ngo_li2507

New Member

Download miễn phí Đồ án Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ





NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN

LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BẢN ĐỒ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Nội dung nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Đối tượng nghiên cứu 6

1.7 Giới hạn đề tài 6

 

CHƯƠNG 2:

CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

CỘNG ĐỒNG

2.1 Cộng đồng là gì? 8

2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 9

2.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 10

2.4 Giáo dục môi trường (GDMT) trong cộng đồng 12

2.4.1 Định nghĩa 12

2.4.2 Mục đích GDMT 12

2.4.3 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT 12

2.4.4 Mối quan hệ giữa môi trường và con người 13

2.4.5 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam 14

2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường 14

2.5 Phát triển cộng đồng (PTCĐ) 16

2.5.1 Khái niệm PTCĐ 16

2.5.2 Mục đích PTCĐ 16

2.5.3 Quan điểm, mục tiêu, quy tắc hành động 17

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phát triển trên các loại đất phèn mặn, diện tích 42,945 ha chiếm 22,42% quỹ đất nông nghiệp ngoại thành thành phố HCM cụ thể:
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 370 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 2.570 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước: 2.390 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước: 4.870 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên 3.995 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên nước: 1.470 ha.
Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên 27.2800 ha.
Hình 3: Sự phân tầng của Rừng ngập mặn Cần Giờ
3.2 Tài nguyên thiên nhiên - sinh vật:
Hầu hết rừng ngập mặn đã bị huỷ diệt trong chiến tranh, hiện đang được khôi phục và bảo vệ rất tốt và đang trở thành một trong những khu rừng ngập
mặn đẹp nhất Đông Nam Á. Việc thiết lập Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là yêu cầu cấp thiết để bảo tồn một loại hệ sinh thái đặc biệt về khả năng chịu đựng và phục hồi của đa dạng sinh vật sau khi bị tác động nặng nề trong chiến tranh.
Tổng diện tích RNMCG là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tới 440 loài động vật gồm 63 loài phiêu sinh, 45 loài cá, 37 loài chim, 8 loài bò sát, lưỡng thê, thú trong đó có một số loại quý hiếm như: Sấu hoa cà, rái cá lông mượt, bồ nông chân xám, chồn, cáo, rắn, trăn Thực vật, các loài chủ yếu như bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi – bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng và các loại nước lợ như bần chua, dừa lá, ráng
3.2.1 Thực vật:
Hệ sinh thái động vật của rừng phòng hộ Cần Giờ khá phong phú.
Số lượng các loài thực vật Cần Giờ có 28 loài so với 35 loài thuộc rừng ngập mặn cả nước.
Thực vật phù du có hơn 130 loài tảo.
RNMCG chiếm 33.000 ha bằng 56,7% diện tích toàn huyện.
Rừng tràm nhỏ hơn nhiều so với rừng đước. Ngoài ra còn có dừa nước, bạch đàn, chà lá, mắm trắng, mắm đen, bần chua
3.2.1.1 Thực vật nguyên sinh:
Diễn thế thực vật RNMCG phân bố theo kiểu: bần đắng - đước - vẹt - giá.
Giai đoạn tiên phong: bần đắng phát triển trên bãi lầy hội tụ.
Giai đoạn cố định: đước đôi chiếm ưu thế, phân bố rộng. Nơi ngập triều thấp: xen lẫn với bần đắng. Nơi ngập triều trung bình: xen lẫn với vẹt, tách, xu, mắm lưỡi đồng.
Giai đoạn cuối: vẹt dù, mắm, giá, chà là phát triển trên cao, ít ngập.
3.2.1.2 Thực vật thứ sinh:
RNMCG trước kia với diện tích rừng rậm là 40.000 ha, hội đoàn đước đôi chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có hội đoàn phụ là mắm trắng - bần trắng, đước đôi - vẹt tách, đước đôi - xu.
Song song đó là hội đoàn chà là. Có hai hội đoàn phụ là chà là - vẹt dù xen kẽ với cóc và chà là - giá.
Lúc chiến tranh, Mỹ rải chất độc màu da cam nên RNMCG bị thoái hóa, cạn kiệt thậm chí biến mất. Chỉ còn mắm, giá, sú, bần, cóc, chà là và các loài cây bụi chùm như ráng đại, chùm gọng, chùm lé là còn sống sót và trở nên dày đặc.
Sau 1975 được sự chỉ đạo của thành phố, RNMCG được trồng mới, khôi phục lại để có sự cân bằng sinh thái.
3.2.2 Động vật:
3.2.2.1 Động vật nuôi:
Trên cạn: có các loại gia súc gia cầm như: chó, mèo, heo, gà, vịt ...
Dưới nước: phần lớn nuôi tôm, cua đồng thời phát triển nuôi sò, nghêu, cá sấu hoa cà, đồi mồi ...
3.2.2.2 Động vật hoang:
Lớp côn trùng: ong, kiến vàng, gián nước ...
Lớp giáp xác: tôm, tép, còng, cua, ghẹ ...
Lớp thân mềm: sòø nghêu, ốc hầu ...
Lớp cá: có thòi lòi, cá nóc, cá dứa, cá hú, cá bạc má, cá thu ...
Lớp lưỡng thể: ếch, nhái, cóc ...
Lớp bò sát; cá sấu, rắn lục, trăn ...
Lớp chim: cò trắng, le le, bìm bịp ...
Lớp thú : khỉ, heo rừng, chồn, nai ...
Hình 4, 5, 6: Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhi za) với hoa-trái của cây.
Số lượng động - thực vật trên cho ta thấy sự đa dạng sinh vật của một môi trường chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, nơi hội tụ cả đa dạng sinh vật biển và đất liền. Đây chính là một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu về khả năng chịu đựng, phục hồi của các tổ hợp gen, khả năng phát tán và định cư của các dạng sống và năng suất sinh sản sau khi bị đảo lộn bởi tác động của con người.
Đước đôi Đưng
Rhizophora apiculata BL R.Mucronata Lamrk
Giá (lá đỏ) Vẹt trụ
Excoecaria agallocha L
Hình 7, 8, 9, 10: Một số loài thực vật của RNMCG
Hình 11, 12, 13: Mắm đen (A.officinalis L), hoa và trái của cây
So với các nước Đông Nam Á thì hầu hết các loài thực vật chủ yếu của rừng ngập mặn nhiệt đới đều có mặt ở rừng Cần Giờ.
Thảm thực vật này là môi trường sống cho nhiều loài động vật, theo thống kê năm 1999 như sau: Khu hệ động vật không xương sống, thuỷ sinh có 70 loài,
thuộc 44 họ (Cua biển, tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ, sò huyết), phân bố hầu hết ở lưu vực các con sông, vùng trũng trong rừng; Khu hệ cá 137 loài, thuộc 39 họ (Cá chìa vôi, cá ngát, cá bông lau, cá dứa), phân bố trên các sông rạch nước lợ; Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (Kỳ đà nước - varanus salvator, Hổ mang chúa - ophiophagus hannah , trăn gấm - python molurus, tắc kè - gekko gekko) sống trong các khu rừng mới phục hồi, dày kín; Khu hệ chim có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (Bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đãy, giang sen), thường thấy ở các đầm nước trong rừng; Khu hệ thú có 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ (Heo rừng, mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím, rái cá) phân bố ở các khu rừng rậm.
Mèo cá Rái cá
Felis viverrrina Bennett Lutra Lutra
Cầy
Viverridae
Hình 14, 15, 16 : Các loài động vật sống trong RNMCG
Hình 17: Một loài chim nước sống tại RNMCG
3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội :
3.3.1 Đặc điểm dân cư:
Dân số trong toàn huyện tính đến cuối năm 2000 là 58.500 người với khoảng 11.400 hộ dân tập trung chủ yếu thị trấn Cần Thạnh, các trung tâm xã dọc theo đường giao thông.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Cần Giờ hiện nay là khoảng 1,4% năm giảm rất nhiều so với trước đây.
Mật độ dân cư trung bình của huyện thuộc loại thưa nhất ở các tỉnh phía Nam (83 người/km2). Dân cư được bố trí theo cụm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn lao động của huyện có 35.000 người chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (gần 60%). Tuy nhiên lực lượng lao động khá dồi dào này chưa được khai thác hết, số người chưa có việc làm ổn định còn khá cao, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động. Lao động trong ngành ngư nghiệp chiếm phần lớn nhất (trên 10.500 người). Lao động trong ngành nông nghiệp gần 7.000 người và ngành công nghiệp là khoảng 2.300 người. Một đặc điểm đáng quan tâm trong cơ cấu lực lượng lao động của huyện là tuy diện tích rừng và đất rừng rất lớn nhưng số lao động thuộc ngành lâm nghiệp chỉ khoảng 850 người ( chiếm chỉ gần 3% tổng lao động).
3.3.2 Đặc điểm kinh tế:
3.3.2.1 Ngư nghiệp:
Đã từ nhiều năm nay, kinh tế biển đối với Cần Giờ đóng vai trò quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản huyện. Năm 2000 tổng sản lượng ngư nghiệp (kể cả đánh bắt và nuôi trồng) đạt 44.800 tấn thuỷ sản các loại (tăng 42% so với năm 1999) với giá trị sản xuất đạt 471.250 triệu đồng. Sản lượng các loại hải sản chính gồm: tôm xuất khẩu là 901 tấn, nhuyễn thể (chủ yếu là nghêu)
là17.608 tấn, các loài hải sản khác là 26.292 tấn. Những tiềm năng về ngư nghiệp hiện đang được khai thác chủ yếu gồm khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản.
Khai thác biển:
Các bãi cá và ngư trường được xác định là khai thác chính của Cần Giờ nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, có 05 bãi cá, 04 bãi tôm, 03 bãi mực đang được đánh bắt khai thác. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 11.000 tấn, chiếm 53% sản lượng thuỷ sản của toàn huyện, trong đó có khoảng 8.000 tấn cá thực phẩm, 3.000 tấn cá tạp, 700 tấn tôm, 300 tấn cá có khả năng xuất khẩu. Hoạt động đánh bắt tại Cần Giờ gồm đánh bắt xa bờ, gần bờ và trên sông rạch.
Hoạt động đánh bắt xa bờ được huyện quan tâm phát triển (có khoảng 105 chiếc với tổng công suất 21.550 CV), hỗ trợ vốn cho các hộ đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên hiện đang có xu hướng một số hộ dân không tích cực đầu tư theo phương tiện đánh bắt xa bờ. So với năm 1999 năng lực đánh bắt giảm (10% năm 2000 so với năm 1999), chu kỳ hoạt động giảm (8 chuyến/phương tiện/ năm). Lợi nhuận thu được thường khoảng 10 – 30% doanh thu. So với hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại Cần Giờ là khoảng 40 – 60% vốn đầu tư thì hiệu quả của của đánh bắt xa bờ có vẻ như thấp hơn nhiều. Có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đánh bắt xa bờ giảm xuống trong năm qua (2000).
Số phương tiện đánh bắt ven bờ và gần bờ khá phong phú bao gồm khoảng 540 chiếc ghe máy các loại, 998 khẩu đáy các loại. Hoạt động đánh bắt gần bờ và tại các cửa sông tuy tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Cần Giờ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn lợi thuỷ sản v...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top