Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng của pháp luật
hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình đã đưa ra các quy định về
vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng; căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản
riêng của vợ, chồng; vấn đề chia tài sản chung và hậu quả chia tài sản chung
của vợ chồng; quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng…. Chế độ tài sản của vợ
chồng được quy định phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của các điều kiện
kinh tế, văn hoá, xã hội, tập quán… của đất nước. Những quy định về chế độ
tài sản của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có từ lâu, được
các nhà làm luật lựa chọn theo thời gian và ngày càng thêm hoàn thiện.
Chế độ tài sản của vợ chồng ở mỗi quốc gia và trong cùng một đất
nước ở các giai đoạn phát triển là khác nhau. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến
nay đã có nhiều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng: Từ chế độ cộng
đồng toàn sản, Luật HN&GĐ năm 1959 không thừa nhận vợ chồng có tài sản
riêng, đến chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm
1986 và 2000. Pháp luật điều chỉnh về chế độ tài sản của vợ chồng vừa mang
tính khách quan, vừa thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước. Kế thừa và phát
triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam,
Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta đã quy định chế độ cộng đồng tạo
sản của vợ chồng tương đối cụ thể, có nhiều điểm khác biệt và tiến bộ hơn, đã
xoá bỏ được những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, thừa
nhận chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, đảm bảo được quyền
bình đẳng của vợ chồng …. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
góp phần vào sự ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở pháp lý
thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ
chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về chế độ tài
sản của vợ chồng cho thấy còn có những bất cập và vướng mắc, gây khó khăn
trong việc giải quyết các tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn, áp dụng
luật vào thực tế của các cơ quan có thẩm quyền, quá trình áp dụng đã có nhiều
quan điểm, nhận thức, đánh giá khác nhau liên quan đến chế độ tài sản của vợ
chồng như vấn đề xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng để đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; vấn đề đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ;
nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; xác định tài sản khi một
bên bị tuyên bố là đã chết mà sau đó trở về; việc xác định nợ chung, nợ riêng
…. Các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ mới chỉ
dừng lại ở tính chất định khung, văn bản hướng dẫn còn thiếu, chưa cụ thể,
chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, với đề tài luận văn “Chế độ tài sản của
vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” sẽ góp phần làm rõ
hơn những quy định của pháp luật điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng;
trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân và gia
đình, cùng với việc tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về chế
độ tài sản của vợ chồng để đưa ra những điểm hợp lý hay không hợp lý. Từ
đó, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Có thể phân loại các công trình nghiên
cứu này thành ba nhóm lớn như sau:
Nhóm các luận văn, luận án: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
trong nhóm này có: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Luận án Tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài
sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải,
Luận văn Thạc sĩ, 2002); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - Thành tựu,
vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trần Thị Thuỳ Liên, Luận văn Thạc sĩ,
2012); Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn
áp dụng và hướng hoàn thiện (Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ, 2012); …
Các công trình này có công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau, có công trình chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ
trong vấn đề tài sản vợ chồng, có công trình nghiên cứu riêng và chuyên sâu
về chế độ tài sản của vợ chồng. Song, các công trình nghiên cứu trên cho dù
có những nội dung ưu việt, tiên tiến nhưng cũng còn nhiều vấn đề không bắt
kịp nhịp sống xã hội vốn luôn chuyển biến ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống
vợ chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản.
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo: Trong nhóm này phải kể đến
một số công trình tiêu biểu như: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2008); Giáo
trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (Học viện Tư pháp, Nxb Công an
nhân dân, 2007); Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 2004); Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp
luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp, 2008);
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Tác giả
Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002);...
Trong các cuốn sách trên, chế độ tài sản của vợ chồng đã được phân tích một
cách chung chung, có tính chất tổng quát, có cuốn đi vào phân tích chuyên
sâu và cụ thể nhưng chưa nêu hết được những bất cập, hạn chế trước những
biến đổi của đời sống xã hội có ảnh hưởng tới chế độ tài sản của vợ chồng.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Có thể kể đến một số bài
như Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
(Nguyễn Phương Lan, 2002, Tạp chí Luật học, số 6); Bàn thêm về chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình
hiện hành (Nguyễn Hồng Hải, 2003, Tạp chí Luật học, số 5); Chế độ tài sản
theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật
Việt Nam (Bùi Minh Hồng, 2009, Tạp chí Luật học, số 11);…. Các bài viết
này thường phân tích rất sâu một vấn đề trong chế độ tài sản của vợ chồng,
nhưng do tính chất của một bài viết nghiên cứu, các tác giả chỉ đề cập đến
một khía cạnh hay một trường hợp cụ thể liên quan đến chế độ tài sản của vợ
chồng mà không thể phân tích toàn diện các khía cạnh của chế định này.
Một điểm chung của cả ba nhóm công trình nghiên cứu kể trên, đó là
phần lớn các tác giả thường thiên về việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Một số công trình nghiên cứu,
cũng đã có dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng một số quy định pháp luật,
tuy nhiên, sự liên hệ, phân tích đó chỉ có tính chất minh hoạ cho một số
trường hợp cụ thể mà chưa có sự soi chiếu một cách tổng thể, toàn diện tất
cả các khía cạnh của việc áp dụng quy định về chế độ tài sản của vợ chồng
vào thực tiễn.
Trong các nhóm trên, có công trình đã nghiên cứu về chế độ tài sản của
vợ chồng, nhưng đứng trước sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều chuyển
biến, chịu sự ảnh hưởng của tập quán của đất nước tất yếu có sự tác động lớn
trong tâm lý của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng. Vấn đề tài sản
là một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo cho cuộc sống gia đình ổn
định, phát triển phù hợp với tình hình mới, điều kiện mới, vì vậy luận văn đi
vào nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam với hy vọng thể hiện một số ý kiến nhỏ của bản thân trước nhu cầu
sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình trong thời gian tới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hehe96

New Member
Re: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03

link down die rồi ạ :(((
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
B Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ Luận văn Kinh tế 0
P Chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình – Những vấn đề còn tồn tại và một số đề xuất nhằm hoàn thiệ Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
G Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan đến các khoản dự phòng giảm giá tài sả Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số Luận văn Kinh tế 0
B Một số vấn đề còn tồn tại và một số kiến nghị về chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện chế độ thanh quyết toán tài chính theo kết quả nghiên cứu đối với hoạt động nghiên cứu kh Kinh tế quốc tế 2
V Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp tr Kinh tế quốc tế 0
C Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top