tranghp83

New Member

Download miễn phí Đề tài Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty tnhh thực phẩm Amanda Việt Nam khu công nghiệp Amata





CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: 01

 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: 02

1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 02

1.3.1. Tổng quan về ngành chế biến thuỷ hải sản: 02

1.3.2. Tổng quan về công ty TNHH thực phẩm Amanda Việt Nam.02

1.3.3. Tổng quan về các phương pháp xử ý nước thải 02

1.3.4. Thiết kế hệ thống xứ lý nước thải cho công ty TNHH thực phẩm Amanda Việt Nam 03

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03

1.3.5. Phương pháp luận 03

1.3.6. Phương pháp cụ thể 04

1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 04

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ HẢI SẢN

2.1. HIỆN TRẠNG VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ HẢI SẢN: 05

2.1.1. Khái quát về ngành chế biến thuỷ hải sản trên thế giới: 05

2.1.2. Khái quát về ngành chế biến thuỷ hải sản ở Việt Nam: 06

2.1.2.1. Tình hình phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản tại miền Nam: 09

2.1.2.2. Tình hình phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản tại miền Bắc: 11

2.1.2.3. Tình hình phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản tại miền Trung: 12

2.1.3. Công nghệ sản xuất của ngành chế biến thuỷ hải sản: 14

2.1.3.1. Đối với các sản phẩm đông lạnh: 14

2.1.3.2. Đối với các sản phẩm đóng hộp: 15

2.1.3.3. Đối với các sản phẩm khô: 16

Các quy trình chế biến đối với từng loại nguyên





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n. Hỗn hợp khí các chất rắn nổi lên tạo thành váng trên bề mặt, nước sẽ làm sạch được xả ra từ đáy của bể tuyển nổi và một phần nước này được tuần hoàn trở lại bể.
Phương pháp tuyển nổi được sử dụng phổ biến để xử lý nước thải sinh hoạt và nhiều loại nước thải công nghiệp như nước thải nhiễm dầu, nước thải dệt nhuộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, dược phẩm,Trong nước thải chế biến thủy sản, phương pháp tuyển nổi thường được áp dụng để xử lý nước thải có chứa các chất lơ lửng và mở thuỷ sản, đặc biệt là chế biến cá basa, loại bỏ chất béo trước khi qua giai đoạn xử lý khác.
Tuyển nổi có thể là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi tiến hành xử lý sinh học, hoá học.
Các phương pháp tuyển nổi thường được áp dụng:
Tuyển nổi khí tan.
Tuyển nổi khuyếch tán
( trong đó tuyển nổi khí tan thường được áp dụng nhiều hơn)
Bảng 4.1 : Ứng dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải
Loại công trình
Ưùng dụng
Lưới chắn rác
Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hoà
Điều hoà lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Khuấy trộn
Khuấy trộn hoá chất và chất khí với nước thải và giữ cặn ở trạng thái lơ lửng
Tạo bông
Giúp cho việc tập hợp các hạt cặn nhỏ thành các hạt lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực
Lắng
Tách các hạt cặn lắng và nén bùn
Tuyển nổi
Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng sắp xỉ tỷ trọng của nước, hay sử dụng để nén bùn sinh học
Lọc
Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hay hoá học.
Màng lọc
Tương tự như quá trình lọc, tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định.
Vận chuyển khí
Bổ sung và tách khí.
Bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải.
(Nguồn: Metcalf & Eddy, 1991)
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học là áp dụng các phản ứng hoá học để loại bớt các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Các phương pháp hóa học như: phương pháp trung hoà, phương pháp oxy hoá khử, kết tủa hoá học.
Phương pháp trung hoà
Một số ngành công nghiệp thải ra nước thải chất các ôxít hay kiềm vô cơ, nên trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hay trước khi sử dụng trong các quá trình công nghệ cần được trung hoà. Nước đạt trung tính khi có pH đạt từ 6,5 – 8,5.
Có nhiều cách để tiến hành trung hoà như: trộn nước thải chứa axít và kiềm với nhau, cho thêm xúc tác, lọc nước axít ( kiềm), qua vật liệu trung hoà,
Kết tủa hoá học
Phương pháp áp dụng một số chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn rồi lắng xuống để loại bớt các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
Việc lựa chọn chất tạo bông hay keo tụ phụ thuộc vào thành phần và tính chất nước thải cũng như chất khuếch tán cần loại. Trong một số trường hợp các chất phụ trợ nhằm điều chỉnh giá trị pH của nước thải tối ưu cho quá trình tạo bông và keo tụ.
Trong một số trường hợp phương pháp này cho phép loại bớt màu của nước thải nếu kết hợp áp dụng một số chất phụ trợ khác.
Bảng 4.2 : Ứng dụng các quá trình hoá học trong xử lý nước thải
Quá trình
Ưùng dụng
Kết tủa
Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1.
Hấp thụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hoá học thông thường hay bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được sử dụng để tách kim loại nặng, khử Chlorine của nước thải trước khi xả vào nguồn.
Khử trùng
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng Chlorine
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh, Chlorine là chất được sử dụng rộng rãi nhất.
Khử Chlorine
Tách Clo còn lại sau quá trình Clo hoá.
Khử trùng bằng ClO2
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng BrCl2
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng O3
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng tia UV
Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
(Nguồn: Metcalf & Eddy, 1991)
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý nước thải bằng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng một hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải sản xuất có chứa các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương pháp này thường dùng sau khi loại các chất phân tán thô ra khỏi nước thải.
Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sunphít, muối amo, nitrat (các chất chưa bị oxy hoá hoà tan hoàn toàn). Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ sinh hoá các chất sẽ là: CO2, H2O, N2, SO4-2, Cho đến ngày nay người ta đã biết vi sinh vật có thể phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Căn cứ vào tính chất hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học ra thành 3 nhóm sau: các phương pháp kỵ khí (anaerobic), các phương pháp hiếu khí (aerobic), các phương pháp thiếu khí (anoxic).
Phương pháp kỵ khí
Phương pháp này thường sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ có trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật tuỳ nghi và vi sinh vật kỵ khí, trong đó ưu thế là vi sinh vật kỵ khí. Quá trình phân huỷ kỵ khí các hợp chất hữu cơ thường xảy ra 2 quá trình như sau:
Quá trình lên men axít: thuỷ phân và chuyển hoá các sản phẩm thuỷ như axít béo, đường, thành các axít và rựơu mạch ngắn hơn và cuối cùng thành khí cacbonic ( CO2).
Quá trình lên men mêtan: phân huỷ các chất hữu cơ thành khí mêtan (CH4) và khí CO2.
Hiện nay, xu hướng áp dụng phân hủy kỵ khí có thu hồi năng lượng biogas đang được áp dụng rộng rãi do các nguyên nhân sau:
Thể tích công trình nhỏ, ít chiếm mặt bằng.
Chi phí vận hành thấp.
Có khả năng thu hồi năng lượng.
Các phương pháp kỵ khí thường hay sử dụng:
Kỵ khí kiểu tiếp xúc (Aerobic Contactor).
Bể phản ứng kỵ khí có đệm dãn (Fluidized Bed).
Kỵ khí kiểu đệm bùn dòng chảy ngược (Upflow Anaerobic Sludge Blanket).
Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí dựa trên các nguyên tắc do các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hoà tan.
CHC + O2 vi sinh H2O + CO2 + NH3 +..,
Ơû điều kiện hiếu khí NH4 cũng bị loại nhờ quá trình nitrat hoá của vi sinh vật tự dưỡng.
NH4 + 2O2 vi sinh NO3- + 2H+ + năng lượng
Các phương pháp xử lý thường hay sử dụng
Phương pháp bùn hoạt tính. (activated sludge)
Một số dạng bùn hoạt tính cải tiến như: sục khí từng cấp, sục khí kéo dài, mương oxy hoá
Phương pháp phân huỷ sinh học đệm cố định (fixed bed bioreacotor)
Phương pháp lọc sinh học (trickling filter).
Phương pháp ao ổn định (ao hiếu khí, ao tuỳ nghi).
Phương pháp thiếu khí
Phương pháp thiếu khí thường được sử dụng để loại các chất dinh dưỡng như: N và P, các yếu tố gây hiện tượng bùn nổi tảo trong nước bề mặt ra khỏi nước thải.
Nguyên tắc là trong điều kiện là thiếu oxy hoà tan hàm lượng oxy hoà tan trong hệ thống xử lý được giữ ở mức sắp xỉ mg/l, việc khử nitrat hoá sẽ xảy ra.
NO3- vi sinh NO2
NO2 + CHC vi sinh N2 + CO2 + H2O
Các phương pháp xử lý sinh học thường áp dụng trong xử lý nước thải thuỷ sản
Nguyên lý chung của quá trình bùn hoạt tính (oxy hoá sinh hoá hiếu khí với sự tham gia của bùn hoạt tính)
Bùn hoạt tính là tập hợp những vi sinh vật khoáng hoá có khả năng hấp phụ trên bề mặt và oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải với sự có mặt của oxy. Để bùn hoạt tính và nước thải tiếp xúc với nhau được tốt và liên tục, có thể khuấy trộn bằng khí nén hay các thiết bị cơ giới khác. Trong thực tế khí nén được ứng dụng vào mục đích này, vì vậy sẽ giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ là vừa khuấy trộn bùn hoạt tính với nước thải, vừa đảm bảo cung cấp oxy cần thiết cho quá trình sống và hoạt động vi sinh.
Các chất hữu cơ hoà tan, các chất keo và phân tán nhỏ sẽ được chuyển hoá bằng cách hấp thụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào sinh vật. Tiếp theo trong quá trao đổi chất, dưới tác dụng của men nội bào, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn khuyếch tán và chuyển chất từ dịch thể nước thải tới bề mặt các tế bào vi sinh vật.
Hấp phụ khuếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào qua màng bán thấm.
Quá trình chuyển hoá các chất được khuyếch tán và hấp phụ ở trong tế bào và vi sinh vật sinh ra năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.
Theo Eckenfelder W.W và Conon D.J thì quá trình xử lý hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn được biểu thị bởi các phản ứng sau đây:
Oxy hoá chất hữu cơ:
CXHYOZ + O2 enzym CO2 + H2O + DQ
Tổng hợp để xây dựng tế bào:
CXHYOZ + O2 + NH3 enzym Tế bào vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2 - DQ
Phân huỷ nội bào:
Tế bào vi khuẩn + CO2 + C5H7NO2 enzym CO2 + H2O + NH3 ± DQ
Bảng 4.3 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành bể bùn hoạt tính và nguyên nhân
Sự cố
Nguyên nhân
Hiệu suất loại BOD hoà tan thấp
1. Thời gian cư trú của vi khuẩn trong bể quá ngắn
2.  Thiếu N và P
-       pH quá cao hay quá thấp
-       Trong nước thải đầu vào có ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN Ô TÔ - THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH XE TẢI Khoa học kỹ thuật 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Tính độc lập của kiểm toán viên và sự ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công chi tiết càng C15 với nguyên công phay đồng thời các mặt A , B và E Khoa học kỹ thuật 0
H Tính toán và thiết kế hệ thống sấy Khoa học kỹ thuật 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Dùng các vi mạch tương tự và vi mạch số tính toán, thiết kế mạch đo và cảnh báo nhiệt độ sử dụng cảm biến IC LM35,LM3X Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top