hainv007

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mở đầu
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG VÀ THẾ CHẤP BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng 5
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng 5
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng tín dụng 7
1.1.3 Chủ thể hợp đồng tín dụng 12
1.1.4 Nội dung và hình thức hợp đồng tín dụng 14
1.1.4.1 Nội dung của hợp đồng tín dụng 14
1.1.4.2 Hình thức của hợp đồng tín dụng 20
1.2 Thế chấp, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong hoạt động
tín dụng
21
1.2.1 Thế chấp và đặc điểm thế chấp trong hoạt động tín dụng 21
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thế chấp tài sản trong
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
24
1.2.3 Đối tƣợng của thế chấp 26
1.2.4 Hình thức của thế chấp 28
1.2.5 Chủ thể của thế chấp bảo đảm hợp đồng tín dụng 30
1.3 Mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng thế chấp tài sản với
hợp đồng tín dụng
31
1.4 Xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo hợp đồng tín dụng 35
1.4.1 Các trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp 36
1.4.2 Phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp 38
1.4.2.1 Về phƣơng thức bán tài sản bảo đảm 38
1.4.2.2 Về phƣơng thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để
thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm
39
1.4.2.3 Về phƣơng thức nhận tài sản từ bên thứ ba trong trƣờng
hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền cho khách hàng vay,
bên thế chấp
41
1.4.2.4 Về phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất
41
Chƣơng 2: CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI
SẢN
45
2.1 Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 45
2.1.1 Tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc
các bên trong hợp đồng
46
2.1.2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng xuất phát từ việc vi phạm
nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi
48
2.2 Tranh chấp về hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm hợp
đồng tín dụng
55
2.2.1 Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng 55
2.2.2 Tranh chấp về hình thứ hợp đồng 62
2.2.3 Tranh chấp về tài sản thế chấp 67
2.2.3.1 Tranh chấp trong việc thực hiện quyền đối với tài sản
bảo đảm
67
2.2.3.2 Tranh chấp tài sản bảo đảm giữa ngân hàng với bên thứ
ba
68
2.2.3.3 Tranh chấp về tài sản hình thành trong tƣơng lai 70
2.2.3.4 Tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm 71
2.2.3.5 Tranh chấp về việc xử lý tài sản để thu hồi nợ 74
2.3 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng và
hợp đồng thế chấp
75

2.3.1 Nguyên nhân từ phía bên cho vay 75
2.3.2 Nguyên nhân từ phía bên vay 77
2.3.3 Nguyên nhân do quy định pháp luật 78
Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CÓ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI
TÕA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÖC VÀ PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI
SẢN TRONG HOẠT ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG
3.1 Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng tại Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc và những yếu tố cơ bản
ảnh hƣởng tới chất lƣợng bản án.
80
3.1.1 Một số tồn tại trong công tác giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng
80
3.1.2 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại 95
3.1.2.1 Nguyên nhân khách quan 95
3.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 97
3.2 Một số kiến nghị 99
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định về Hợp đồng tín dụng và
hợp đồng thế chấp tài sản
99
3.2.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp
đồng
104
KẾT LUẬN 107
Danh mục tài liệu tham khảo 109
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nƣớc ta đang trong giai đoạn đổi mới trong mọi lĩnh vực nhƣ về kinh tế,
chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác. Các giao dịch trong xã hội diễn ra hàng ngày
rất đa dạng, pháp luật khó có thể điều chỉnh đƣợc toàn bộ các quan hệ trong cuộc
sống. Thông thƣờng các bên lựa chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng –
hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền
lợi của các bên khi có tranh chấp. Trong thực tiễn ta nhận thấy hợp đồng tín dụng
ngân hàng có nhiều vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Tại các tổ
chức tín dụng, đặc biệt là ở các ngân hàng hợp đồng tín dụng ngân hàng đƣợc sử
dụng nhiều trong các giao dịch với các đối tác của mình. Bởi hợp đồng tín dụng
ngân hàng chứa nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm nên nó rất dễ dẫn đến tranh chấp
của các bên trong hợp đồng. Khi lợi ích giữa các bên không đạt đƣợc, không thể
cùng nhau thoả thuận thì thông thƣờng bên bị ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà án để đƣợc pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, nếu trƣớc đó hai bên chƣa thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng thông qua trọng tài thƣơng mại.
Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng của
Tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đặc
biệt là góp phần đƣa đất nƣớc phát triển đi lên nhƣ mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc
ta đề ra.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay các giao dịch dân sự, đặc
biệt là các giao dịch thông qua hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày càng
nhiều trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp này ở
Tòa. Trƣớc tình hình đó cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nhằm tạo điều kiện, đẩy
nhanh quá trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này cũng nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thiết nghĩ, việc
nghiên cứu hợp đồng tín dụng ngân hàng và các tranh chấp về hợp đồng tín dụng
ngân hàng là rất cần thiết không chỉ ở những nhà lập pháp, ngành tƣ pháp mà còn
rất cần thiết đối với một học viên chuẩn bị tốt nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn trong việc giải quyết các tranh chấp trên ở Tòa án, gặp
những thuận lợi, khó khăn nào, trình tự giải quyết nhƣ thế nào, vấn đề đảm bảo
công bằng giữa lợi ích các bên nhƣ thế nào, việc áp dụng pháp luật giải quyết gặp
những thuận lợi và khó khăn gì trên thực tế… Đó cũng là lý do em chọn đề tài này,
thông qua đó giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp
luật của mình trên thực tế công tác tại Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc.
Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều nên
đề tài nghiên cứu của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm
trong nhận định cũng nhƣ quan điểm đánh giá, nhận xét. Em kính mong Thầy, cô
thông cảm và đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn đề tài cũng nhƣ kiến thức pháp
luật của mình.
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của Bộ
luật dân sự Việt Nam. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đƣợc nghĩa vụ của
mình cho bên có quyền, thì bên có quyền sử lý tài sản thế chấp của bên có nghĩa vụ
để đảm bảo quyền lợi cho mình. Thực tế hiện nay trƣớc tình hình kinh tế suy thoái,
ngƣời dân và các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện nghĩa vụ trả
nợ khi đến hạn đối với các hợp đồng tín dụng không đƣợc thực hiện. Dẫn tới nợ xấu
tăng cao, tranh chấp giữa ngân hàng các tổ chức tín dụng với khách hàng bên có
nghĩa vụ trả nợ không ngừng ra tăng. Thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp hợp
đồng tín dụng có thế chấp tài sản phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi ngƣời giải
quyết phải có trình độ chuyên môn sâu, nắm vững quy định pháp luật và áp dụng
pháp luật chính xác. Hiện nay, một số quy định của pháp luật về thế chấp, giải quyết
tranh chấp phát sinh chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn, chƣa rõ ràng, gây
nhiều tranh cãi cả về lý luận và thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, nhận thức pháp luật
của các cấp tòa án còn chƣa thống nhất dẫn đến rất nhiều bản án giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhƣng đƣơng
sự vẫn khiếu kiện kéo dài, hay không thi hành đƣợc gây nên tình trạng thiếu tin
tƣởng của ngƣời dân vào hệ thống cơ quan thực thi pháp luật. Việc giải quyết vụ án
tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản trong ngành Tòa án nhân dân Tỉnh
Vĩnh Phúc thƣờng kéo dài, có nhiều vụ bị sửa, bị hủy để giải quyết lại nhiều lần gây
tâm lý “ngại xét xử” cho thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án, gây khó khăn
cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.
Xuất phát từ những lý do trên, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc”
cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành luật của mình với mong muốn nắm
vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này để có đƣợc nhận thức sâu hơn
về kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của
nhiệm vụ chuyên môn.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về hợp đồng
tín dụng có thế chấp tài sản, mà chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về tranh
chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản còn có sự bất cập, khó khăn trong thực
tiễn. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng có thế chấp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nơi tác giả đang công tác.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì
dân đăc biệt là quan điểm của Đảng chỉ đạo về cải cách tƣ pháp trong thời gian tới.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử Mác xít, chú trọng phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra luận văn còn sử
dụng các phƣơng pháp phổ biến và hiện đại khác nhƣ thống kê luật học, điều tra xã
hội học, so sánh...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03

gửi cho mình xin link của bản này nhé chủ diễn đàn. Cảm ơn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top