tctuvan

New Member
Tải miễn phí luận án thạc sỹ
phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và chế định trách nhiệm hình sự
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh chống các tội xâm phạm ANQG là nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Yêu cầu đặt ra trong cuộc đấu tranh này là làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, từ khi chính quyền thuộc về nhân dân (8/1945) cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp bảo vệ ANQG là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh này.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN và đã giành được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội, giữ vững thế ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đã nảy sinh không ít tiêu cực trong đời sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức mới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ đã tác động mạnh vào tư tưởng, tình cảm, niềm tin của cán bộ và nhân dân ta. Các thế lực chống cộng, chống CNXH đang lợi dụng cơ hội này để ráo riết hoạt động hòng làm tan rã từ bên trong, tiến đến xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Trong tình hình đó, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta phát triển vững chắc theo định hướng XHCN, là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặt khác thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm ANQG ở nước ta trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết về mặt lý luận như: phạm vi các tội xâm phạm ANQG, dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm; đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm ANQG nói chung và chế tài quy định cho từng tội phạm cụ thể ... Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm ANQG và chế định trách nhiệm hình sự với các tội xâm phạm ANQG, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội phạm này là vấn đề có ý nghĩa cấp bách và quan trọng về lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý hình sự hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm hình sự với các tội xâm phạm ANQG là đề tài được các nhà hình sự học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Các nhà hình sự học Xô viết trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này như V.X. Kliagin Về trách nhiệm hình sự với các tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm; X.V.Điakôv, A.A Ignatiev, M.P. Karpusin Về trách nhiệm hình sự với các tội quốc sự...
Ở trong nước, một số nhà hình sự học cũng đã dành không ít công sức cho việc nghiên cứu đề tài này. PGS.TS Kiều Đình Thụ đã có các công trình nghiên cứu như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, (Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, số 9-1994); Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3-1995); Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Tạp chí Khoa học Công an, số 3-1995). TS. Trần Đình Nhã đã có công trình Về sửa đổi bổ sung chương I Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự (Tạp chí Khoa học Công an, số 11-1996). TS. Nguyễn Vạn Nguyên đã có bài báo về Trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5-1989)... Tuy nhiên, các công trình đó chỉ mới đề cập tới từng khía cạnh của vấn đề hay từ các góc độ khác nhau của đề tài này
như hoàn thiện pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật v.v... Cho đến nay, chưa có một công trình chuyên khảo nào dành cho việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện từ lịch sử vấn đề đến quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng, cũng như đồng thời từ các góc độ luật hình sự và tội phạm học để từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội phạm này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích
Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG, mục đích của luận án là làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định các tội xâm phạm ANQG, đánh giá tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng chống các loại tội phạm này đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG.
- Nhiệm vụ
Với mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát sự hình thành và phát triển của chế định các tội xâm phạm ANQG trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay.
- Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về chế định các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự một số nước trên thế giới.
- Làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự, ANQG và các tội xâm phạm ANQG; chính sách xử lý của Nhà nước ta với tội xâm phạm ANQG.
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm ANQG theo luật hình sự hiện hành của Nhà nước ta và hình phạt đối với các tội này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

duyquynh

New Member
tài liệu khi mở bị lỗi pont chữ k đọc được. cho mình link mới vs. thank you :worried:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top