Ollie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae kết nối

Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT
1.1. Pháp luật
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Văn bản luật
1.1.3. Văn bản dưới luật
1.1.4. Văn bản pháp luật về du lịch
1.2. Thực thi pháp luật
1.3. Quan niệm pháp luật về du lịch
1.4. Thực thi pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch
Chương 2: TỔNG QUAN VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LỮ HÀNH,
HƯỚNG DẪN DU LỊCH VÀ VIỆC THỰC THI HIỆN NAY
2.1. Văn bản pháp luật về du lịch
2.1.1. Luật Du lịch 2005
2.1.2. Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007
2.1.3. Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007
2.1.4. Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008
2.1.5. Một số quy định pháp luật khác có nội dung liên quan
2.2. Quy định pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch
2.2.1. Quy định pháp luật về lữ hành
2.2.2. Quy định pháp luật về hướng dẫn du lịch
2.3. Quy định pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch
của một số quốc gia
2.4. Thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
2.4.2. Điều kiện kinh doanh lữ hành
2.4.3. Thủ tục cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế
2.4.4. Bảo hiểm du lịch
2.4.5. Đại lý lữ hành
2.4.6. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài
2.4.7. Một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động lữ hành
2.5. Thực thi pháp luật trong hướng dẫn du lịch
2.5.1. Đối với người Việt Nam
2.5.2. Đối với người nước ngoài
2.6. Sự tham gia của khách du lịch
2.7. Đánh giá chung
Chương 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG THỰC THI
PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH,
HƯỚNG DẪN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về pháp luật và
thực thi pháp luật
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về lữ hành,
hướng dẫn du lịch
3.3. Đề xuất
3.3.1. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về lữ hành,
hướng dẫn du lịch
3.3.2. Một số đề xuất đảm bảo việc thực thi có hiệu quả
pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt
động du lịch ở nước ta đã và đang diễn ra với quy mô lớn, tăng trưởng với tốc
độ cao. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển Du
lịch khá mạnh mẽ. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu: “Phát
triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…”. Luật Du lịch 2005
ra đời trở thành công cụ hữu ích góp phần tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, sau khi Luật Du lịch có hiệu lực, việc
chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc thực thi luật. Qua thực tiễn áp dụng đã có một số những quy
định bộc lộ những hạn chế, bất cập, đồng thời có những vấn đề phát sinh
trong thực tiễn nhưng chưa có những quy định bổ sung điều chỉnh. Đó là
những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển du
lịch, đòi hỏi cần nghiên cứu nhằm tăng cường việc thực thi pháp luật về du
lịch, đồng thời tìm ra những bất cập giữa những quy định pháp luật với thực
tiễn thi hành, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
pháp luật về du lịch để đáp ứng tình hình mới trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cho đến nay cũng có một vài nghiên cứu về vấn đề liên quan đến pháp
luật về du lịch như công trình nghiên cứu khoa học của Vụ Pháp chế, Tổng
cục Du lịch với đề tài "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản
lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch" (năm 2001) do Tiến sĩ
Nguyễn Thị Bích Vân làm Chủ nhiệm đề tài, chủ yếu nghiên cứu về thực
trạng công tác quản lý nhà nước qua việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
du lịch; Luận án Tiến sĩ của tác giả Trịnh Đăng Thanh với đề tài "Quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay" (năm
2004) thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng là đề tài nghiên
cứu sâu về góc độ quản lý nhà nước. Cả hai công trình nghiên cứu này đều
thực hiện trước khi Luật Du lịch 2005 ra đời. Một công trình nghiên cứu khác
là Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nga với đề tài "Quản lý nhà nước
về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật" (năm 2008)
nhưng cũng chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về du lịch
bằng pháp luật và những phương hưóng, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về du lịch. Những công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung đi
vào nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhà nước là chủ
thể quản lý với đối tượng quản lý là hoạt động du lịch nói chung chứ không
nghiên cứu chính những quy định pháp luật về du lịch và việc thực thi pháp
luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch mà trong đó chính những cơ
quan nhà nước cũng là đối tượng chấp hành pháp luật trong quá trình thực
hiện quản lý hoạt động du lịch. Trong khi đó, chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập cụ thể đến những tồn tại, bất cập giữa các văn bản pháp luật với
thực tiễn thi hành. Mặt khác, những nội dung nghiên cứu trên là nghiên cứu
hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những quy định pháp luật về du
lịch (Pháp lệnh Du lịch 1999 hay Luật Du lịch 2005 và các văn bản hướng
dẫn) chứ không nghiên cứu về vấn đề thực thi pháp luật trong hoạt động lữ
hành, hướng dẫn du lịch.
Vì vậy, nội dung nghiên cứu đề tài này tập trung vào những quy định
pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch và một số quy định pháp luật liên
quan có nội dung điều chỉnh hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch; thực trạng
việc thi hành pháp luật trong hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt
Nam hiện nay, từ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những tồn tại,
bất cập giữa những quy định so với thực tiễn đến những vấn đề mới nảy sinh
trong quá trình diễn ra hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch đòi hỏi có sự
điều chỉnh của pháp luật; những đề xuất nhằm tăng cường thực thi pháp luật
trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện
những quy định pháp luật về du lịch.
Như vậy, việc nghiên cứu "Pháp luật và thực thi pháp luật trong
hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay" là một việc
làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, là một đòi hỏi cấp
bách hiện nay.
Bên cạnh ý nghĩa khoa học nêu trên, đề tài đặc biệt có ý nghĩa thực
tiễn. Là một đề tài ứng dụng, góp phần cùng ngành Du lịch vận dụng lý luận
khoa học nhà nước - pháp luật vào thực tiễn, thực hiện công cuộc cải cách
hoàn thiện hệ thống pháp luật, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước trong lĩnh vực du lịch.
2. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về pháp luật và thực thi pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch, nghiên cứu những quy định
pháp luật hiện hành và thực trạng thi hành; đề xuất một số giải pháp sửa đổi,
bổ sung hoàn thiện pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch góp phần tăng
cường thực thi pháp luật trong hoạt động du lịch.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ
nghiên cứu là phải hệ thống được những quy định pháp luật hiện hành về lữ
hành, hướng dẫn du lịch, có nghiên cứu một số quy định liên quan, những
cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời tổng hợp, khảo sát đánh giá
những hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch đã phát sinh trong thực tiễn
nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh hay có điều chỉnh nhưng còn bất cập.
Trên cơ sở đó đề xuất những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm hoàn thiện
hệ thống pháp luật hiện hành về du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những văn bản pháp luật về lữ hành, hướng
dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay. Việc thực thi pháp luật trong hoạt động lữ
hành, hướng dẫn du lịch đang diễn ra trong thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung sẽ đi sâu nghiên cứu những quy định pháp luật về lữ hành,
hướng dẫn du lịch trong Luật Du lịch 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Du lịch; nghiên cứu việc chấp hành quy định pháp luật của các tổ chức,
cá nhân hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và việc thực hiện
pháp luật của các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về du lịch.
Về không gian: Thực trạng việc thi hành pháp luật trong hoạt động lữ
hành, hướng dẫn du lịch tại Việt Nam hiện nay.
Về thời gian: Những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn từ khi Luật Du lịch
2005 ra đời và có hiệu lực thi hành cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp luật, luận văn sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh;
Phương pháp hệ thống.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết luận,
kết cấu của Luận văn gồm 3 chương, cụ thể là:
Chương 1: Pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam Chương 2: Thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du
lịch ở Việt Nam
Chương 3: Những đề xuất tăng cường thực thi pháp luật trong hoạt
động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam
lý lữ hành phải nộp lệ phí giấy phép hàng năm. Giấy phép có thể bị thu hồi,
tạm đình chỉ nếu người được cấp giấy phép có hành vi vi phạm pháp luật về
hoạt động kinh doanh du lịch. Người được cấp giấy phép không được chuyển
nhượng giấy phép, phải thông báo cho Cục xúc tiến du lịch Singapore khi
thay đổi địa điểm kinh doanh. Về điều kiện cấp phép, ngoài những điều kiện
về địa điểm kinh doanh, trang thiết bị, con người thì pháp luật Singapore quy
định yêu cầu tối thiểu về khả năng tài chính của người xin cấp phép phải có số
vốn không thấp hơn 100.000 đô la. Pháp luật Singapore quy định chặt chẽ
việc sử dụng trụ sở, người được cấp giấy phép chỉ được sử dụng địa điểm
kinh doanh của mình với mục đích duy nhất là kinh doanh đại lý lữ hành, và
phải đặt biển hiệu tại lối vào văn phòng. Về việc sử dụng hướng dẫn viên,
người được cấp giấy phép chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên du
lịch để hướng dẫn cho khách. Về chương trình du lịch, các chương trình du
lịch tham quan hay mua sắm trong phạm vi Singapore phải được Cục xúc
tiến du lịch phê chuẩn.
2.3.3. Thái Lan
Thái Lan được xác định là một quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch
phát triển nhất trong khu vực, pháp luật về du lịch của Thái Lan có hai văn
bản luật tách riêng, một quy định về cơ quan quản lý gọi là Luật về cơ quan
quản lý du lịch quốc gia Thái Lan và một văn bản gọi là Luật về kinh doanh
du lịch và hành nghề hướng dẫn. Cũng giống như các quốc gia trong khu vực,
Luật về kinh doanh du lịch và hành nghề hướng dẫn của Thái Lan quy định
phải có giấy phép thì mới được phép kinh doanh du lịch. Giấy phép kinh
doanh du lịch do Cơ quan Quốc gia về du lịch Thái Lan (T.A.T) cấp. Người
xin cấp phép nếu là cá nhân phải là người có quốc tịch Thái Lan, nếu là pháp
nhân phải được thành lập theo quy định của pháp luật Thái Lan. Người xin
cấp phép cũng phải nộp một số tiền ký quỹ để bảo đảm rủi ro trong quá trình
hoạt động kinh doanh, sử dụng bồi thường thiệt hại cho khách du lịch. Số tiền
ký quỹ là cố định, nếu sau khi rút ra để bồi thường cho khách, người kinh
doanh du lịch phải nộp bổ sung số tiền ký quỹ cho đủ theo quy định. Giấy
phép kinh doanh du lịch của Thái Lan không được cấp một lần vĩnh viễn như
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam mà chỉ có hiệu lực trong
2 năm kể từ ngày cấp, khi hết hạn người kinh doanh du lịch phải làm thủ tục
xin gia hạn. Giấy phép kinh doanh du lịch có thể bị tạm đình chỉ hay thu hồi
nếu người kinh doanh du lịch có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu đã bị thu hồi
giấy phép thì phải sau 3 năm mới được xem xét cấp lại.
Về hướng dẫn du lịch, pháp luật Thái Lan quy định chỉ những người
được cấp Thẻ Hướng dẫn viên mới được hành nghề hướng dẫn du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch phải là người có quốc tịch Thái Lan, trên 20 tuổi, có
chứng chỉ đã qua khóa đào tạo hướng dẫn, không nghiện rượu, ma túy hoặc
các bệnh lây lan, có đủ năng lực hành vi dân sự, không có tiền án và chưa
từng bị thu hồi thẻ (nếu đã bị thu hồi thẻ thì phải sau 3 năm mới được xem xét
cấp lại). Thẻ hướng dẫn viên của Thái Lan có thời hạn 2 năm, khi hết hạn
Hướng dẫn viên muốn tiếp tục hành nghề phải làm thủ tục xin gia hạn. Hướng
dẫn viên du lịch Thái Lan phải đeo thẻ khi hành nghề và phải sẵn sàng để cho
viên chức có trách nhiệm kiểm tra, nếu vi phạm pháp luật có thể bị tạm đình
chỉ hay thu hồi thẻ.
2.3.4. Nhật Bản
Pháp luật về du lịch của Nhật Bản gồm: Luật Du lịch Nhật Bản, Luật
Cơ quan Quốc gia về du lịch Nhật Bản, Luật Đại lý lữ hành, Luật Hướng dẫn
viên, Luật Phát triển cơ sở lưu trú-Khách sạn du lịch quốc tế.
Hoạt động kinh doanh đại lý du lịch tại Nhật Bản phải xin phép Bộ
trưởng Bộ Giao thông. Kinh doanh lữ hành có Đại lý lữ hành Sơ cấp được cấp
Giấy phép kinh doanh đại lý lữ hành và Đại lý lữ hành thứ cấp là đơn vị đại
diện cho một tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành khác được cấp Giấy
phép Kinh doanh đại lý lữ hành thứ cấp. Giấy phép kinh doanh đại lý lữ hành
có giá trị trong thời hạn 3 năm, khi hết hạn phải làm thủ tục xin gia hạn. Hoạt
động kinh doanh đại lý lữ hành phải nộp một số tiền ký quỹ nhất định theo
quy định của Bộ Giao thông. Đại lý lữ hành phải bổ sung tiền ký quỹ khi thấp
hơn quy định, phải thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về tình hình kinh
doanh cho Bộ trưởng Bộ Giao thông. Đại lý lữ hành chỉ được phép giao kết
hợp đồng với khách du lịch khi có Tư vấn viên lữ hành. Tư vấn viên lữ hành
gồm hai cấp độ là Tư vấn viên lữ hành Tổng hợp và Tư vấn viên lữ hành Nội
địa, các Tư vấn viên không được cùng một lúc làm tư vấn cho nhiều đại lý.
Bộ Giao thông tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ cho Tư vấn viên.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đại lý lữ hành phải niêm yết
công khai mức thu các loại phí dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ
hành (trừ các dịch vụ của chương trình du lịch trọn gói do đại lý tổ chức).
Luật quy định đại lý khi cung cấp dịch vụ phải có Hợp đồng lữ hành, các nội
dung cơ bản của Hợp đồng phải theo mẫu được Bộ trưởng Bộ Giao thông phê
duyệt. Đại lý lữ hành phải có Người điều hành lịch trình của chương trình du
lịch, người được chọn là Người điều hành là một trong số các Tư vấn viên của
đại lý và phải qua khóa đào tạo về hoạt động kinh doanh điều hành chương
trình du lịch do người có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Giao thông.
Các đại lý lữ hành có thể bị xử phạt tiền, tạm dừng hoạt động hay bị thu hồi
Giấy phép kinh doanh đại lý lữ hành nếu vi phạm pháp luật.
Luật về hướng dẫn viên của Nhật Bản quy định: Cá nhân muốn hành
nghề hướng dẫn - phiên dịch cho khách du lịch nước ngoài được gọi là Hướng
dẫn viên phải đỗ kỳ thi cấp thẻ hướng dẫn viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông
tổ chức và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ hướng dẫn viên.
Khác với những quy định pháp luật của các quốc gia khác quy định về điều
kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên, pháp luật Nhật Bản quy định loại trừ
những trường hợp không được cấp thẻ hướng dẫn viên gồm những người bị
kết án tù từ một năm trở lên hay chưa hết thời hạn 2 năm kể từ khi cá nhân
đó chấp hành xong hình phạt tù hay chưa hết 2 năm kể từ thời điểm cá nhân
đó được đặc xá; những người bị mắc bệnh tâm thần hay bệnh truyền nhiễm.
Luật về Hướng dẫn viên của Nhật Bản quy định cụ thể về nội dung kỳ thi cấp
thẻ HDV gồm 5 nội dung: Ngoại ngữ, Địa lý Nhật Bản, Lịch sử Nhật Bản,
Kiến thức chung về lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, chính trị và văn hóa và
Kiểm tra về tính cách. Kỳ thi cấp thẻ HDV do Cơ quan Quốc gia về du lịch
Nhật Bản tổ chức theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông. Khi tổ chức
kỳ thi, Cơ quan Quốc gia về du lịch Nhật Bản phải thành lập Hội đồng thi
tuyển HDV. Cá nhân đỗ kỳ thi tuyển được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp
thẻ hướng dẫn viên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền cấm hướng dẫn
viên hành nghề trong một thời gian hay thu hồi thẻ Hướng dẫn viên nếu
Hướng dẫn viên đó có hành vi vi phạm pháp luật.
Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia trong khu vực
cho thấy, nhìn chung những quy định về lữ hành, hướng dẫn du lịch tương đối
giống so với những quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có
những quy định của các nước thể hiện sự chặt chẽ trong quản lý như: những
quy định về bắt buộc nộp ký quỹ đối với cả kinh doanh lữ hành nội địa và lữ
hành quốc tế; quy định bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khi mở
thêm chi nhánh phải nộp bổ sung tiền ký quỹ; quy định trách nhiệm của đại lý
lữ hành và quy định phân loại cấp bậc của hướng dẫn viên du lịch.
2.4. Thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành
Kinh doanh lữ hành là hoạt động trung tâm của hoạt động du lịch nói
chung, lữ hành là cầu nối đưa khách du lịch đến với các tuyến, điểm du lịch,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao ý thức pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân đội Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật Luận văn Luật 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Những qui định của pháp luật về hoạt động m & a và thực tiễn m & a tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top