Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO
ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ
VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
7
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan trong thi hành án dân sự
7
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
7
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
11
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến
việc thi hành án
14
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở
đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp
14
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở
các quy định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo
vệ quyền cơ bản
15
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự
16
1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình
đẳng của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động
1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan với các nguyên tắc khác đến
việc thi hành án
1.4. Lược sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 1993
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
1993 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004 đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008
Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN
TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG
SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong
việc cung cấp thông tin tài sản hay điều kiện thi hành
2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án
của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp
2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
43
2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
45
2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi
phạm đến việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan
49
2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự 49
2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự 51
2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự 52
2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự 53
2.4. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
đến việc thi hành án
55
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM QUYỀN,
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ
61
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
61
3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 61
3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 63
3.2. Một số kiến nghị về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
81
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
81
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
91
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân
sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các bản
án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành. Pháp luật THADS quy định
trình tự, thủ tục và biện pháp thi hành bản án, quyết định của Tòa án trước hết
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Tuy nhiên, các
quy định này cũng phải hướng tới việc bảo đảm an toàn pháp lý cho người
phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án.
Xét về lý luận thì bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước
có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tôn trọng thực hiện. Ngược lại,
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được thi hành hay không được
thi hành trên thực tế thì quyền lợi hợp pháp của đương sự chưa được đảm bảo
thực hiện. Việc thi hành án không đúng pháp luật cũng có thể gây tổn hại đến
quyền lợi của các đương sự khác trong thi hành án, dẫn tới nguyên tắc pháp
chế bị vi phạm, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị
suy giảm. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà pháp luật THADS của mỗi
quốc gia đều hướng tới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng
niềm tin vào công lý.
Xét về pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận tại Điều 5
của Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành
về vấn đề này còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm
thực hiện. Điều luật này dường như mới chỉ dừng lại ở quy định rất đơn giản
với nội dung: "Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ" [33]. Những năm qua công tác THADS đã từng bước được đẩy mạnh và đã
thu được những kết quả to lớn. Pháp luật về THADS đã và đang được củng cố
và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự phát
triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền kinh tế
thị trường ngày càng phát triển, các giao lưu dân sự ngày một mở rộng thì số
vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng bản án, quyết
định phải thi hành ngày càng nhiều. Do đó, chất lượng của công tác THADS
ngày càng cần được củng cố và tăng cường; tình trạng bản án, quyết định
tồn đọng chưa được thi hành, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các đương
sự trong thi hành án cần được giải quyết nhằm đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy tình trạng quyền lợi hợp pháp của
người được thi hành án không được bảo đảm thực hiện do người phải thi hành
án cố tình lẩn tránh, chống đối việc thi hành án, tình trạng chậm thi hành án,
án tồn đọng vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, hiện tượng cơ quan thi hành án vượt
quá quyền hạn của mình, thi hành án không đúng pháp luật dẫn tới xâm phạm
quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và những người liên quan cũng
gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Với những lý do phân tích trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan trong THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Với nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề "Nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành
án" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án", chưa có bài viết, hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
Trong Giáo trình Luật THADS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2012 chỉ có 01 trang đề cập đến nội dung cơ bản của nguyên tắc này.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu có đề một cách gián tiếp đến nguyên
tắc này như: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự" (Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường, của Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS. Nguyễn Công
Bình làm chủ nhiệm, năm 2004); "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân
sự năm 2008" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà
Nội, do TS. Bùi Thị Huyền làm chủ nhiệm, năm 2011).
Về bài viết nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi
ích của đương sự và người liên quan trong THADS, có một số bài viết sau
đây: Bài viết "Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện thủ tục thi hành án
dân sự" của ThS. Đinh Thị Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
01/2006; "Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi
hành" của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2009; "Trách nhiệm bồi
thường nhà nước trong hoạt động thi hành án", của Nguyễn Công Long, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2009; "Về nghĩa vụ của người được thi hành án
trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng
chế" của Phạm Văn Hưng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 02/2010 v.v...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả luận văn
khảo sát nói trên cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung cơ bản nhất hay liên quan
gián tiếp đến nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan trong THADS. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện về nguyên tắc này. Do vậy,
luận văn này là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả có kế thừa những thành quả
nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách
khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và thi
hành pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực
tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị, đề xuất về
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS ở nước ta.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành về
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
đến việc THADS;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Chào chủ diễn đàn, cán bộ viện mình đang cần tài liệu này để viết đề tài, bạn cho mình xin bản đầy đủ được không. Thank bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tầm quan trọng của nguyên tắc: “Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
D Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việ Văn hóa, Xã hội 0
M Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng h Luận văn Luật 0
T Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan t Luận văn Luật 0
N Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và Luận văn Luật 2
L Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo : Luận văn ThS. Luật: 60 38 4 Luận văn Luật 0
A Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top