I – Lời mở đầu:
Là một hoạt động có mục đích, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công. Trong đó tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để tìm hiểu kĩ hơn về nguyên tắc tập trung dân chủ em chọn đề bài : “Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước” làm đề tài nghiên cứu.

II – Nội dung chính:
1 – Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định ở Điều 6 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, có nghĩa là vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
* Tập trung: là một thuộc tính quản lý quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, song với nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước ta nói riêng không áp dụng sự tập trung độc đoán hay tập trung quan liêu mà là tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính. Sự tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương.
* Dân chủ: hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lí, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lí trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.
* Sự kết hợp – mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ:
cần có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc đảm bảo cả hai yếu tố này trong quản lí hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liên, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển. Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.
2 – Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước:
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương. Có sự phân cấp rành mạch. Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ khi ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hay có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Hương ước làng xã là một ví dụ. Hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:
a. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp:
Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
- Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực – cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Viện trưởng VKSND địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
b. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.
Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện vô chính phủ.
- Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước.
- Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình". Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới.
Ví dụ: UBND cấp xã, huyện, quận, thành phố phải hoạt động và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện, tỉnh HĐND cấp huyện, tỉnh.
c. Sự phân cấp quản lý.
Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những cách cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình.
Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
- Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
- Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hay một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới.
Ví dụ: Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về kết quả quản lý công việc được giao như thẩm quyền, giao đất, cấp đất, thu hồi đất mà trước đây vừa thuộc Thủ tướng Chính phủ, vừa thuộc chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nay đã giao cho chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, quyết định về ngân sách, giáo dục, y tế, về tổ chức bộ máy và biên chế sự nghiệp…
d. Sự hướng về cơ sở:
Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
e. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.
Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích lãnh thổ.

3 – Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước:
Là một trong những nguyên tắc có vị trí quan trọng trong các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ có những điểm tích cực và ý nghĩa như sau:
- Tạo ra sự thích ứng với chính quá trình quản lý như sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng quản lý, phân chia các hoạt động quản lý thành nhóm hoạt động thep chức năng, theo địa dư hành chính.
- Tạo cơ hội cho sự tham gia của nhân dân, của cộng đồng trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Do có sự tham gia nhiều hơn của dân chúng vào quản lý nhà nước (đặc biệt là giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý) sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước sát thực hơn với điều kiện thực tế và phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của dân hơn. Ngoài ra phân cấp QLNN còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý do thu hút được nhiều nguồn lực địa phương vào tiến trình phát triển.
- Làm tăng trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với dân do nhân dân và các nhóm lợi ích trong quá trình quyết định có điều kiện để giám sát, đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính tốt hơn do vậy giảm tham ô, tham nhũng, lãng phí của công và giảm sách nhiễu.
- Thúc đẩy các nhà chính trị, quản lý địa phương phải nâng cao năng lực của mình để tiếp nhận việc chuyển giao thẩm quyền trong quản lý và cung ứng dịch vụ công do cơ quan nhà nước cấp trên chuyển xuống. Chỉ khi nào cơ quan nhà nước cấp dưới đảm bảo có đủ năng lực để tiếp nhận sự chuyển giao thì mới thực hiện phân cấp do vậy các chính quyền địa phương muốn nhận được nhiều quyền hạn từ cấp trên xuống thì buộc phải tự nâng cao năng lực của mình.
- Tạo ra tinh thần làm việc tốt hơn với nhiều cam kết và năng suất làm việc cao hơn.
- Mở rộng tính công khai trong hoạt động hành chính và giảm thiểu các tiêu cực phát sinh.
- Giảm áp lực cho Chính phủ trung ương do không phải trực tiếp giải quyết những công việc mang tính sự vụ để tập trung vào những hoạt dộng mang tính quốc gia, vĩ mô như hoạch định chính sách, ban hành thể chế, tổng kết, đánh giá, kiểm soát…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tập lớn: Phân tích nguyên tắc tập trung - dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay



Tiểu luận: Phân tích nguyên tắc tập trung - dân chủ và chỉ ra ý
Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của
Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó
Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành
Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành
Phân tích nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH đạo của đại TƯỚNG võ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích thực phẩm Nguyên liệu Súp Lớ xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu và phân tích chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
D phân tích công nghệ và thiết bị chuối sấy nguyên quả và dạng lát Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệu của công ty cổ phần phước hiệp thành Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong tru Công nghệ thông tin 0
R Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top