daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối



MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................4
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................4
3. Ý nghĩ của đề tài .....................................................................................................4
3.1.Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ......................................................................4
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................5
1.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................5
1.1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................5
1.2. Tổng quan hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................ 7
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới ........................7
1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam .........................9
1.3.Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam .........11
1.3.1. Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới...........................11
1.3.2.Quản lý ô nhiễm môi trường KCN tại Việt Nam.............................................15
1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai...................................................................................................21
1.4.1. Công tác quan trắc kiểm soát khí thải, nước thải............................................22
1.4.2. Công tác thanh, kiểm tra .................................................................................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu ............................................................24
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................25
2.4.3. Phương pháp thống kê.....................................................................................25
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích......................................................................25
2.4.5. Các thiết bị quan trắc và phân tích..................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................28
3.1. Thực trạng môi trường khu công nghiệp Tằng Loỏng......................................28
3.1.1. Đặc điểm nguồn thải các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp Tằng Loỏng....28
3.1.2. Thực trạng môi trường không khí ...................................................................29
3.1.3. Thực trạng môi trường nước ...........................................................................39
3.1.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn..........................................................45
3.2. Thực trạng công tác quản lý và BVMT tại KCN Tằng Loỏng ..........................49
3.2.1. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các sở ban, ngành chính
quyền địa phương......................................................................................................49
3.2.2. Công tác quản lý và BVMT của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN .......51
3.2.3. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc.........................................................................56
3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nguồn thải KCN Tằng Loỏng..........57
3.3.1. Giải pháp Đầu tư cơ sở hạ tầng.......................................................................57
3.3.2. Giải pháp quản lý và BVMT KCN Tằng Loỏng.............................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Kiến nghị...............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC 1. Lý do chọn đề tài
Lào Cai đang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ. Quan điểm của tỉnh là tập trung ưu tiên đầu tư phát triển những ngành
kinh tế mũi nhọn, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm
đến phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật
liệu xây dựng, phân bón, hóa chất gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó, KCN Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng là KCN trọng điểm của tỉnh Lào Cai tập trung nhiều nhà
máy sản xuất hóa chất và luyện kim bao gồm: sản xuất phốt pho vàng, Apatit; luyện
đồng; luyện gang thép, sản xuất axit, phân,... hoạt động sản xuất của các cơ sở trong
KCN đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho
người lao động địa phương.
Khu công nghiệp Tằng Loỏng được thành lập tại Quyết định số: 601/QĐ-
UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập KCN Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích: 1.100 ha theo Quyết định
số 285/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch
chi tiết và điều chỉnh mở rộng khu công nghiệp Tằng Loỏng, tỷ lệ 1/2000. Trong đó
đất quy hoạch cho khu công nghiệp là 653,21ha. Tính đến thời điểm hiện nay Khu
công nghiệp có 28 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 16.699 tỷ đồng, với
15 dự án thuộc thành phần sản xuất chế biến sâu khoáng sản đã đi vào hoạt động
sản xuất ổn định.
Với tổng lượng chất thải được tổng hợp của 15 dự án đang hoạt động ổn định
trong KCN Tằng Loỏng được tính toán sơ bộ như sau: Tổng lượng nước thải phát
sinh tại KCN Tằng Loỏng 23.385 m3/ngày đêm, trong đó: Nướ c thải sinh hoaṭ
662,472 m3/ngày đêm; nướ c thải công nghiêp ̣ 214.417,08 m3/ngày.đêm; tổng lượng
chất thải rắn phát sinh tại KCN Tằng Loỏng là 1.253.961 tấn/năm (chủ yếu là xỉ
thải). Cụ thể khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường được thống kê theo
Báo cáo ĐTM của các cơ sở theo nhóm như sau: Nhóm sản xuất hóa chất (gồm các
nhà máy sản xuất phốt pho và axit): 138.860 tấn/năm; Nhóm sản xuất phân bón và phụ gia thức ăn gia súc: 957.120 tấn/năm; Nhóm sản xuất luyện kim: 36.688
tấn/năm; Nhóm khác (gồm: nhà máy tuyển Apatit, Nhà máy xử lý và chế biến chất
thải rắn, nhà máy sản xuất bao bì): 121.293 tấn/năm.
Về tổng lượng khí thải: Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ĐTM của các cơ sở
thì tổng lưu lượng khí thải của các cơ sở trong KCN Tằng Loỏng đến năm 2015 là
925.972 Nm3/h. Trong đó: Nhóm sản xuất hóa chất 198.700 Nm3/h; Nhóm sản xuất
phân bón và phụ gia thức ăn gia súc 592.102 Nm3/h; Nhóm sản xuất luyện kim
135.100 Nm3/h
Hầu hết mỗi cơ sở đã đầu tư công trình xử lý môi trường, toàn bộ chất thải ra
môi trường yêu cầu phải được xử lý đạt tiêu chuẩn thải. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
một số cơ sở trong quá trình hoạt động để xảy ra sự cố môi trường tại một số thời
điểm (rò rỉ khí thải, nước thải chưa được xử lý triệt để hay sự cố tràn hồ thải...) gây
ô nhiễm môi trường cục bộ. Bên cạnh đó, vị trí khu công nghiệp nằm trong thung
lũng lòng chảo có dãy đồi, núi vây quanh, tập trung các nhà máy có loại hình sản
xuất cũng như chất thải tương đồng, mặc dù từng cơ sở đã có biện pháp xử lý môi
trường xong cới các loại hình sản xuất công nghiệp nặng, chế biến sâu khoáng sản,
cùng thời điểm các nhà máy đều hoạt động không tránh khỏi tác động cộng hưởng
giữa các nhà máy về chất thải (bụi, khói, khí, nước thải) gây ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh, tác động tới cuộc sống của dân cư quanh khu vực, tạo ra nhiều
xung đột giữa người dân và doanh nghiệp.
Các sự cố đã xảy ra tạo xung đột giữa giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
và giữa doanh nghiệp với người dân đã xảy ra các trường hợp như: Sự cố cháy phốt
pho của các nhà máy sản xuất phốt pho vàng (trong quá trình vệ sinh lò, đổ tràn ra
ngoài môi trường,...); Sự cố nước thải sản xuất của nhà máy phốt pho vàng Đức
Giang làm chết cá tại hồ của Nhà máy phốt pho vàng Đông Nam Á; Sự cố nước thải
sản xuất sau xử lý của Nhà máy tuyển Apatit, Supe lân và các nhà máy sản xuất
phốt pho vàng,... đã gây ra chết gia súc, cá và lúa của người dân; Hiện tượng cháy,
táp lá thực vật của các hộ dân khu vực thôn Khe Khoang (năm 2011) được xác định
là do khí SO2 của 06 nhà máy hoạt động sản xuất tại thời điểm đó thải ra môi trường;
Hiện tượng cây bồ đề bị rụng lá, thân khô ủa các hộ dân thôn Khe Chom (10/2012) được xác định là do sự cộng hưởng của tất cả các loại khí thải của các nhà máy
trong KCN Tằng Loỏng, trong đó 02 khí SO2 và CO phát sinh ở hầu hết trong quá
trình sản xuất của các nhà máy, có tính độc hại và nhạy cảm cao không chỉ với con
người mà còn với cây cối, nhất là những loại cây bồ đề có sức chống chịu kém;...
Và còn không ít sự cố đã xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp trong KCN Tằng Loỏng từ trước đến nay, liên quan đễn xung đột về lĩnh
vực môi trường, Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan
phân tích hợp lý, hợp tình để giải quyết xung đột giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp và giữa doanh nghiệp với người dân, phân tích một cách khoa học, khách
quan để các doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ bị thiệt hại.
Trong thời gian tới, KCN Tằng Loỏng sẽ có thêm nhiều dự án sản xuất chế
biến sâu khoáng sản lớn đi vào hoạt động càng khẳng định sự lớn mạnh của ngành
công nghiệp Lào Cai, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì KCN
Tằng Loỏng cũng phải đối mặt với nguy cơ sự cố môi trường ngày càng lớn. Do
hoạt động sản xuất luôn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
môi trường xung quanh. Các loại chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất của
các nhà máy đều có khả năng phát tán nhanh trên diện rộng sẽ gây ra những sự cố
môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, để giảm thiểu những tác động tiêu cực về môi trường
trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN Tằng Loỏng, đồng thời
nhằm đánh giá một cách khách quan mức độ ô nhiễm trên cơ sở khoa học kết hợp
với thực tiễn, hướng tới xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống xung quanh KCN. Được sự nhất
trí của Nhà trường và dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tui tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý
tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng môi trường KCN Tằng Loỏng, thực trạng công tác quản lý
và bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong KCN từ đó đề xuất giải pháp quản lý
nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng môi trường: Không khí, nước thải, chất thải rắn tại
KCN Tằng Loỏng.
- Thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN Tằng Loỏng:
Các cơ sở sản xuất kinh doanh khu công nghiệp Tằng Loỏng; các cơ quan quản
lý Nhà nước và chính quyền địa phương về môi trường đối với khu công nghiệp
Tằng Loỏng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường.
3. Ý nghĩ của đề tài
3.1.Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế phục vụ cho công tác
quản lý và bảo vệ môi trường.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về các giải pháp
bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng môi trường, những kết quả đạt được và những tồn
tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường từ đó đề xuất các giải pháp xử lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại KCN Tằng Loỏng. CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Các khái niệm về môi trường
- Môi trường: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hay biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hay biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Sức chịu tải môi trường: Là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các
nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.
- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường: Bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.
- Khu công nghiệp (KCN): là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
- Khu chế xuất (KCX): Là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN đã quy định. - Khu kinh tế (KKT): Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi
trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa
lý xác định,... KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan,
khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.
1.1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính
phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. [25].
Các quy chuẩn áp dụng: QCVN 08 - MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm
Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top