Download miễn phí Luận văn Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre





LỜI CẢM ƠN0 T. 3

0 TMỤC LỤC0 T . 4

0 TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT0 T. 6

0 TMỞ ĐẦU0 T. 7

0 T1. Lí do chọn đề tài0 T. 7

0 T2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 0 T. 7

0 T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0 T. 8

0 T4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu0 T. 10

0 T5. Cấu trúc của luận văn0 T . 13

0 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO

ĐỘNG0 T . 14

0 T1.1. Nguồn lao động0 T . 14

0 T1.1.1. Các khái niệm0 T. 14

0 T1.1.2. Vai trò của lao động0 T . 19

0 T1.1.3. Cơ cấu lao động và xu hướng thay đổi cơ cấu lao động0 T. 19

0 T1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phát triển và phân bố nguồn lao động0 T . 22

0 T1.2. Sử dụng lao động0 T . 28

0 T1.2.1. Các loại hình sử dụng lao động0 T. 28

0 T1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động0 T . 33





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ã xác nhận rằng đất đai Bến Tre mang sắc thái đặc thù tiêu biểu cho toàn
bộ quá trình hình thành đồng bằng này. Ngược về quá khứ trên 2.000 năm trước, khi biển
bắt đầu lùi dần và toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi, thì trên mỗi chặng đường rút lui
của biển, những dải giồng cát bắt đầu hình thành. Riêng tại Bến Tre có gần 20 dải giồng cát
chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường lấn biển của vùng cửa sông.
Với chiều cao từ 3 đến 5m, các giồng cát ở Bến Tre đã tạo thành dạng địa mạo rất đặc trưng
của vùng cửa sông Cửu Long ngày nay. Giữa các dải giồng cát là những trũng giữa giồng,
hay phẳng giữa giồng với chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Chính đặc điểm này đã quyết
định một số khu vực đất phèn ở Ba Tri, Bình Đại. Những tên gọi "Cù lao Minh", "Cù lao
Bảo" ngày xưa của Bến Tre minh chứng rằng trước đây Bến Tre vốn là những cù lao hình
thành riêng lẻ do sự lắng đọng phù sa ở cửa sông Tiền, dần dần những nhánh sông chia cắt
giữa các cù lao cũng bị lấp nghẽn bởi lượng phù sa ngày càng lớn và các cù lao chắp lại với
nhau, tạo nên Bến Tre ngày nay.
Bến Tre là tỉnh có tiềm năng dồi dào về đất đai (trên 66% diện tích thuộc loại thuận
lợi, hay ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính. Các loại đất có nhiều hạn chế đối với
một số cây trồng như lúa, dừa, cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm 19% diện tích, trong
đó số diện tích có hạn chế quan trọng thật sự chỉ khoảng 10%. Trên quan điểm xây dựng
một cơ cấu nông nghiệp toàn diện, Bến Tre có tiềm năng đất đai đa dạng và phong phú, để
phát triển sản xuất theo mô hình nông – lâm – ngư nghiệp đồng bộ và hợp lí, đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Mặc dù đất đai ở Bến Tre còn có độ phì tiềm tàng đáng kể, nhưng mức độ sử dụng
cho cây trồng còn hạn chế bởi tỉ lệ chất đối kháng khá cao trong đất trồng. Loại bỏ các yếu
tố đối kháng này bằng các biện pháp canh tác hợp lí, sẽ làm tăng đáng kể chất lượng và
năng suất các loại cây trồng .
Ở khía cạnh đơn thuần đất đai, những đánh giá về số lượng và chất lượng đất đôi khi
chưa phản ánh hết tác động của đất lên cây trồng (năng suất, tình trạng sinh trưởng). Tuy
nhiên, những kết quả điều tra ở Bến Tre cho thấy trong 10 năm qua các biện pháp canh tác
không hợp lí đã dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa không tránh khỏi. Một số khu vực, năng
suất hay giảm sút, hay không tăng lên được, mặc dù đã tăng cường lượng phân bón trong
mỗi vụ.
Ở những khu vực đất bị nhiễm mặn, chỉ gieo trồng một vụ lúa vào mùa mưa và bỏ
hoá mùa khô, không có thảm thực vật che phủ. Nhiều nơi ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú,
rừng ven biển bị khai hoang để trồng lúa, đất mất thảm thực vật che phủ càng bốc mặn
nghiêm trọng trong mùa khô, mất kết cấu, nứt nẻ và chuyển biến theo chiều hướng xấu. Vấn
đề đặt ra hiện nay là việc khai thác, sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi dưỡng và cải tạo đất
bằng nhiều biện pháp tổng hợp để vừa có hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường tự
nhiên.
2.2.2.5. Sinh vật
* Thực vật: 2TX2Tưa kia, trước khi con người đến định cư, Bến Tre là một vùng hoang vu
bao phủ bởi rừng dày, rậm xen lẫn các trảng lau, sậy hay đầm lầy cỏ lác, sen súng v.v...
Khởi đầu, những cư dân đến định cư thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven
biển, hay dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt.
Họ bắt đầu chặt cây phá rừng ở xung quanh để xây dựng nhà cửa, lập vườn và lấy đất canh
tác, biến rừng thành các thôn xóm, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lúa, rau màu, song
song với việc đánh bắt tôm cá, săn bắt thú hoang dại để phục vụ cho nhu cầu sinh sống. Số
người đến định cư ngày càng đông, đồng thời với sự gia tăng dân số, thì diện tích rừng ngày
càng thu hẹp và ngay cả những khu rừng ngập mặn cũng không thoát khỏi sự đốn phá để
khai thác củi gỗ, thiết lập vuông tôm. Đó là chưa kể đến bm đạn và chất độc hoá học trong
chiến tranh cũng đã tàn phá một diện tích rộng lớn rừng ngập mặn và vườn cây trong tỉnh.
Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm thay đổi được
thảm thực vật nguyên thủy một cách sâu đậm. Thay vào đó là những cảnh quan nhân tạo,
mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa sạch. Ngày nay, khảo sát thực vật
tự nhiên còn sót lại trong tỉnh, ta thấy dấu vết của các quần thể thực vật sau đây:
- Quần thể thực vật vùng bưng trũng là phần đất nằm xa sông rạch hay xen kẽ giữa
các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hay thủy triều chiếm một diện tích khá
rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Thảm thực vật nguyên thủy khi xưa là khu rừng úng
nước với ba kiểu rõ rệt tùy thuộc đặc điểm môi trường: Rừng lá là nơi trũng thấp nước mặn
lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê
rửa mặn, biến thành những ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được
người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa; Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn
đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích đã bị khai phá để canh tác lúa,
hay bị thay thế bởi cỏ năn như trường hợp gặp ở khu vực Đồng Gò của huyện Giồng Trôm;
Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hay phèn, với cấu trúc gồm nhiều loài thảo
mộc như cà na, chiếc, gừa, săn máu, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai v.v...
- Quần thể thực vật ven sông, rạch: Bến Tre có một hệ thống sông rạch chằng chịt
mang nước ngọt từ trên thượng nguồn ra biển đồng thời lại chịu ảnh hưởng của thủy triều,
nên các quần thể thực vật ven sông rạch thể hiện rõ nét ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng
mặn, vùng lợ và vùng ngọt. Ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của triều và gió chướng,
nước mặn đã lấn sâu vào trong nội địa và nước sông rạch thường xuyên bị nhiễm mặn. Nơi
các đoạn sông rạch nhỏ ven biển và đoạn sông sắp "chết" như sông Ba Lai, quần thể thực
vật ven sông là các đai rừng ngập mặn với các loài mắm trắng, đưng chiếm ưu thế. Ở các
bãi lầy ven sông thường mọc những loài cỏ chịu mặn như cỏ san sát, lác nước, cỏ lông
tượng, cỏ lông công biển. Ở trên đất cao thì có lứt, rau sam biển, ngọc nữ không gai, chùm
lé... Riêng các nhánh sông lớn như sông Mỹ Tho, nhờ lưu lượng nước ngọt nhiều của sông
Tiền làm giảm độ mặn, ta gặp các quần thể bần chua, dừa nước v.v... Khi đi ngược dòng
sông lên đến khu vực không còn chịu ảnh hưởng của nước lợ như ở Chợ Lách xuất hiện các
loài thực vật chỉ thuộc môi trường nước ngọt quanh năm với các loài cây thân gỗ như cà na,
chiếc, gáo, trâm bầu, bằng lăng nước v.v... xen lẫn với một số cỏ và cây bụi ở bên dưới như
lau sậy, dây lùng, chuối nước, nghễ, lục bình, môn nước v.v...
- Quần thể thực vật trên giồng cát: Bến Tre đặc biệt có một hệ thống giồng cát hình
cánh cung song song với bờ biển, dấu vết của các đồi cát ven biển khi xưa được bao phủ bởi
các khu rừng dày nằm ở bên trong rừng ngập mặn với cây thân gỗ có khi cao đến 20 m,
thuộc các họ sao dầu, họ trôm xen lẫn một số cây có vết tích của rừng ngập mặn còn sót lại
ở chân giồng như các loại tra, tra lâm vồ, cui, mù u, nhàu, mướp xác.
- Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển: Đây là khu vực thường xuyên bị ảnh
hưởng của thủy triều lên xuống ngày hai lần, đất bùn lầy lội, mặn nhiều nên chỉ có rừng
ngập mặn phát triển. Đây là kiểu rừng cây thân gỗ thấp, chiều cao khoảng 8 – 15m với một
tầng cây độc nhất chiếm ưu thế gồm các loài mắm trắng, bần đắng trên đất bùn nhão, đước,
đưng, vẹt, tách, dà, sú mọc hỗn giao trên đất bùn chặt ở vị trí cao hơn nên thời gian ngập
triều cũng ngắn hơn. Ngoài ra, còn cây chà là, mắm lưỡi đồng mọc trên đất cao, ít khi bị
ngập nước.
2.2.2.6. Khoáng sản
Bến Tre không có thế mạnh về khoáng sản như An Giang hay Kiên Giang. Qui luật
phân bố khoáng sản ở Bến Tre có thể tóm tắt như sau: Không có nhiều loại khoáng sản khác
nhau, chỉ có một số khoáng sản nhất định nào đó mà thôi. Nếu có loại nào, thì khoáng sản
đó thường là dồi dào và khá tinh ròng. Khoáng sản luôn luôn nằm ở dạng bở rời, mà dạng
bở rời là dạng kinh tế hơn hết của khoáng sản.Theo khảo sát Bến Tre có các loại khoáng sản
sau đây:
* Chất vôi, ở dạng đá, bột hay tương đương. Mấy mỏ hàu nhỏ ở Bình Đại, Ba Tri,
Thạnh Phú đều có chất lượng cao, nhưng trữ lượng không đáng kể.
* Than bùn, ở dạng khai thác có lợi. Trầm tích phong phú của bờ biển Đông do sông
Tiền đưa ra, đã hạ thấp tỉ lệ than bùn sét nhiều đến mức độ than bùn trở thành đất thấp rất
khó sử dụng.
* Sạn sỏi thô hạt ở lòng sông mới, vì Bến Tre nằm ở vị trí sát biển quá xa nguồn.
* Dạng khoáng sản sẵn có, với mức độ kinh tế chấp nhận được, là cát dùng để san
lấp, cát xây dựng và đất sét đủ loại. Trong thực tế, hai loại khoáng sản này đang được người
dân Bến Tre triệt để khai thác phục vụ cho kế hoạch xây dựng nhà ở và các công trình xây
dựng cơ bản. Loại cát lòng sông có giá trị kinh tế cao, tập trung ở phía thượng nguồn của
tỉnh như Phú Túc – Phú Đức (Châu Thành), Phước Thạnh (Châu Thành), Sơn Phú (Giồng
Trôm), Cồn Phụng (Chợ Lách).
* S...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top