mua, qua đó phát huy cao nhất giá trị tài sản của tài sản mà người bán
tài sản đấu giá mong muốn đạt được. Ở Việt Nam, bán đấu giá tài sản được
hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự
(THADS). Các quy định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện lần đầu tiên
trong Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989 (Điều 28 quy định về bán đấu giá tài
sản đã kê biên). Bán đấu giá tài sản trong THADS là một hình thức xử lý tài
sản bị kê biên cưỡng chế. Mục đích đặt ra khi cơ quan thi hành án thực hiện
biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án là
một biện pháp nghiêm khắc để đảm bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết
định của Tòa án trên thực tế; khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho
người được thi hành án, đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật. Thông qua biện pháp bán công khai tài sản phải thi hành án thì quyền lợi
của chính người phải thi hành án cũng được đảm bảo.
Sau 25 năm triển khai hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS ở
Việt Nam, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng đang dần được hoàn
thiện, hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS đã đạt được một số kết quả
đáng ghi nhận, hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án nhìn chung đã đạt
được những mục đích ban đầu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS vẫn còn hạn chế. Một
trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do hành lang pháp lý cho hoạt
động này chưa thực sự hoàn thiện, đang bộc lộ nhiều điểm bất cập như một số
quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá còn thiếu cụ thể, không rõ ràng dẫn
đến nhiều cách hiểu khác nhau, không quy định số lần các bên đương sự được
quyền yêu cầu định giá lại tài sản, chế tài đối với đội ngũ đấu giá viên vi
phạm nguyên tắc nghề nghiệp còn chưa hợp lý v.v... Từ đó dẫn đến tình trạng
khách hàng có tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá trong THADS, nhiều tài
sản được đem ra đấu giá nhiều lần nhưng không có ai mua mặc dù giá trị của
nó lớn hơn nhiều so với giá khởi điểm mà doanh nghiệp bán đấu giá đề xuất.
Có nhiều trường hợp tài sản đã bán đấu giá thành công nhưng không bàn giao
được hay kéo dài việc bàn giao gây bức xúc trong dư luận xã hội, quyền lợi
của các bên trong quan hệ bán đấu giá tài sản thi hành án chưa đảm bảo và
ngay cả uy tín của các tổ chức bán đấu giá tài sản cũng bị ảnh hưởng. Từ đó
cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề về
bán đấu giá tài sản trong THADS lúc này là cần thiết. Vì vậy, học viên đã
chọn “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, cải cách
hành chính và cải cách tư pháp đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học
pháp lý đề cập đến vấn đề bán đấu giá tài sản ở Việt Nam nói chung và bán
đấu giá tài sản để THADS nói riêng đã được công bố. Cụ thể về đề tài nghiên
cứu có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011. Về luận
văn, luận án có đề tài luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về đấu giá tài sản
trong thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ tại
Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2012; đề tài luận văn thạc sĩ luật học
“Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản từ thực tiễn thành phố
Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Văn Sỹ bảo vệ tại Học viện Hành chính quốc
gia năm 2006. Về các bài tạp chí khoa học có bài “Vướng mắc trong bán đấu

giá tài sản để THADS” của tác giả Lệ Thủy đăng trên Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số chuyên đề tháng 11/2007; bài “Một số bất cập trong việc định
giá, định giá lại tài sản kê biên” của tác giả Vũ Hòa đăng trên Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 12/2012; bài “Một số vướng mắc về bán
đấu giá tài sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 02/2012; bài “Những khó khăn vướng
mắc trong công tác kiểm soát việc bán đấu giá tài sản thi hành án” của tác
giả Nguyễn Hồng Sinh đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23, tháng 12/2011…
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề
liên quan đến bán đấu giá tài sản trong THADS. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề về bán đấu
giá tài sản trong THADS theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn của
học viên là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các
vấn đề liên quan đến bán đấu giá tài sản trong THADS theo pháp luật Việt
Nam hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về
bán đấu giá tài sản trong THADS, nội dung các quy định pháp luật Việt Nam
về bán đấu giá tài sản trong THADS và phát hiện ra những bất cập để qua đó
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hoàn thiện chúng.
Từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể như:
- Phân tích các vấn đề về lý luận cơ bản của bán đấu giá tài sản trong
THADS.
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về bán đấu giá tài sản trong THADS.

- Khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản
trong THADS.
- Phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS và thực tiễn thực hiện từ
đó tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của bán đấu giá tài
sản trong THADS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài
sản trong THADS, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong
THADS và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài
sản trong THADS.
Trong giới hạn của đề tài luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu tập
trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Khái niệm, ý nghĩa của bán đấu giá tài sản trong THADS và cơ sở của
việc pháp luật quy định bán đấu giá tài sản trong THADS.
- Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu
giá tài sản trong THADS.
- Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bán đấu
giá tài sản trong THADS trong những năm gần đây.
Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định
tương ứng của pháp luật nước ngoài để đối chiếu tham khảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học
khác như phương pháp phân tích, diễn giải, tổng hợp, so sánh cũng được sử
dụng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được cơ cấu gồm ba chương, như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản thi hành án
trong THADS.
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về bán đấu giá tài sản trong THADS.
Chương 3: Thực tiễn bán đấu giá tài sản trong THADS và kiến nghị.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

cuongpcc1

New Member
Re: Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Link download hỏng rồi mấy ông ơi.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top