ptd_pah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu vấn đề lý luận về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (TTDS): Khái niệm, ý nghĩa và cơ sở của nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS, mối liên hệ giữa nguyên tắc này với nguyên tắc khác của bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS); nội dung nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS theo pháp luật của một số nước và sự phát triển của nguyên tắc này trong pháp luật TTDS Việt Nam...Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS và khảo sát thực tiễn thực hiện áp dụng các quy định đó tại các Tòa án Việt Nam. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS cũng như nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc này trong thực tế
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGHĨA
VỤ CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong tố tụng dân sự
1.1.2. ý nghĩa nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong tố tụng dân sự
1.2. Cơ sở của nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong tố tụng dân sự
1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1.3. Mối liên hệ nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh với các nguyên tắc khác của Bộ luật Tố tụng dân sự
18
1.3.1. Mối liên hệ với nguyên tắc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp trong tố tụng dân sự
18
1.3.2. Mối liên hệ với nguyên tắc đương sự bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
18
1.3.3. Mối liên hệ với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự
19
1.3.4. Mối liên hệ với nguyên tắc tranh luận trong tố tụng dân sự 20
1.4. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về
nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay
20
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 20
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 23
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 26
1.5. Một số khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với
quy định của pháp luật một số nước về nguyên tắc nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
29
Chương 2: nội dung NGUYÊN tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh THEO QUY Định Của Pháp Luật Việt nam hiện hành
37
2.1. Quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của
đương sự và của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích
công cộng và lợi ích của nhà nước
38
2.1.1. Quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự 38
2.1.2. Quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của cá
nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và
51 lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích
của Nhà nước
2.2. Xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án 55
2.2.1. Các trường hợp Tòa án có quyền chủ động xác minh, thu thập
chứng cứ
56
2.2.2. Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự 65
Chương 3: Thực tiễn thực hiện NGUYÊN tắc nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và kiến nghị
72
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
và chứng minh trong tố tụng dân sự
72
3.1.1. Những kết quả trong việc thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
72
3.1.2. Những hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và nguyên
nhân của những hạn chế
73
3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên
tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
dân sự
91
3.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật về
nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
tố tụng dân sự
91
3.2.2. Các kiến nghị thực hiện các qui định của pháp luật về nguyên
tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
dân sự
104
Kết Luận 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta ngày càng hội
nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, chất lượng cuộc sống của người dân ngày
càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, các quan hệ kinh tế - xã hội
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp. Điều đó,
một mặt là yếu tố tích cực thúc đẩy giao lưu dân sự nhưng mặt khác cũng dẫn
đến nhiều tranh chấp dân sự nảy sinh. Theo thống kê của ngành Tòa án nhân
dân (TAND) trong những năm gần đây, số lượng các vụ tranh chấp dân sự ngày
càng có chiều hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung tranh chấp.
Khi tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết tranh chấp dân sự có ý nghĩa
hết sức to lớn, không chỉ nhằm khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên trong quan hệ dân sự mà còn nhằm góp phần bình ổn các quan hệ
trong xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp là vừa bảo vệ
được quyền và lợi ích chính đáng của công dân, vừa đảm bảo tính đúng đắn
nghiêm minh của pháp luật. Để thực hiện yêu cầu đó cần có nhiều yếu tố khác
nhau, song một trong những vấn đề quan trọng là đòi hỏi các chủ thể tiến
hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc
của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) trong đó có nguyên tắc nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (TTDS).
BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS được
Quốc hội khóa XII thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 là một công cụ để
đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra.
BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã quy định khá
đầy đủ các vấn đề về TTDS như các nguyên tắc của luật TTDS, chứng cứ và
chứng minh, thẩm quyền xét xử theo cấp và theo lãnh thổ giữa các Tòa án,
thủ tục giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm v.v... Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện các điều luật này cho thấy còn nhiều vướng mắc,
bất cập. Một trong những vấn đề còn nhiều tồn tại, bất cập đó là các quy định
về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS và việc
thực hiện nguyên tắc này trên thực tế... Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ
các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS để từ đó đề xuất phương hướng
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự" làm luận văn thạc sĩ của mình với
mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, trên cơ sở đó góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam nói chung và pháp luật về nguyên
tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh là một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật TTDS. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã
có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến nguyên tắc
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS. Trước khi BLTTDS
được ban hành, có bài "Đánh giá chứng cứ trong một vụ kiện đòi nợ" của Tạ
Ngọc Hải, Tạp chí TAND, số 1 năm 1990; bài "Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự" của Phan Hữu Thư, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số 9/1998; luận văn thạc sĩ "Chứng cứ và hoạt động
chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam" của Vũ Trọng Hiếu, năm 1998;
bài "Đánh giá toàn bộ chứng cứ mới tìm ra bản chất sự việc" của Duy Kiên,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1/2000; bài "Xác định địa vị tố tụng của
đương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự" của Nguyễn Thế Giai,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000; luận văn thạc sĩ "Về việc cung cấp


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Ý nghĩa của nguyên tắc ““nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn phải tương xứng” Luận văn Kinh tế 0
A Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2
L Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tài liệu chưa phân loại 0
N Liên hệ thực tiễn doanh nghiệp để phân tích ý nghĩa và mối quan hệ biện chứng giữa 8 nguyên tắc cơ b Tài liệu chưa phân loại 0
T Nêu các định nghĩa về TQM ? Triết lý Deming dựa trên những nguyên tắc nào? Phân tích và cho ví dụ mi Tài liệu chưa phân loại 2
T Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính Luận văn Luật 0
A Phân tích nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chí Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin, phê phán bệnh kinh nghiệm v Tài liệu chưa phân loại 2
L Bài tập lớn: Phân tích nguyên tắc tập trung - dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quả Luận văn Luật 0
B Tiểu luận: Phân tích nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top