Download miễn phí Đề tài Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch





Cứ vào đầu xuân khi hoa mai điểm trắng vườn, hoa đào nở rộ trước sân,

tranh tết chưa nhạt màu, hương xuân còn ngào ngạt thì nhân dân huyện Sóc Sơn

lại niềm nở tiếp khách thập phương về dự lễ hội đền Gióng.

Đền Gióng (đền Sóc) ở trên ngọn Sóc Sơn - ngọn núi nơi Thánh Gióng ngồi

nghỉ vắt áo để rồi bay về trời. Dãy núi Sóc sơn nằm trong hệ thống mạch núi

Tam Đảo gồm hàng chục ngọn núi nhấp nhô, chen nhau như một hàng bát úp

nay thuộc địa phận xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách Hà Nội 40 km về phía

bắc. Núi Sóc còn nhiều tên gọi khác nhau như : núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh

cao 308m. Tại đây thế núi quanh co, đằng trước có một ngọn núi giống như hình

một chiếc lò hương soi bóng xuống mặt hồ cạnh ngôi đền. Ngày nay rừng thông

đã phủ xanh bạt ngàn các chòm núi, chỉ còn riêng ngọn núi nơi Thánh Gióng

bay về trời là cây cối khó mọc được, đó là nơi đặt pho tượng lớn của người anh

hùng làng Gióng. Đây là điểm chót của cuộc hành trình nơi trần thế, nơi Thánh

Gióng ngắm nhìn quê hương, đất nước lần cuối, bỏ lại áo và phi ngựa về trời.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ghiệp, từng bước đưa
Sóc Sơn thành vùng phát triển của Thủ đô, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội.
2.4 Môi trường cảnh quan nơi diễn ra lễ hội.
Lễ hội đền Gióng ( hay còn gọi là đền Sóc) ở huyện Sóc Sơn, chiểu theo sách
Hội lễ cũ được tổ chức vào giờ tý ( nửa đêm) ngày Mồng 6 đến hết ngày Mồng
8 tháng Giêng âm lịch. Khác với hội Gióng ở làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm)
chính lễ vào ngày Mồng 9 tháng 4 âm lịch, thường gọi là ngày Hội Trận :
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 38
Ngày bảy hội Khám,
Ngày tám hội Dâu,
Ngày chín tháng Tư
Hội Trận làng Gióng
Du khách đến với hội Gióng – Sóc Sơn cũng gặp câu ca :
Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn,
Tháng ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về.
Cứ vào đầu xuân khi hoa mai điểm trắng vườn, hoa đào nở rộ trước sân,
tranh tết chưa nhạt màu, hương xuân còn ngào ngạt thì nhân dân huyện Sóc Sơn
lại niềm nở tiếp khách thập phương về dự lễ hội đền Gióng.
Đền Gióng (đền Sóc) ở trên ngọn Sóc Sơn - ngọn núi nơi Thánh Gióng ngồi
nghỉ vắt áo để rồi bay về trời. Dãy núi Sóc sơn nằm trong hệ thống mạch núi
Tam Đảo gồm hàng chục ngọn núi nhấp nhô, chen nhau như một hàng bát úp
nay thuộc địa phận xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách Hà Nội 40 km về phía
bắc. Núi Sóc còn nhiều tên gọi khác nhau như : núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh
cao 308m. Tại đây thế núi quanh co, đằng trước có một ngọn núi giống như hình
một chiếc lò hương soi bóng xuống mặt hồ cạnh ngôi đền. Ngày nay rừng thông
đã phủ xanh bạt ngàn các chòm núi, chỉ còn riêng ngọn núi nơi Thánh Gióng
bay về trời là cây cối khó mọc được, đó là nơi đặt pho tượng lớn của người anh
hùng làng Gióng. Đây là điểm chót của cuộc hành trình nơi trần thế, nơi Thánh
Gióng ngắm nhìn quê hương, đất nước lần cuối, bỏ lại áo và phi ngựa về trời.
Núi Vệ Linh cao, có dáng dấp hùng tráng, cảnh trí u linh, thơ mộng, màu sắc
huyền ảo và quyến rũ. Các thung trong núi rót nước xuống suối trong trẻo, từng
từng lớp lớp cổ thụ trên đỉnh núi thẳng tắp, cao vút tận mây. Mây có mảng trắng
mảng vàng thường sà xuống tận các ngọn núi cao thuộc hệ Tam Đảo và núi Vệ
Linh. Ta leo lên tận nơi có dấu chân ngựa sắt thì chạm ngay mây, khắp các ngọn
núi đều có mây vấn vương quấn quýt. Có lúc ta thấy mây sà xuống như níu lấy
cành thông lắt lẻo, có lúc ta tưởng mây hiện hình Đoàn ngựa Dóng xông pha
đánh giặc Quý khách có về nơi đây mới biết được cảnh sắc thiên nhiên hùng
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 39
vĩ, tuyệt vời của nơi này.
Ngày hội về trống dong cờ mở, “ ngựa xe như nước, quần áo muôn màu”.
Nếu gặp hôm nắng ấm mây tạnh, trời trong, du khách lên trước cửa đền là có thể
phóng tầm mắt nhìn xuống tận các nẻo đường làng, các đồi núi xa xa, thưởng
ngoạn biết bao nhiêu điều kỳ thú. Biển người từ mọi nẻo đường hành hương đổ
về đền Sóc cứ như lũng hoa, như thác bạc, quần là áo lượt muôn màu, muôn vẻ.
Đồi gò chập chùng dọc các nẻo đường hành hương khi cảnh sắc đang xuân : hoa
rừng sặc sỡ, gió cuốn lung lay, bướm vàng ong mật nhởn nhơ từng đàn, chúng
xua tan đi vẻ lắng đọng , tĩnh mịch, tạo nên một sinh khí mới cho lễ hội đền
Gióng thêm rộn ràng, hùng tráng, tưng bừng và náo nhiệt
Truyền rằng Thánh hoá ở đây
Dấu ngựa nghìn xưa cỏ mọc đầy
Lá trổ cành vươn, cây chật đất
Thông reo, vượn hót, gió lùa cây
Dân làng chuộng lễ dâng hương khói
Giỗ Thánh vui xuân nhớ tháng ngày
Đền miếu, nước non còn dấu cũ
Anh hùng khuất bóng tiếng còn đây”
( Chữ Hán của Sóc giang cư sĩ
Trần Bá Chí dịch thơ)
Du khách muốn về tham gia lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn nên chọn cho mình
một con đường hành hương thích hợp. Nếu bạn dùng phương tiện máy bay thì
mời bạn đến với sân bay Nội Bài. Nếu bạn đi xe lửa thì hãy xuông ga Đa Phúc.
các bạn từ phía tây bắc nên đi theo đường quốc lộ số 3 trẩy xuống. Nếu bạn ở
thủ đô hay các tỉnh phía đông nam thì nên tìm đến luồng đường thuỷ sông Cầu
hay tuyến đường bộ Yên Viên qua cầu Phù Lỗ.
Hội giỗ Thánh Gióng mở tại đền Sóc, lễ chính từ sáng ngày Mồng 6 đến hết
ngày Mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Từ cửa đền ra đến ngoài quốc lộ 3 khoảng
hơn 2 cây số, đó là đoạn đường hành hương chính có từ thời thượng cổ. Đoạn
đường này hiện nay đang được lát nhựa và ngày càng được mở rộng hơn nữa.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 40
Đó cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm ngày càng nhiều du khách về với
nơi đây.
2.5 Sự tích Thánh Gióng phá giặc Ân.
Theo Quốc sử và thần tích địa phương thì nước Văn Lang đến thời Hùng
Vương thứ VI gặp nhiều tai biến, dân tình cực khổ vô cùng. Nạn hổ beo họp
thành đàn về bắt người, phá của ở các bộ : Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên,
Tân Hưng, Vũ Ninh, Vũ Định Nạn giặc Mũi Đỏ chiếm 16 châu, đặt sào huyệt
ở Hà Lỗ. Giặc Ân sang xâm chiếm vùng Vũ Ninh – Sóc Giang ngày càng lấn
chiếm rộng ra.
Trước những tai họa lớn lao dồn dập, vua Hùng Huy Vương họp triều thần
tại đô thành Phong Châu bàn kế cứu dân, cứu nước. Cả nước dấy lên một không
khí lập công dâng lên vua Hùng.
Kết quả là sau 2 năm đã trừ được nạn hổ và nạn giặc Mũi Đỏ. Nhưng tai hoạ
lớn nhất đe dọa vận mạng của cả nước Văn Lang là giặc Ân. Sách “Thiên nam
ngữ lục” cho biết : giặc Ân đông như kiến, quân đến chục vạn, tướng đến gần
nghìn. Theo “ Lĩnh Nam chích quái” và các thần tích thì giặc Ân đóng đồn chi
chít dọc sông Vũ Ninh ( tức sông từ Lục Đầu đến Ngã Ba Xà) và dọc sông Sóc
Giang ( tức sông Cà Lồ và sông Công), chúng lại chiếm giữ địa thế cao của các
núi Trâu Sơn, Phả Lại, Thất Diệu, núi Bầu, Thanh Tước, núi Độc, núi Sóc, Y
Sơn, Thanh Sơn
Về tội ác của giặc Ân, đến nay các ông già, bà lão ở những làng có di tích
về Thánh Gióng còn lưu truyền lại nhiều câu chuyện cổ. Sách “ Thiên Nam ngữ
lục” cũng cho biết vài nét về tội ác của giặc Ân :
Bắc phương ngoài dặm xa khơi
Gái ép làm thiếp, trai đòi làm phu.
Giặc Ân dùng toàn đồ bằng đá. Chúng có một con ngựa đá đã làm cho biết
bao nhiêu người bị giết. Đó là con ngựa của Ân Vương. Mỗi ngày chúng bắt dân
ta ở các làng nộp cho chúng 1000 gánh cỏ cho ngựa của chúng ăn và 1000 hộc
gạo cho quân chúng ăn. Nếu làng nào thiếu gạo, thiếu cỏ thì chúng phạt làng đó
phải bón cỏ cho ngựa đá ăn, ngựa không há mõm ăn cỏ thì chúng khép và tội
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 41
chém đầu.
Hơn một năm trời giặc Ân hoành hành, gây biết bao đau thương tang tóc cho
nhân dân. Vua Hùng đã cử nhiều binh tướng giỏi đi dẹp giặc nhưng không ai
đánh bại được quân Ân. Giữa lúc thế giặc đang mạnh, vận nước đang lâm nguy
thì Thánh Gióng xuất hiện.
Thánh Gióng hay Thánh Đổng là con ông Đùng, một chân đứng trên núi Sóc,
một chân bước xuống vườn cà làng Gióng Mốt. Ông Đùng là một nhân vật
lớn trong thần thoại người Việt. Hiện nay nhiều quả núi trên đất nước ta
còn có vết chân ông Đùng, kèm theo những câu chuyện thần kỳ. Ông Đùng
tượng trưng cho sức mạnh thần kỳ trong mơ ước vươn lên của con người, và là
một sức mạnh giao thoa giữa Trời và Người, giữa Thiên nhiên và Xã hội.
Mẹ Gióng là một người đàn bà cùng kiệt khổ ở làng Gióng Mốt ( thôn Đổng
Viên, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm). Một hôm bà giẫm phải dấu chân lớn
của ông Đùng, rồi bà có thai. Thánh Gióng là hiện thân của ông Đùng, chung
đúc khí thiêng của non sông, đất nước, biểu thị sức mạnh thần kỳ trong mơ ước
của con người.
Theo truyền thuyết dân gian thì Thánh Gióng được thụ thai ở bên làng Gióng
Mốt nhưng khi ra đời lại lọt làng mẹ tại rừng Trại Nòn ở làng Phù Dực. Trại
Nòn có khoảng đầm rộng, tôm cá, lươn ếch vùng vẫy quanh năm. Giữa đầm có
gò cao, cây lá hoa quả thay đổi bốn mùa thơm tho, ngào ngạt. Một hôm gió to
bão lớn, sấm sét đùng đùng thì bà mẹ đau bụng chuyển mình, chạy ra bờ đầm
ngồi nghỉ. Tự nhiên chớp lóe xuống mặt đầm, rồi một chiếc cầu đá từ dưới đáy
đầm nổi lên nối bờ vào gò, bà mẹ Gióng theo cầu đá ấy đi vào đỉnh gò và đẻ
Gióng ở đó. Gióng lọt lòng, bà mẹ lấy liềm đá cắt rốn, bà dùng nước ở thống để
tắm rửa cho con, tắm xong đặt con lên chõng đá, chim chóc quanh đầm bay vào
gò hót gáy để chào mừng, mặt trời cũng như đến tận gốc cây để sưởi ấm cho
Gióng. Các cụ già ở Phù Dực, Phù Đổng còn kể thêm : Tục truyền có một điều
lạ nữa là hình như tất cả các thứ tôm cá, rau quả ở đầm Trại Nòn, thiên nhiên chỉ
ưu đãi riêng cho mẹ Gióng ăn để lấy sữa nuôi Gióng. Cũng nhờ có nguồn lợi ít
ỏi ở khu đầm mà mẹ Gióng đã thầm lặng nuôi Gióng được ba năm, dù Gióng chỉ
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 42
nằm im một chỗ, ai nói gì cũng mặc.
Cúc tàn lan nở, ngày lại tháng qua mẹ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và giải pháp khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình Luận văn Kinh tế 1
D Chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội Văn hóa, Xã hội 0
K Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh và mục tiêu và định hướng hoạt động khai thác du Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
J Nghiên cứu việc khai thác và ứng dụng của các loại khí cụ điện Luận văn Kinh tế 0
R Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Th Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợ Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Công ty Bảo hi Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế b Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sả Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top