Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nêu trình, tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

PHẦN MỞ BÀI


Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm nhưng người được quy định tại khoản 1 từ điểm a đến điểm h điều 1 của pháp lệnh (*)
Bên cạnh những quyền lợi và quền hạn của mình thì cán bộ, công chức phải thực hiện những nhiệm vụ và nghĩa vụ nhất định. Khi có sự vi phạm một trong những nội dung sau thì cán bộ công chức sẽ bị xủ lý kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003; Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hay bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. (*) Với các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định.

PHẦN NỘI DUNG

I. TRÌNH TỰ THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.

1. Thành lập hội đồng kỷ luật.
Đây là bước đầu tiên trong trình tự xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức. Việc thành lập hội đồng kỷ luật phải tuân thủ những quy định tại nghị định của chính phủ số 35/ 2005/NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Thứ nhất: thành phần của hội đồng kỷ luật gồm: Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:1. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2. Một ủy viên Hội đồng là thay mặt Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị; 3. Một ủy viên Hội đồng là thay mặt cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra); 4. Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật; 5.Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm. Trường hợp người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý. Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp; Một ủy viên là thay mặt đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị; Một ủy viên là thay mặt Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật. Một lưu ý là khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Thứ 2: Hội đồng kỷ luật có thể mời thay mặt của tổ chức chính trị, chính trị xã hội có cán bộ, công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp. Tuy nhiên các thành phần được mời này khi dự họp Hội đồng kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
Thư 3: Chỉ định Thư ký Hội đồng kỷ luật. Thư ký Hội đồng kỷ luật là cán bộ, công chức thuộc bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
2. Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
Bước chuẩn bị cho cuộc họp hội đồng kỷ luật là một bước tương đối quan trọng chuẩn bị những nội dung cho cuộc họp hội đồng kỷ luật trong bước này cần thực hiện những công việc sau.
Thư nhất: Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Thứ hai: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thư ba: lập hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật. Hồ sơ gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
Thứ tư: Gửi giấy triệu tập. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.Trường hợp nếu cán bộ, công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hay trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
3. họp Hội đồng kỷ luật.
Họp hội đồng kỷ luật là một bước quan trọng nhất trong trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đôi với cán bộ công chức. Tại cuộc họp này hình thức kỷ luật sẽ chính thức được đưa ra làm cơ sở để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của người vi phạm kỷ luật đưa ra quyêt định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.
Trong cuộc họp này cũng phải tiến hành theo một trình tự thủ tục nhất định đã được quy định tại nghị định của chính phủ số 35/ 2005/NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trình tự đó gồm các bước sau.
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
6. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
8. Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
4. Ra quyết định kỷ luật.
Ra quyết định kỷ luật là một bước cuối cùng chính thức hóa toàn bộ hoạt động xử lý kỷ luật đôi với cán bộ, công chức. Công việc này được tiến hành bởi người đứng đầu cơ quan, tổ chưc, đơn vị của người vi phạm kỷ luật, dựa trên kết quả làm việc của hội đồng kỷ luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.
Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hay ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Khiếu nại và khởi kiện
Đây là bước có thể có hay không có. Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận hay Tòa án phán quyết là bị oan thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết luận hay từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai kết luận hay phán quyết trên đến toàn thể cán bộ, công chức đồng thời phải có trách nhiệm bồi hoàn những quyền lợi chính đáng đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tiến hành không đúng quy định về nội dung, hình thức, quy trình xử lý thì người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức tổ chức lại việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức theo đúng quy định.
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy qua sự trình bày trên ta thấy một khi cán bộ, công chức có vi phạm kỷ luật thì phải được xử lý kỷ luật theo một trình tự thủ tục nhất định. Trình tự thủ tục này được quy định cụ thể tại nghị đinh của chính phủ số 35/2005/ NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trình tự thủ tục đó gồm các bước: Thành lập hội đồng kỷ luật; công tác chuẩn bị họp hội đồng kỷ luật; họp hội đồng kỷ luật; ra quyêt định kỷ luật; khiếu nại và khởi kiện và việc giải quyết (nếu có)
Tuy nhiên không phải bất kỳ việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức điều phải tuân thủ đầy đủ các bước như đã trình bày ở trên mà trong một số trường hợp cán bộ công chức vi phạm pháp luật như việc thực hiện hành vi tội phạm mà đã được Tòa án tuyên thì việc xử lý kỷ luật không phải tiến hành theo tuần tự các bước như đã nêu trên mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào bản án của Tòa án để ra quyết định xử lý kỷ luật.

PHẦN PHỤ LỤC I

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 35/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005
VỀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
(Trích một số điều có lien quan)
Điều 2. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
2. Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003.
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hay bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 6. Khiếu nại, khởi kiện
1. Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật
Điều 11. Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức. Hội đồng kỷ luật làm việc theo các quy định tại Nghị định này và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một ủy viên Hội đồng là thay mặt Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Một ủy viên Hội đồng là thay mặt cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra);
d) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật;
đ) Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm.
3. Trường hợp người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý. Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm :
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp;
b) Một ủy viên là thay mặt đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị;
8- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 7: Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, còng chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8: Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định cấp trên; khi có căn cứ để đánh giá là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường họp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải chấp hành nhưng phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Điều 15: Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hay thoái thác nhiệm vụ, công vụ; Không được gây bè phái mất đoàn kết, cục bộ hay tự ý bỏ việc.
Điều 16: Cán bộ, công chức công được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Điều 17: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hay tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cộng ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và ngoài nước về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Điều 19: - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan; vợ hay chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hay chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hay mua bán vật tư, hàng hoá, giao định, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nghiên cứu quá trình tự làm sạch nguồn nước ở một số ao, hồ ở quận Thủ Đức Khoa học Tự nhiên 0
T Trình tự thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyến bố phá sản doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
N Những vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do ngân hàng thế giới Luận văn Luật 0
T Tiểu luận: : Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này Luận văn Luật 0
N Tiểu luận: Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
P Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH Tài liệu chưa phân loại 2
P [Free] Đề tài Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top