tutin_khien

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án. Đề xuất được một số kiến nghị về việc hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong bối cảnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, Nhà nước ta
đã và đang có những hoạt động tích cực trong công cuộc cải cách tư pháp
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các tổ chức và công dân. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu thì
vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia các
quan hệ trong xã hội ngày càng được quan tâm, Nhà nước với tư cách là một
chủ thể đặc biệt có chức năng quản lý xã hội đã ban hành rất nhiều văn bản
pháp luật đảm bảo cho các cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội bảo
vệ một cách tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 15/6/2004 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2005 quy định khá đầy đủ các vấn đề về tố tụng dân sự như các
nguyên tắc của tố tụng dân sự, chứng cứ và chứng minh, thẩm quyền xét xử
của Tòa án nhân dân, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự... là một công cụ
pháp lý quan trọng bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh tế và lao động được nhanh chóng, kịp thời, công bằng, đúng
pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và
xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Bộ luật này cho thấy còn có
nhiều vướng mắc và bất cập trong đó có cả các quy định về quyền tự định
đoạt của đương sự. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quyền tự
định đoạt của đương sự, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về
vấn đề này và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án của Việt Nam là cần
thiết. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự, tháo gỡ những bất cập, vướng
mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự, bảo
đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà
nước và xã hội.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quyền tự định đoạt của
đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004"
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
được công bố có đề cập đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam. Cụ thể là một số công trình sau đây:
- Công trình nghiên cứu cấp Bộ: "Một số vấn đề về cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự", do Tòa án nhân dân tối
cao thực hiện năm 1996;
- Luận án tiến sĩ luật học: "Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - một số vấn
đề lý luận và thực tiễn", do nghiên cứu sinh Phan Hữu Thư thực hiện năm 2001;
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Quyền tự định đoạt của đương sự trong
tố tụng dân sự", do học viên Nguyễn Tiến Trung thực hiện năm 1997.
- Các sách chuyên ngành đã xuất bản: Giáo trình Luật tố tụng dân sự
của Học viện Tư pháp, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007;
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, do
Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2009; Pháp luật tố tụng dân sự
và thực tiễn xét xử của tác giả Tưởng Duy Lượng, do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 2009.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí có bài "Nguyên tắc quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự" của tác giả Phạm Hữu Nghị, đăng
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2000; "Về nguyên tắc quyền tự
định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự" của tác giả Lê Minh Hải, đăng
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 4/2009; "Nguyên tắc quyền quyết
định và tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam"
của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
5/2005; "Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ
thẩm" của tác giả Bùi Thị Huyền, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
9/2007; "Sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự" của
tác giả Bùi Thị Huyền, đăng trên Tạp chí Luật học, số 8/2007…
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học pháp lý nào
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Ngay cả luận văn thạc sĩ luật học "Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự" của học viên Nguyễn Tiến Trung là công trình nghiên cứu có đề
cập trực tiếp đến vấn đề này nhưng do công trình này được nghiên cứu trước
khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nên cũng chỉ phân
tích một số vấn đề có liên quan đến chúng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn lý luận về quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn
thực hiện các quy định này tại Tòa án. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến
hành đối với các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan để so sánh, tham
khảo.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một vấn đề
lớn, có nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ
luật học, việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi quyền tự định đoạt của
đương sự trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh thương mại và lao động tại Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với các nội
dung cụ thể như quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện, đưa ra
yêu cầu, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự,
khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, làm rõ
nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định
đoạt của đương sự và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt các
quy định này tại Tòa án.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu có nhiệm vụ
nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự như
khái niệm, bản chất, ý nghĩa, cơ sở và nội dung của quyền tự định đoạt của
đương sự, phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về
quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và
khảo sát thực tiễn việc thực hiện các quy định này tại các Tòa án từ đó đánh
giá, nhận diện được những bất cập của chúng và tìm ra các giải pháp khắc
phục.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đường lối của Đảng, Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước và pháp luật.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic… để
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
6. Những điểm mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống, đầy đủ về
những vấn đề liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nên có những điểm
mới khoa học sau:
- Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự;
- Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
- Đánh giá đúng thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án.
- Đề xuất được một số kiến nghị về việc hoàn thiện và thực hiện các
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự trong bối cảnh thực hiện chiến lược cải cách tư
pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc sửa đổi, hoàn thiện các quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự và thực hiện chúng tại các Tòa án. Ngoài ra, luận văn còn
là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập về pháp luật tố tụng dân sự ở
các cơ sở đào tạo Luật học tại Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

standbyu

Member
Re: Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

mod cho mình xinh lại link, link trên hư rồ, thanks !
 

standbyu

Member
Re: Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Mod ơi cho mình xin lại link link trên hư rồi, tks :D
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Vận dụng nghị định 43/2006/NĐ-CP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị s Văn hóa, Xã hội 0
N Bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của Luật Luận văn Luật 0
1 Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 2
A Tiểu luận: quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng Luận văn Luật 0
A Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 2
H Tiểu luận Những vướng mắc khi thực hiện quy định về hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ Tài liệu chưa phân loại 0
R Quyền của người lập di chúc và những hạn chế về quyền tự định đoạt của người lập di chúc theo pháp l Tài liệu chưa phân loại 2
7 Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
E Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện Tài liệu chưa phân loại 2
M Nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt cả đương sự trong tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top