Dowle

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày một khái niệm khoa học về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đưa ra cơ sở lý luận của việc xác định năng lực bồi thường thiệt hại theo quy định trong bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam. Đồng thời, đưa ra một số trường hợp ngoại lệ trong việc vận dụng các điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới

5. Cơ cấu của luận văn ............................................................................. 4
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
CỦA CÁ NHÂN.................................................................................. 5
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng............................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm............................................................................................... 7
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.................................................................................. 11
1.1.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân............................................................................... 12
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam... 15
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945.................................................................. 15
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1995.............................................. 18
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005...................................... 24
1.2.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ......................................................... 26

Chương 2: NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ............................ 28
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự..................................................................................... 29
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi ......................................................... 34
2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ................................... 38
2.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người giám hộ và trường
hợp loại trừ ......................................................................................... 46
2.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người được giám hộ là
người chưa thành niên gây ra ............................................................. 50
2.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi
dân sự gây ra....................................................................................... 52
2.5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của trường học, bệnh viện, tổ
chức khác và trường hợp loại trừ ....................................................... 54
2.5.1. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong
thời gian nhà trường quản lý .............................................................. 57
2.5.2. Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây
ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác quản lý............................ 59
2.5.3. Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường,
bệnh viện, tổ chức khi người dưới mười lăm tuổi và người mất
năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian được quản lý............ 60
Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI
QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN XÁC
ĐỊNH NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI CỦA CÁ NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT .................................................................................63

3.1. Áp dụng các quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại Tòa án............... 63
3.1.1. Nội dung vu án thứ 1.......................................................................... 64
3.1.2. Nội dung vụ án thứ 2.......................................................................... 69
3.1.3. Nội dung vu án thứ 3.......................................................................... 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện những qui định của pháp luật về năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. .............. 76
3.2.1. Về khía cạnh lập pháp ........................................................................ 76
3.2.2. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân
dân về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng........................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 85

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan
trọng trong luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những
người bị thiệt hại từ những hành vi trái pháp luật của những chủ thể khác. Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt
hại, trách nhiệm này gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người
cho nên được pháp luật ghi nhận từ rất sớm.
Ở Việt Nam ý niệm này đã được hình thành từ thời vua Lê Thánh Tông
đánh dấu bởi sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của hệ thống pháp luật nói chung phải đến lúc BLDS 1995 ban hành, bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới được định hình với tư cách là một chế
định trách nhiệm. Chế định này ghi nhận tương đối đầy đủ các căn cứ phát
sinh, nguyên tắc bồi thường, cách xác định thiệt hại, năng lực chịu trách
nhiệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được hoàn chỉnh chính thức
trong BLDS 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm
trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường về tinh thần
phát sinh do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín… được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS năm 2005. Các quy
định này chính là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại,
góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong giao
lưu dân sự.
Nhưng những quan hệ dân sự thì luôn luôn phát triển đa dạng, phức tạp
nên đôi khi pháp luật không thể bắt kịp hết các quan hệ mới phát sinh trên thực
tiễn. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn được
pháp luật điều chỉnh, song chịu ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền
thống, phong tục tập quán. Hơn nữa, các quy định pháp luật nước ta về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa có sự gắn kết với các quy định
trong những phần khác của BLDS gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn
tại các Tòa án, nhất là các vụ việc có liên quan đến việc xác định năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo hợp đồng và ngoài hợp đồng.
Vì vậy, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những người thừa hành pháp luật
cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nan giải khi tiếp cận.
Xuất phát từ đó tui chọn đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là làm rõ cơ sở lí luận và thực trạng quy định
của pháp luật về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
trong pháp luật dân sự Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề này, bảo đảm cho việc
nhận thức và áp dụng chúng một cách thống nhất trong thực tiễn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng một khái niệm khoa học về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, đưa ra cơ sở lý luận của việc xác định năng lực bồi
thường thiệt hại theo quy định trong BLDS Việt Nam. Đồng thời, luận văn
đưa ra một số trường hợp ngoại lệ trong việc vận dụng các điều kiện phát sinh
trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ hai, nhận thức đúng việc áp dụng các quy định của BLDS hiện
hành về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng tại các Tòa án
thông qua việc phân tích một số vụ án cụ thể đã được Tòa án giải quyết. Trên
cơ sở đó, chỉ ra được những bất cập của chúng, đánh giá thực tiễn áp dụng
năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Thứ ba, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và khắc
phục được các bất cập trong việc áp dụng và thực thi pháp luật dân sự Việt
Nam về vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trên
thực tiễn, để làm cơ sở cho việc xác định năng lực chủ thể chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thống nhất, đạt hiệu quả cao.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên
quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân. Trong luận văn có những điểm mới sau đây:
- Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành có liên
quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân.
- Chỉ ra được các khuyết điểm, bất cập trong các quy định đó khi áp
dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Đóng góp đề tài: Nghiên cứu và làm sáng rõ cơ sở lý luận về năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, đề xuất
được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực thi những quy định của
pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
trên cơ sở pháp luật dân sự của Việt Nam, thực tiễn giải quyết tranh chấp dân
sự về xác định năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại
các Tòa án Việt Nam.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS bao gồm
nhiều vấn đề và nội dung rộng lớn như các điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, thời hiệu khởi kiện, cách thức xác định thiệt hại vật chất và tinh
thần… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu làm rõ vấn đề liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân quy định tại Điều 606 BLDS 2005.
5. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Chương 2: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh
chấp liên quan đến xác định năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân và những giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải
là khái niệm xa lạ trong Cổ Luật Việt Nam. Có thể nói rằng ý niệm này đã
được hình thành từ thời vua Lê Thánh Tông với Bộ luật Hồng Đức và cùng
với sự phát triển của hệ thống pháp luật dần dần được định hình với tư cách là
một chế định trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là một chế định quan trọng trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ trong
trường hợp có thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người
khác do hành vi trái pháp luật của con người gây ra hay trách nhiệm do súc
vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Theo quy định BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được hiểu: “Người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay chủ thể
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” [8; Đ604].
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách
nhiệm dân sự phát sinh từ sự kiện gây thiệt trái pháp luật, trong đó chủ thể
gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi trái
pháp luật của mình gây ra. Trong bất kỳ một xã hội nào, việc xảy ra các hành
vi gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác, một hiện tượng phổ biến và giải pháp
cụ thể để bảo vệ người bị thiệt hại là áp đặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho chủ thể đã có hành vi gây hại. Vì lẽ đó trách nhiệm dân sự được đặt ra

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

link k tải được admin
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M BT cá nhân: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật h Tài liệu chưa phân loại 0
R Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của màng bao gói thực phẩm được chế tạo từ Tài liệu chưa phân loại 0
C Bài tập lớn: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đ Luận văn Luật 0
X Teieur luận: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đ Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồn Luận văn Luật 0
C Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng - Một số Luận văn Luật 0
H Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng: Mộ Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân- Một số vấn đề lí luận và thực Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp l Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top