huongquynh082

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Khái niệm quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc. Lý luận về di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ, chồng. Thực trạng pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam quy định về di chúc chung của vợ, chồng

Chương 1 - Khái niệm quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc 5
1.1. Khái niệm quyền thừa kế 5
1.1.1. Quyền thừa kế theo nghĩa khách quan 5
1.1.2. Quyền thừa kế theo nghĩa chủ quan 7
1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc và di chúc chung của vợ, chồng 9
1.2.1. Khái niệm thừa kế theo di chúc 9
1.2.2. Khái niệm di chúc chung của vợ, chồng 22
1.3. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về di chúc chung của vợ chồng28
1.3.1. Trước năm 1990 28
1.3.2. Từ năm 1990 đến năm 1995 31
1.3.3. Từ năm 1995 đến năm 2005 32
1.3.4. Từ năm 2005 đến nay 34
Chương 2 - Lý luận về di chúc của vợ, chồng
và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ, chồng 35
2.1. Lý luận chung về di chúc chung của vợ chồng 35
2.1.1. Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng 35
2.1.2. Tài sản chung của vợ, chồng 36
2.1.3. Hình thức, nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ, chồng 46
2.1.4. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng48
2.2. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng 49
2.2.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng 49
2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 53

Chương 3 - Thực trạng pháp luật quy định về di chúc
chung của vợ, chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật 57
3.1. Thực trạng pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng 57
3.1.1. Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng 57
3.1.2. Về di sản chia thừa kế 58
3.1.3. Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ và chồng; người thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc. 60
3.1.4. Về hiệu lực của di chúc 62
3.1.5. Hình thức của di chúc chung của vợ, chồng 65
3.1.6. Việc thay thế, bổ sung, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng 67
3.1.7. Chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung của vợ, chồng 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 71
3.2.1. Nên hay không công nhận việc lập di chúc chung của vợ,chồng 71
3.2.2. Một số kiến nghị đối với các quy định về di chúc chung của vợ, chồng 74
3.2.3. Kiến nghị cụ thể 77
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 83
Phụ lục nếu muốn lập di chúc bắt buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ hay người giám
hộ và di chúc phải được bằng văn bản. Người lập di chúc không bị hạn chế
lượng di chúc lập ra, một người nếu lập nhiều ban di chúc để định đoạt cùng
một tài sản thì bản di chúc được lập cuối cùng có hiệu lực thi hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành người lập di chúc có quyền:
+) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người
thừa kế;
+) Phân định tài sản cho từng người thừa kế;
+) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
+) Giao nhiệm vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
+) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân
chia di sản;
+) Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc.[12]
Việc chỉ định cá nhân, cơ quan, tổ chức nào hay Nhà nước là người
thừa kế, phân chia di sản, giao nghĩa vụ về tài sản là do ý chí chủ quan của
người lập di chúc. Người lập di chúc hoàn toàn độc lập, tự do khi quyết định
nội dung của di chúc.
Người thừa kế theo di chúc có thể là người có quan hệ huyết thống,
quan hệ hôn nhân hay nuôi dưỡng đối với người lập di chúc nhưng cũng có
thể không có những quan hệ này hay có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội… Người lập di chúc có thể để lại di sản cho một người, một tổ
chức hay nhiều người, nhiều tổ chức.
Người được thừa kế theo di chúc được hưởng phần di sản do người lập
di chúc chỉ định cụ thể trong di chúc, phần di sản của những người thừa kế
khác nhau có thể bằng nhau hay không bằng nhau. Di sản người thừa kế
được nhận có thể là tiền hay hiện vật. Nếu nhiều người thừa kế cùng được
thừa kế một hiện vật mà là vật không chia được thì họ có thể cùng sử dụng hiện vật đó hay quy đổi ra tiền để phân chia theo phần tương ứng mà họ
được hưởng theo sự định đoạt được nêu trong di chúc. Giá trị phần di sản mà
người nhận thừa kế được hưởng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người để
lại di chúc chứ không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ.
Chỉ định người thừa kế và truất quyền thừa kế là quyền năng cơ bản
của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể truất quyền hưởng di sản của
một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không cần nêu lý do. Khi một
người bị truất quyền thừa kế thì họ không được hưởng di sản cho dù họ là ai.
Pháp luật tôn trọng quyền tự do ý chí của người lập di chúc và đây là một
trong số các biểu hiện của sự tôn trọng của này. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của một số người trong diện thừa kế pháp luật có quy định
về đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc;
Những người này vẫn được hưởng một khoản tài sản nhất định trừ trường hợp
họ từ chối nhận di sản hay không có quyền hưởng di sản theo quy định của
pháp luật. Pháp luật bảo vệ những người này vì giữa họ và người lập di chúc
có mối quan hệ đặc biệt, ngoài ra một số người trong số họ không có khả
năng tự bảo vệ (con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất khả năng
lao động, cha, mẹ, vợ, chồng). Trong trường hợp người lập di chúc không cho
họ hưởng di sản hay chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba một suất
thừa kế được chia theo pháp luật thì mỗi người trong số họ vẫn được hưởng
phần di sản bằng hai phần ba của một suất thừa kế được chia theo pháp luật.
Đây là một trong số điểm hạn chế quyền của người lập di chúc.
Ngoài ra còn một số hạn chế khác về quyền của người lập di chúc:
- Người lập di chúc không được đặt điều kiện trong di chúc như điều
kiện phát sinh quyền thừa kế hay điều kiện chấm dứt quyền thừa kế.
- Không được để lại di sản cho gia súc, gia cầm, cây cối. Vì theo định
nghĩa thì thừa kế là việc chuển giao tài sản của người chết cho người khác còn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top