missyou7389

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nƣớc bảo hộ hôn nhân và gia
đình” [22, Khoản 2 Điều 36]. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế
bào của xã hội. "Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt"[19]. Từ ý nghĩa sâu sắc đó Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc xây dựng
các chuẩn mực để tạo nên gia đình văn hoá, tiến bộ mang đậm bản sắc văn
hoá truyền thống dân tộc. Mục tiêu này đã đƣợc luật hoá trong các văn bản
pháp luật nói chung, đặc biệt là trong pháp luật Hôn nhân và gia đình. Luật
Hôn nhân và gia đình đã tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ hôn
nhân và gia đình phát triển theo đúng hƣớng mà Nhà nƣớc đã đề ra. Kết hôn
là bƣớc khởi đầu để hình thành nên gia đình, vì vậy việc quy định các điều
kiện kết hôn là yêu cầu tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, do tác động của nhiều
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, việc không tuân thủ các điều kiện kết hôn vẫn
đang diễn ra hàng ngày trong đời sống gây nên hiện tƣợng kết hôn trái pháp
luật. Các trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật đã có những tác động tiêu cực đến
các mặt của xã hội, ảnh hƣởng tới đạo đức, nhân cách, lối sống của con
ngƣời, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, ảnh hƣởng tới sức khoẻ và việc duy trì nòi giống của
dân tộc. Vì vậy, Nhà nƣớc ta đã điều chỉnh hiện tƣợng này bằng chế tài Huỷ
việc kết hôn trái pháp luật. Là chế tài của Luật Hôn nhân và gia đình nên hậu
quả của huỷ việc kết hôn trái pháp luật là rất nặng nề, ảnh hƣởng tới cuộc
sống của chủ thể kết hôn, tới quyền lợi cuả con cái họ, quyền lợi của mọi
ngƣời và ảnh hƣởng tới trật tự xã hội. Do đó, nghiên cứu về vấn đề huỷ việc
kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình là vô cùng cần thiết.
Không chỉ nhằm giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật đƣợc hiệu quả, mà
quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa chế tài này. Có nhƣ vậy ý nghĩa của
chế tài mới đƣợc phát huy, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm
bảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, dù là chế tài đã đƣợc quy định rất có hệ
thống, nhƣng thực tiễn xét xử cho thấy có rất ít trƣờng hợp hủy việc kết hôn
trái pháp luật. Thực trạng này phản ánh tính đặc thù của thi hành và áp dụng
pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, áp dụng các quy định về hủy
việc kết hôn trái pháp luật nói riêng. Nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
và thực tiễn của hủy việc việc kết hôn trái pháp luật, qua đó đề xuất những
luận cứ cho việc hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình mà cụ thể là
chế định hủy việc kết hôn trái pháp luật, tác giả lựa chọn đề tài “Hủy việc kết
hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000-
Vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Huỷ việc kết hôn trái pháp luật là một vấn đề cần đƣợc quan tâm trong
thực tiễn cuộc sống và trong hệ thống pháp luật. Bởi ngoài việc xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm thì đây còn là biện pháp răn đe, giáo dục, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của mọi công dân, bảo đảm tính hiệu quả của pháp
luật. Do vậy, trong thời gian qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung
của vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật đƣợc đăng tải trên tạp chí Luật học,
Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật… kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến
sĩ luật học nghiên cứu liên quan. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ
yếu nhƣ: Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thu, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
năm 2002. Khóa luận này chỉ trình bày vấn đề mang tính chất khái quát về hủy
việc kết hôn trái pháp luật mà không đi sâu phân tích vấn đề lý luận và thực
tiễn. Hay nhƣ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật
trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2012 của Nguyễn Huyền Trang. Ở luận văn này, tác giả
đánh giá thực trạng của việc kết hôn trái pháp luật nhƣng chỉ đề cập mang tính
sơ lƣợc về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật. Một số các bài báo, tạp chí
chuyên ngành luật đƣợc đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí
Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí
Luật học… cũng đã có đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên chỉ dừng lại một khía
cạnh nào đó. Ví dụ nhƣ "Bàn về huỷ kết hôn trái pháp luật" của tác giả Thái
Công Khanh trên Tạp chí Toà án nhân dân số 4, tháng 2/2007; "Có thể tuyên bố
huỷ việc kết hôn trái pháp luật khi một bên kết hôn chết" của tác giả Trần
Thiện Hoàng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 14, tháng 7/2011; "Nên cấm kết
hôn giữa những người có họ trong phạm vi mấy đời?" của tác giả Ngô Cƣờng
trên Tạp chí Toà án nhân dân số 7, tháng 4/2013; "Thẩm quyền giải quyết yêu
cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thuộc Toà án nào?" của tác giả Nguyễn
Thị Hƣơng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 20 tháng 10/2009; "Giải quyết
việc kết hôn trái pháp luật như thế nào trong vụ án thừa kế" của tác giả
Nguyễn Thị Hạnh trên Tạp chí Toà án nhân dân số 23 tháng 12/2011; "Kết
hôn - hậu quả pháp lý theo Luật Hôn nhân và gia đình" của tác giả Nguyễn
Quang Hiền trên Tạp chí Toà án nhân dân số 10, tháng 5/2013; "Hoàn thiện
quy định về các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000" cuả tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ trên Tạp chí Toà án nhân dân số
24, tháng 12/2013…
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu là sự khai thác
khác nhau, nhìn nhận vấn đề dƣới các góc độ khác nhau. Với công trình của
mình, tác giả tiếp cận vấn đề một cách tổng quan và đi sâu phân tích về lý
luận cũng nhƣ thực tiễn của huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, công trình
sẽ không phải là sự lặp lại của bất kỳ công trình nào trƣớc đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ khái niệm huỷ
việc kết hôn trái pháp luật, căn cứ và đƣờng lối giải quyết huỷ việc kết hôn
trái pháp luật. Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng nhƣ
các quy định pháp lý về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đồng thời,
phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực trạng và xu hƣớng phát triển các quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải
pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Nhà nƣớc
về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết
đƣợc những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về huỷ việc kết hôn trái pháp luật
nhƣ: Quan niệm kết hôn, điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật; huỷ việc
kết hôn trái pháp luật;
- Nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật trong việc huỷ việc kết hôn
trái pháp luật nhƣ: nguyên tắc huỷ việc kết hôn trái pháp luật; các quy định về
ngƣời có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật; các căn cứ huỷ việc
kết hôn trái pháp luật; đƣờng lối giải quyết; hậu quả pháp lý của huỷ việc kết
hôn trái pháp luật.
- Đánh giá chung thực tiễn giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật trong
giai đoạn hiện nay, trên cơ sở làm rõ nhu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện
pháp luật hôn nhân và gia đình về huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Qua đó kiến
nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình 2000; văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam qua
các thời kỳ; thực tiễn áp dụng pháp luật trong huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong pháp luật hôn nhân và gia đình,
vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật có thể đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ
khác nhau. Tuy nhiên, với tên đề tài: Huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - Vấn đề lý luận và thực tiễn, luận
văn sẽ chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh khái niệm huỷ việc kết
hôn trái pháp luật; những quy định về huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cũng nhƣ thực tiễn giải quyết huỷ
việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, từ đó tìm ra
những bất cập và đƣa ra các phƣơng hƣớng giải quyết.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cũng nhƣ mọi công trình khoa học khác phƣơng pháp luận sử dụng
trong việc nghiên cứu đề tài là phƣơng pháp biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp bổ trợ
nhƣ phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá vấn
đề một cách khách quan, toàn diện nhất. Trên cơ sở phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh vấn
đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng
pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này, để rút ra những ƣu điểm, tồn tại
trong việc thi hành pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
6. Những điểm mới của luận văn
So với những công trình nghiên cứu về hủy việc kết hôn trái pháp luật
trƣớc đây, luận văn có những điểm mới nhƣ sau:
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp
luật của quy định hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000.
- Luận văn nêu ra những hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình thực
hiện áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000.
- Luận văn đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy việc
kết hôn trái pháp luật.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuytrang1811

New Member
Re: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

sao tui không downlod được bài này
 

thuytrang1811

New Member
Re: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

ai giúp tui với, tui đang rất cần. thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
S Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật Luận văn Luật 0
A Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Luận văn Luật 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật Luận văn Luật 0
B Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 2
T Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
L Nghiên cứu chế tạo màng TiO2 và ứng dụng vào việc xử lý chất màu khó phân hủy Luận văn Sư phạm 0
A về việc hủy hợp đồng mạng vnpt InterNet 2
D Tổng hợp vật liệu nanocomposite trên cơ sở Graphene Aerogel để hấp phụ, quang phân hủy chất màu hữu cơ trong nước Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top