Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI
5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai 5
1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai 5
1.1.2. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai 7
1.2. Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai 13
1.3. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về hòa giải tranh chấp
đất đai
15
1.4. lược sử các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai 17
1.4.1. Thời kỳ trước khi ban hành hiến pháp năm 1980 17
1.4.2. Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980 20
Chương 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
27
2.1. Các quy định về hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai 27
2.1.1. Hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai 27
2.1.2. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn
29
2.2. Các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án 38
2.2.1. Quy định về phạm vi các vụ việc mà Tòa án tiến hành hòa giải 38
2.2.2. Quy định về các chủ thể trong hòa giải 40
2.2.3. Thủ tục hòa giải 42
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
52
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai 52
3.1.1. Về thành tựu đạt được trong hòa giải tranh chấp đất đai 52
3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc trong hòa giải tranh chấp đất đai 55
3.2. Một số kiến nghị về hòa giải tranh chấp đất đai 71
3.2.1. Kiến nghị về xây dựng pháp luật 71
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện pháp luật 77
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích,
về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp Luật đất
đai. Tranh chấp đất đai thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau của các quan hệ pháp Luật đất đai. Trước những năm 1980, khi nhà
nước còn duy trì ba hình thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập
thể và sở hữu tư nhân thì có thể có tranh chấp về quyền sở hữu, về quyền -
nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Bước sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng
với những quan hệ kinh tế - xã hội khác, các quan hệ pháp Luật đất đai cũng
phát triển hết sức đa dạng, phức tạp, đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế điều
chỉnh phù hợp. Nhiều quan hệ trước kia bị nghiêm cấm nay được pháp luật
cho phép thực hiện. Các giao dịch dân sự về đất đai được xác lập như chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên
doanh bằng giá trị sử dụng đất…cũng từ đó mà đối tượng của tranh chấp đất
đai đã có sự thay đổi, không chỉ là quyền quản lý, sử dụng đất đai mà còn
tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai.
Thực tế thời gian qua cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những
tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và hầu hết phải đưa ra giải quyết
bằng con đường Tòa án. Rất khó để hạn chế tranh chấp, khi tranh chấp xảy
ra rồi thì làm thế nào để hóa giải tranh chấp đó là vấn đề được nhiều cấp
chính quyền quan tâm. Hòa giải là một trong những biện pháp hữu hiệu để
giải quyết tranh chấp đất đai, tuy nhiên, điều đáng nói là pháp luật về hòa
giải đối với tranh chấp đất đai hiện nay chưa có sự thống nhất, chưa có quy
định cụ thể, từ đó gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp đất đai trên
thực tế.
Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có
nhiều thay đổi tương thích với từng giai đoạn phát triển, song bên cạnh đó còn
có nhiều quy định không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của
các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, việc hòa giải
tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính và Tòa án nhân dân (TAND)
trong những năm qua vừa không thống nhất, vừa không đạt được hiệu quả
cao. Có nhiều vụ án vì hòa giải mà kéo dài trong nhiều năm, khiếu kiện kéo
dài và làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính sách pháp
luật của Nhà nước.
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp
luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết đất
đai thông qua hòa giải, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân là việc làm có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức đó, học viên
đã lựa chọn vấn đề "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai" làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Hòa giải trong giải
quyết tranh chấp đất đai", đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề này như
"Thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở đối với tranh chấp đất đai theo quy định của
Luật đất đai năm 2003", TS. Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí Kiểm sát, số
3/2008; "Về hòa giải tranh chấp đất đai", Phạm Thái Quý, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 11/2009; "Vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn", Nguyễn Văn Hương, Tạp chí TAND, số 02/2012;
"Hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 135 Luật đất đai và một số vấn đề đặt


3
ra", Mai Thị Tú Oanh, Tạp chí TAND, số 21/2012 v.v... Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu trên chỉ là những bài nghiên cứu đơn lẻ trong khuôn khổ của
của một bài viết tạp chí. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai cả trước
khi khởi kiện tại Tòa án và sau khi vụ việc đã được Tòa án thụ lý giải quyết.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã được công bố về hòa giải tranh chấp đất đai xem xét dưới góc độ pháp luật,
luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai cả về phương
diện lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài mà tác giả đã lựa chọn như trên, mục tiêu tổng quát của
luận văn là hướng tới việc nhìn nhận đánh giá một cách khách quan và toàn
diện hiệu quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai trên thực tế. Qua đó hoàn
thiện chính sách pháp luật về đất đai, đưa ra ý kiến và đề xuất để nâng cao
hiệu quả của hòa giải tranh chấp đất đai, giúp giảm tải cho các cơ quan tố
tụng trong quy trình tố tụng tranh chấp về đất đai.
4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Lý giải những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai và giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải.
- Đánh giá các quy định của pháp luật thông qua việc tìm hiểu, phân
tích các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định về hòa giải
trong giải quyết tranh chấp đất đai.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Các quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai (tiền tố tụng
và tại tòa án)
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về hòa giải trong giải quyết
tranh chấp đất đai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử... được sử
dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về tranh
chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, đặc trưng của hòa giải trong giải
quyết tranh chấp đất đai.
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được sử
dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu quy định của pháp luật và thực trạng áp
dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp... được sử dụng ở
Chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải
quyết tranh chấp đất đai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hòa giải tranh chấp đất đai;

Chương 2: Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
hòa giải tranh chấp đất đai;
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về hòa giải tranh chấp đất đai.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối
với con người, góp phần quyết định sự phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con
người ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Xuất phát từ lợi ích của các giai
tầng trong xã hội và dựa trên đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nhằm tạo
lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động khai thác và sử dụng đất
hợp lý và có hiệu quả.
Quyền sử dụng đất (QSDĐ) của cá nhân, cơ quan, tổ chức là một loại
tài sản được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, trong những năm qua,
các tranh chấp về quyền này phát sinh trong đời sống ngày một nhiều hơn, đa
dạng và phức tạp. Do vậy, việc đa dạng hóa các cơ chế pháp lý phù hợp nhằm
giải quyết một cách mềm dẻo, có hiệu quả các tranh chấp, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam là cấp thiết. Một trong những cơ chế đó là
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cách hòa giải. Để có thể làm
sáng rõ về hòa giải tranh chấp đất đai thì cũng cần nghiên cứu để nhận
diện được bản chất và nội hàm của khái niệm này. Người cán bộ làm công tác
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Chào Admin. Cho mình xem bản này đầy đủ với nhé. Thank bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở Thành phố Hà Tĩnh – Thực trạng và g Văn hóa, Xã hội 0
H Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 2
S Bài thơ Giải đi sớm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hòa hợp tuyệt diệu giữa bút pháp tượn Văn học 0
N Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hòa Tài liệu chưa phân loại 0
R Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Cộng hòa Dân ch Tài liệu chưa phân loại 0
S Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ n Tài liệu chưa phân loại 0
N Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam Luận văn Luật 2
D Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 2
Z [Free] Tiểu luận Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luậ Tài liệu chưa phân loại 0
D Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải tại Việt Nam Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top