Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân sách nhà nước vừa là nguồn kinh phí được nhà nước sử dụng để tài trợ cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước, vừa là công cụ để nhà nước thực hiện các dịch vụ công, chi phối, điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước. Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Trong đó, việc hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách nhà nước luôn được đảng và nhà nước coi là một nội dung quan trọng hàng đầu.
Ngân sách huyện là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta, ngân sách huyện là nguồn tài chính chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong những năm vừa qua ngân sách huyện đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiên tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước. Để có thể tiếp tục phát huy vai trò của ngân sách huyện trong tiến trình đổi mới đất nước, đòi hỏi phải hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại cấp huyện. Từ khi luật ngân sách nhà nước năm 2002 ra đời, việc quản lý chi ngân sách ở huyện đã có những bước tiến đáng kể tuy nhiên vẫn không khỏi còn nhiều bất cập.
Huyện Ứng hoà là một huyện thuộc tỉnh hà tây, huyện có địa bàn rộng, nguồn thu trên địa bàn lại thấp, chủ yếu là dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên, trình độ của một số cán bộ kế toán cơ sở còn hạn chế. Khắc phục những khó khăn trên huyện ứng hoà đã hoàn thành tốt công tác quản lý thu – chi ngân sách trên địa bàn, góp phần đưa tình hình kinh tế xã hội của huyện phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý cũng không tránh khỏi những vướng mắc, sai phạm, đặc biệt là trong vấn đề quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện. Nhận thức được vấn đề trên, đồng thời qua quá trình thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch huyện Ứng hoà, em nhận thấy cần tìm hiểu về quá trình quản lý chi ngân sách tại huyện Ứng hoà do đó em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - tỉnh Hà tây“. Để hoàn thành bản chuyên đề này trước hết em xin chân thành Thank tới các cô chú và các anh chi cán bộ công nhân viên chức trong phòng tài chính kế hoạch đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS – TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình hướng dẫn em để hoàn thành chuyên đề này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em bao gồm những nội dung chính sau đây:
Chương 1: lý thuyết chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây.



CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Khái niệm chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp và không thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính: cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, hay tạo điều kiện nâng cao hiệu quản của nền kinh tế.
Xét từ góc độ nền kinh tế nói chung (quan điểm kinh tế công cộng), chi tiêu công được xem là các khoản chi phí gắn liền với việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về hàng hoá công cộng. Như vậy nó có thể bao gồm cả chi phí cung cấp hàng hóa dịch vụ từ ngân sách nhà nước lẫn từ khu vực tư nhân theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước (khu vực nhà nước) và của toàn dân khi cùng tham gia vào các hoạt động do chính phủ quản lý. Đây là một khái niệm tương đối rộng và đang dần dần được đưa ra hiện nay.
Chi tiêu công cũng có thể hiểu là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được nhà nước và các cơ quan nhà nước mua sắm. Theo quan điểm này, chi tiêu công không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước. Chi phí mua sắm này được trang trải từ nguồn thu thuế, vay nợ trong nước, vay nợ, viện trợ nước ngoài.
Xét từ góc độ hẹp hơn của chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chính phủ nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau: về kinh tế, xã hội lẫn cả mục đích chính trị. hay đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể được coi là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Trên thực tế, việc xem xét đánh giá chi tiêu công theo khái niệm bao gồm cả chi phí của toàn dân cho hàng hoá công cộng là rất khó thực hiện, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy thông thường (và ở Việt Nam) người ta hay xem xét vấn đề chi tiêu công từ góc độ chi tiêu của chính phủ, hay nói cách khác là chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực cụ thể.
Như vậy đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể hiểu Chi ngân sách nhà nước (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu do chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp… hay nói cách khác: “chi của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.”
1.1.1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
Thực chất chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của ngân sách nhà nước. Song việc cung cấp này có những đặc thù riêng:
- Thứ nhất: chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ.
- Thứ hai: tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính một yêu cầu đặt ra là: khi xem xét, đánh giá về các khoản chi ngân sách nhà nước caanf sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác dụng, ảnh hưởng của các khoản chi ở tầm vĩ mô.
- Thứ ba: xét về mặt tính chất, phần lơn các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy các nhà quản lý tài chính cần có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước.
1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Bản chất chi ngân sách nhà nước
Xét về mặt bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm anh ninh quốc phòng.
Chi ngân sách nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách nhà nước, ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi tiêu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn luôn được nhà nước quan tâm.
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản chi của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.
1.1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước
* Mục tiêu phân phối lại thu nhập:
Phân phối lại thu nhập có lẽ là một động cơ quan trọng đứng đằng sau nhiều chính sách của chính phủ. Chính phủ có thể thực hiện mục tiêu này bằng nhiều cách như đánh thuế luỹ tiến và chi trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng là công cụ phân phối lại trực tiếp nhất mà chính phủ thường dùng. Ngoài ra, nhiều chương trình khác cũng chủ động nhằm mục tiêu phân phối lại hay màng hàm ý phân phối. Việc chính phủ cung cấp các dịch vụ y tê, giáo dục, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác đều là trọng tâm của các chính sách phân phối lại.
Ngoài ra, các hoạt động điều tiết của chính phủ như bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm… cũng đều mang hàm ý phân phối. Cúng như việc can thiệp của chính phủ nhằm mục tiêu phân bổ nguồn lực, các chính sách phân phối lại đều hàm chứa những chi phí nhất định về tính hiệu quả.
* Mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế
Các chính sách chi tiêu của chính phủ có một vai trò thiết yếu đối với việc đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Do đó để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hay cầu hàng hoá trên thị trường. Sự tác động này không chỉ được thực hiện thong qua thuế mà còn được thực hiện thông qua chính sách chi tiêu của Ngân sách nhà nước. Bằng nguồn vốn cấp phát của chi tiêu Ngân sách nhà nước hàng năm, các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hoá tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên có cao hay xuống quá thấp, nhờ lực lượng dự trữ hàng hoá và tiền, chính phủ có thể điều hoà cung - cầu hàng hoá, vật tư để bình ổn giá cả trên thị trường, bảo vệ quyền lời người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Chính phủ cũng có thể sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt ngân sách, nghĩa là cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp lãng phí trong chi tiêu.
1.1.3 Nội dung của chi ngân sách nhà nước
1.1.3.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước
Chi về kinh tế: chi đầu tư vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước; chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; chi cho quỹ bảo trợ phát triển đối với các chương trình dự án phát triển kinh tế, chi cho sự nghiệp kinh tế, chi cho dự trữ nhà nước.
Chi về văn hoá xã hội: chi ch các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; chi cho các chương trình quốc gia; chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp.
Chi cho bộ máy nhà nước: chi cho hoạt động của quốc hội, chính phủ, các bộ, hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính các cấp, toà án và viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Chi cho quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Chi trả nợ nước ngoài.
Chi viện trợ nước ngoài.
Chi bổ xung quỹ dự trữ tài chính.
Chi khác.
1.1.3.2 Phân loại chi ngân sách nhà nước
Tuỳ theo yêu cầu của việc phân tích đánh giá và quản lý ngân sách trong từng thời kỳ người ta có thể phân chia các khoản chi ngân sách nhà nước theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta trước đây, nội dung các khoản chi ngân sách nhà nước được phân loại dựa trên các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách phân loại chủ yếu thời kỳ này. Theo chức năng nhiệm vụ của nhà nước, nội dung chi tiêu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Chi kiến thiết kinh tế.
- Chi văn hoá - xã hội.
- Chi quản lý hành chính.
- Chi an ninh, quốc phòng.
- Các khoản chi khác.
Trong các nền kinh tế thị trường và ở nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu ngân sách nhà nước theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bầy nội dung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta có thể nhận rõ và phân tích đánh giá những chính sách, chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia ra các nội dung sau đây:
Chi thường xuyên:
Là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì “ đời sống quốc gia”. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước.
* Chi thường xuyên gồm có
- Chi về chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà các cơ quan nhà nước cần thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trên các lĩnh vực quốc phòng an ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng…
- Chi phí liên quan đên sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó.
- Chi phí do sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng như: trợ cấp cho các cơ quan nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của chính phủ…
* Chi đầu tư phát triển : là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia, bao gồm
- Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ
- Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị.
- Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Các chi phí chuyển nhượng đầu tư.
- Những chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi hay trợ cấp cho những pháp nhân kinh tế công hay tư để thực hiện các nhiệm vụ đồng loại với các nhiệm vụ nêu trên, nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
Ngoài ra còn có thể phân loại chi ngân sách nhà nước theo các ngành kinh tế, theo tính chất của quá trình tái sản xuất xã hội.

1.2 NGÂN SÁCH HUYỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN
1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước và Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.2.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực phân
Phối giữa các thành viên xã hội. các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi ngân sách nhà nước không hoạt động một cách riêng lẻ, rời rạc mà có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hệ thống ngân sách nhà nước. Như vậy “Hệ thống Ngân sách nhà nước là tổng hợp ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương và được thực hiện theo những quy luật, nguyên tắc nhất định”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và văn bản hướng dẫn thi hành – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Nhà xuất bản tài chính
3. Các văn bản hướng dẫn việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách của sở tài chính tỉnh Hà tây.
4. Trường ĐH KTQD, Khoa Ngân hàng – tài chính, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2002.
5. Trường ĐH KTQD, khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản lao động Hà nội – 2003.
6. Tạp chí thanh tra tài chính số 32/2005, 39/2005.
7. Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 36/2005, 38/2005.
8. Tạp chí tài chính số tháng 7/2005, tháng 8/2005.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Chi ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước 5
1.1.2.1 Bản chất chi ngân sách nhà nước 5
1.1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước 5
1.1.3 Nội dung của chi ngân sách nhà nước 6
1.1.3.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước 6
1.1.3.2 Phân loại chi ngân sách nhà nước 7
1.2 ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách huyện 9
1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước và Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 9
1.2.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 9
1.2.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 11
1.2.2 Ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước 12
1.2.2.1 Vai trò, vị trí của ngân sách huyện 12
1.2.2.2 Chi ngân sách huyện theo nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 13
1.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách huyện 16
1.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện 16
1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách huyện 17
1.2.3.3 Kế toán và quyết toán chi ngân sách huyện 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ - TỈNH HÀ TÂY 20
2.1 đôi nét về huyện ứng hoà và phòng tài chính- kế hoạch huyện ứng hoà 20
2.1.1 Đôi nét về huyện Ứng Hoà 20
2.1.1.1 Đặc điểm địa bàn 20
2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 21
2.1.2 Đôi nét về phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ứng hoà 22
2.2 thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ứng hoà 24
2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 24
2.2.2 Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 26
2.2.2.1 Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 26
2.2.2.2 cách cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 34
2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 35
2.3 đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách huyện ứng hoà 35
2.3.1 Những kết quả đạt được trong những năm qua 35
2.3.2 Những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới 40
2.3.2.1 Hạn chế trong lập dự toán ngân sách huyện 40
2.3.2.3 Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ TỈNH HÀ TÂY 45
3.1 Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách trên địa bàn huyện. 45
3.2 căn cứ và khả năng của ngân sách, huyện cần đổi mới cơ cấu chi để bố trí các khoản chi sao cho có hiệu quả nhất. 48
3.3 Cơ quan tài chính cần làm tốt chức năng của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa với kho bạc nhà nước và các cơ quan đơn vị khác trong quá trình quản lý điều hành ngân sách. 51
3.4 tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn nữa các khoản chi ngân sách. 54
3.5 quản lý và phân cấp ngân sách xã một cách có hiệu quả hơn, khuyến khích sự chủ động trong cân đối ngân sách tại xã 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hiền Trần

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà Tây





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3

1.1 Chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước 4

1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2.1 Bản chất chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước 5

1.1.3 Nội dung của chi ngân sách nhà nước 6

1.1.3.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước 6

1.1.3.2 Phân loại chi ngân sách nhà nước 7

1.2 ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách huyện 9

1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước và Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 9

1.2.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 9

1.2.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 11

1.2.2 Ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước 12

1.2.2.1 Vai trò, vị trí của ngân sách huyện 12

1.2.2.2 Chi ngân sách huyện theo nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 13

1.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách huyện 16

1.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện 16

1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách huyện 17

1.2.3.3 Kế toán và quyết toán chi ngân sách huyện 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ - TỈNH HÀ TÂY 20

2.1 đôi nét về huyện ứng hoà và phòng tài chính- kế hoạch huyện ứng hoà 20

2.1.1 Đôi nét về huyện Ứng Hoà 20

2.1.1.1 Đặc điểm địa bàn 20

2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 21

2.1.2 Đôi nét về phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ứng hoà 22

2.2 thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ứng hoà 24

2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 24

2.2.2 Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 26

2.2.2.1 Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 26

2.2.2.2 cách cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 34

2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 35

2.3 đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách huyện ứng hoà 35

2.3.1 Những kết quả đạt được trong những năm qua 35

2.3.2 Những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới 40

2.3.2.1 Hạn chế trong lập dự toán ngân sách huyện 40

2.3.2.3 Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ TỈNH HÀ TÂY 45

3.1 Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách trên địa bàn huyện. 45

3.2 căn cứ và khả năng của ngân sách, huyện cần đổi mới cơ cấu chi để bố trí các khoản chi sao cho có hiệu quả nhất. 48

3.3 Cơ quan tài chính cần làm tốt chức năng của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa với kho bạc nhà nước và các cơ quan đơn vị khác trong quá trình quản lý điều hành ngân sách. 51

3.4 tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn nữa các khoản chi ngân sách. 54

3.5 quản lý và phân cấp ngân sách xã một cách có hiệu quả hơn, khuyến khích sự chủ động trong cân đối ngân sách tại xã 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60





/tai-lieu/chuyen-de-giai-phap-nham-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-huyen-ung-hoa-tinh-ha-tay-92092/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


GDP tăng dần qua các năm, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất phát triển rất khả quan. Đây là một nỗ lực rất lớn của huyện khi mà xuất phát ban đầu của huyện còn khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, huyện còn nằm trong vùng phân lũ của trung ương, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, y tế vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đặc biệt trong lĩnh vực khai thác nhiệm vụ thu ( huyện nhiều năm mất cân đối thu chi, 70 – 80% thu ngân sách huyện do ngân sách tỉnh bổ xung ) vì vậy vấn đề quản lý chi ngân sách huyện một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế là một việc quan trọng và rất cần thiết.
2.1.2 Đôi nét về phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ứng hoà
Phòng Tài chính- Kế hoạch trước năm 2001 là phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư riêng rẽ sau khi có quyết định số : 160/QĐ-UB ngày 12/7/ 2001 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà tiến hành sát nhập phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư trước đây và nay đổi tên là phòng Tài chính- Kế hoạch.
Phòng Tài chính Kế hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà, là cơ quan tham mưu cho huyện uỷ uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà về xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách dài hạn (5 năm), ngắn hạn (1 năm) trên cơ sở nghị quyết, chế độ chính sách của cấp trên và tình hình thực tế địa phương.
Phòng Tài chính- Kế hoạch Ứng hoà là cơ quan trực thuộc huyện. Phòng có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách trên địa bàn huyện theo luật ngân sách và sự phân cấp quản lý của nhà nước.
Thông qua chức năng nhiệm vụ công tác quản lý về mặt tài chính còn thực hiện chức năng làm tham mưu giúp huyện uỷ, hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện tham gia xây dựng các chương trình, các đề án phát triển kinh tế – xã hội quản lý nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.
Quản lý thu, chi ngân sách huyện , quản lý các đơn vị dự toán sử dụng kinh phí của NSNN.
Quản lý nhà nước về tài chính, các loại hình kinh tế theo sự phân cấp quản lý của tỉnh.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ứng hoà là:
- Lập dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách. Sau khi ngân sách được duyệt có trách nhiệm giúp UBND huyện tổ chức thực hiện.
- Thông qua theo dõi, nghiên cứu, phân tích kinh tế, tham gia ý kiến với các phòng ngành ở huyện hay ở cơ sở về tính toán nhu cầu đầu tư, phương hướng đầu tư, biện pháp và nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập dự toán ngân sách, quyết toán theo luật ngân sách.
- Tổ chức kiểm tra hay phối hợp kiểm tra tài chính, kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản của xã, hợp tác xã, cơ quan, doanh nghiệp do huyện quản lý.
- Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch KT-XH 5 năm, hàng năm.
- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
- Thẩm định, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản của các cơ sở do UBND huyện phê duyệt dự toán theo quy định của pháp luật.
- Thẩm định đăng ký kinh doanh các HTX trên địa bàn, xét đăng ký kinh doanh cho các hộ sản xuất kinh doanh theo nghị định 02/CP và hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thành lập theo nghị định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cho.
Phòng tài chính- kế hoạch có tất cả 13 đồng chí có trình độ thấp nhất là trung cấp chuyên ngành trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tài chính – kế hoạch.
Trong những năm vừa qua tuy phòng tài chinh – kế hoạch đã gặp phải rất nhiều khó khăn như nguồn thu trên địa bàn thấp chủ yếu là dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên địa bàn lại rộng, trình độ chuyên môn của một số cán bộ kế toán cơ sở lại chưa đồng đều, công tác quản lý theo nề nếp cũ vẫn còn tồn tại, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Tuy nhiên, phòng đã hoàn thành xuất sắc công tác quản lý tài chính ngân sách huyện, xã mà huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện giao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
Từ những thuận lợi và khó khăn phòng tài chính kế hoạch luôn xác định được vai trò của mình, không ngừng học hỏi, đoàn kết nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ
2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà
Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán đã được phòng tài chính kế hoạch huyện ứng hoà đã phối hợp cùng uỷ ban nhân dân huyện và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công tác lập dự toán chi ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị chủ động hơn trong nhiệm vụ chi của mình.
Hàng năm, căn cứ vào thông tư số 5/2004/TT-BTC ngày 10/6/2004 của bộ tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và sự hướng dẫn cụ thể của sở tài chính Hà tây về một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với uỷ ban nhân dân huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện ứng hoà, sau đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo biểu mẫu. Trên cơ sở các dự toán đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách của huyện. Trong thời kỳ ổn định ngân sách (2004 – 2006) việc xây dựng dự toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là
- Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao.
- Đảm bảo ổn định số bổ xung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao.
- Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Nhìn chung, từ khi thực hiện theo tinh thần của luật ngân sách năm 2002, công tác lập dự toán ngân sách tại huyện đã được đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Các đơn vị dự toán trực thuộc đã tiến hành lập dự toán chi của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán được lập ra cơ bản đã dần sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn huyện, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị dự toán đều đã thực hiện được, một số đơn vị lập dự toán còn chưa đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của huyện. Nguyên nhân là do trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế, ở một số đơn vị cơ sở công tác lập dự toán chưa thật được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý ngân sách vì vậy chúng ta cần thấy được tầm quan trọng của nó và những tồn tại trên cần được chấn chỉnh trong thời gian tới.
2.2.2 Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Ứng hoà
2.2.2.1 Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây
Trong những năm vừa qua tình hình chi ngân sách ở huyện ứng hoà về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc và nhiệm vụ chi đã được phân cấp: Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách tỉnh giao kế hoạch, huyện Ứng hoà đã căn cứ vào tình hình cụ thể để bố trí phân bổ kinh phí cho các ban ngành,các trường học,các cơ quan thụ hưởng ngân sách trên sơ sở tiết kiệm theo định mức chi tiêu đạt hiệu quả cao. Trong công tác chi ngân sách do việc giao dự toán cho các đơn vị kịp thời và chi tiết , đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động được nguồn lên kế hoạch điều hành chi phục vụ hoàn thành các nhiệm vụ.
Trong kế hoạch giao huyện dùng tiết kiệm giành để bổ sung cho các nhu cầu đột xuất ngoài dự toán giao, các khoản phát sinh trong năm, chủ yếu bổ xung cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện và các khoản phát sinh đột xuất khác. Từ năm 2002, tất cả các ban ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức đảng đều mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, thực hiện chi theo tiêu chuẩn định mức đã ghi trong dự toán, luật ngân sách nhà nước năm 2002 ra đời đã cơ bản giúp cho công tác quản lý ngân sách có nhiều thuận lợi.
Bảng tình hình chi ngân sách tại huyện ứng hoà (từ năm 2003-2005)
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
2004/2003
2005/2004
Bình quân
Tổng chi NS
57819
76169
132
63026
74685
118
67532
90738
134
98
121
110
Chi thường xuyên
39662
56012
141
51985
57110
110
57285
72948
127
102
128
115
- Chi SN kinh tế
1669
2259
135
2466
3136
127
2619
4014
153
139
128
133
- Chi SN GDĐT
29708
42056
142
31297
33384
107
33829
41319
122
79
124
102
- Chi SN y tế
1025
1215
119
280
283
101
1467
1806
123
23
638
331
- Chi SN VHTT, TDTT
564
1215
15...
ad cho em link tải tài liệu này với, em Thank ad ạ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top