huynh_bao5

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Tương trợ t ư pháp (trong đó có tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự) là một công cụ trợ giúp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đó. Tuy nhiên, còn khá nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này. Bài viết chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tương trợ tư pháp những năm qua và đề xuất ban hành Pháp lệnh về tương trợ tư pháp, đồng thời tăng cường đàm phán, ký kết, tham gia các điều ước quốc tế.
1. Cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước
Tương trợ tư pháp quốc tế là việc các quốc gia (chủ yếu thông qua Toà án và các cơ quan tư pháp) giúp đỡ, hỗ trợ nhau về các vấn đề tư pháp (bao gồm cả dân sự và hình sự). Trong lĩnh vực dân sự, chủ yếu là hoạt động uỷ thác tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước nhằm giúp đỡ nhau thực hiện một số công việc có liên quan đến hoạt động tố tụng như: tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, điều tra thu thập chứng cứ.
Việc thực hiện tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước
Trước hết dựa trên cơ sở các hiệp định song phơng về tương trợ tư pháp
. . Trước năm 1992, khi còn tồn tại Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ký kết 06 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước là: CHDC Đức, Liên Xô, Tiệp Khắc, CuBa, Hungary, Bungary. Đến nay, Hiệp định với CHDC Đức đã hết hiệu lực, Hiệp định với Liên Xô được Liên bang Nga kế thừa (mặc dù giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Hiệp định mới nhưng Hiệp định mới này hiện cha có hiệu lực), Hiệp định với Tiệp Khắc được cả Séc và Xlôvakia kế thừa. Nội dung của các Hiệp định được ký trong giai đoạn này về cơ bản tương đối giống nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và phơng pháp thống nhất các quy tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết xung đột luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và hình sự. Sau năm 1992, kể từ khi có Hiến pháp mới cho đến nay, Việt Nam đã ký thêm 9 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước là: Ba Lan, Lào, Trung Quốc,
Liên bang Nga, Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Belarus, CHDCND Triều Tiên. Các Hiệp định tương trợ tư pháp trong giai đoạn này so với giai đoạn trước được ký với những nước có chế độ chính trị đa dạng hơn, nội dung của các Hiệp định cũng không giống nhau. Trong khi các Hiệp định ký với Ba Lan, Ucraina, Mông Cổ, Belarus, CHDCND Triều Tiên có phạm vi điều chỉnh tổng thể nh các Hiệp định giai đoạn trước năm 1992, thì Hiệp định ký với Pháp và Trung Quốc chỉ điều chỉnh các vấn đề tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp hai nước mà không quy định về vấn đề chọn pháp luật áp dụng giải
quyết xung độtư pháp luật cũng nh dẫn độ tội phạm. Đối với các nước cha ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện các tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
Điều 85 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định Toà án Việt Nam sẽ hợp tác với toà án nước ngoài trong việc thực hiện tương trợ tư pháp trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Toà án Việt Nam sẽ chấp nhận thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp của Toà án nước ngoài nếu yêu cầu tương trợ tư pháp đó không trái với trật tự xã hội và không làm phương hại đến an ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực tế cho thấy, các vụ việc có yếu tố nước ngoài có được giải quyết một cách ổn thoả tại Toà án hay cơ quan trọng tài của một nước hay không, còn phụ thuộc vào kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp của quốc gia được yêu cầu. Nếu nh quốc gia được yêu cầu từ chối thực hiện uỷ thác tư pháp, thì rõ ràng các vụ việc đó sẽ không được giải quyết phù hợp với pháp luật. Hay nói cách khác, lợi ích chính đáng của các bên trong trờng hợp này sẽ không được bảo vệ một cách khách quan. Do đó, việc Toà án và các cơ quan tư pháp khác của Việt Nam thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của phía nước ngoài, kể cả khi không có điều ước quốc tế nh đã trình bày trên đây là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ trước hết là quyền lợi của công dân Việt Nam trong vụ việc do phía nước ngoài yêu cầu.
2. Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực dân sự.
1. Tình hình thực hiện
Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta nhiều năm qua cho thấy, uỷ thác tư pháp về dân sự thường bao gồm:
a) tống đạt cho đơng sự giấy gọi ra Toà, quyết định của Toà án hay các giấy tờ khác;
b) lấy lời khai của các bị đơn và nhân chứng;
c) thu thập chứng cứ;
d) xác minh địa chỉ;
e) trng cầu giám định v.v…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TimeLord155

New Member
Re: Tiểu luận: Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực dân sự

cho xin đi ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top