Download miễn phí Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu dân cư Thành Hưng, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai công suất 1000m3/ngày.đêm





 

MỤC LỤC 3

CHƯƠNG 1 8

MỞ ĐẦU 8

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 8

1.2. MỤC ĐÍCH 9

1.3. NỘI DUNG 9

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9

1.5. GIỚI HẠN 9

CHƯƠNG 2 11

NƯỚC THẢI SINH HOẠT 11

2.1. NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI SINH HOẠT 11

2.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 12

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 13

2.4. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 14

2.4.1. Phương pháp xử lý cơ học 16

2.4.2. Phương pháp xử lý hoá lý 23

2.4.3. Phương pháp xứ lý hoá học 27

2.4.4. Phương pháp xử lý sinh học 28

2.4.4.2. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 31

2.5. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY 37

CHƯƠNG 3 39

TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ THÀNH HƯNG 39

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 39

3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 39

3.2.1. Điều kiện về địa lý 39

3.2.2. Điều kiện về khí tượng thuỷ văn 41

3.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường 43

3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 46

3.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội 46

3.3.2. Đánh giá chung về điều kiện thực hiện Dự án 47

3.4. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM 48

3.4.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 48

3.4.2. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trưỡng 51

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động lại trong các cống rất lâu, do vậy nên trong thực tế dù không mong muốn cũng xảy ra một quá trình xử lý kỵ khí tương tự trong bể tự hoại. Nồng độ các chất nhiễm bẩn thấp hơn nhiều so với nước thải ở các nước công nghiệp phát triển. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, BOD5 thường là 150 – 200mg/l trong khi các đô thị khác là 100 – 150mg/l, nồng độ các chất lơ lững (SS) thường dao động rất lớn : về mùa khô rất thấp nhưng vào mùa mưa lại tăng đột ngột, thậm chí cao hơn hàng chục lần, nồng độ NH3 và H2S cao. Cho nên, trong việc lựa chọn các giải pháp xử lý sinh học tự nhiên xem ra sẽ thuận lợi hơn so với sinh học nhân tạo.
Trong quá trình chọn lựa các qui trình công nghệ thích hợp, thật khó mà đưa ra các ây chuyền công nghệ được xem như là những thiết kế mẫu. Hiện nay trong các công trinh xử lý nước thải đô thị chủ yếu là sinh học hay hoá học kết hợp với sinh học. Các công trình thường áp dụng là hồ sinh học, bãi thấm, Khi không có điều kiện để áp dụng các loại xử lý sinh học tự nhiên, thì người ta dùng đến các công trình sinh học nhân tạo như hồ sinh học tiếp khí nhân tạo, mương oxy hoá.
Trong thực tế ta thấy các công trình xử lý nước thải với qui mô lớn người ta thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học bùn hoạt tính , tiêu biểu là các bể aeroten, còn đối với nước thải đô thị qui mô vừa và nhỏ thi thường hay dùng các bể lọc sinh học.
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ THÀNH HƯNG
GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án khu dân cư Thành Hưng, đô thị mới Nhơn Trạch với chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng. Công ty chuyên kinh doanh ngành nghề: xây dựng và kinh doanh nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh du kịch sinh thái. Căn cứ vào các hồ sơ pháp lý, các quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch, giao quyền sử dụng đất, và các quyền hạn khác cho Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng để xây dựng khu dân cư tại xã Long Thọ và xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tổng vốn dự kiến : 1.106.493,9 triệu đồng. Trong đó bao gồm vốn đầu tư tự có của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng; vốn vay ngân hàng Thương Mại, vốn huy động khách hành ứng trước từ nguồn tiền mua các lô đất trả trước của người dân và vốn xây lắp của các nhà thầu xây lắp.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều kiện về địa lý
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính phủ. Huyện Nhơn Trạch nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 1060045’16” – 1070001’55” kinh độ Đông và 100031’33’’ – 100046’59” vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp : Tp Hồ Chí Minh và huyện Long Thành.
Phía Nam giáp : Tp Hồ Chí Minh.
Phía Đông giáp : huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Phía Tây giáp : Tp Hồ Chí minh.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 41.083,68 ha. Huyện có 1 đơn vị hành chính gồm các xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở Thãnh Hưng – đô thi5 mới Nhơn Trạch bao gồm diện tích thuộc xã Phước An 364.214 m2 và một phần của xã Lomng Thọ 1.084 m2, huyện Nhơn Trạch, tĩnh Đồng Nai với tổng diện tích 47.3 ha.
Theo định hướng qui hoạch chung của toàn huyện thì khu vực dự án thuộc khu dân cư đô thị phía Đông Nam của huyện Nhơn Trạch và có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp : khu dân cư Long Thọ – Phước An đang đầu tư xây dựng.
Phía Nam giáp : khu nhà ở dự kiến qui hoạch.
Phía Đông giáp : khu nhà ở dự án khu dân cư
Phía Tây giáp : công viên cây xanh.
Khu đất qui hoạch dự án hiện đang là khu dất nông nghiệp, đất trồng khoai mì và đất trống, hầu như không có dân cư, không có công trình xây dựng. Giao thông đối ngoại hiện là tuyến đường 319 hướng Bắc – Nam, đi từ HL 19 tới đường 25A, đoạn chạy ngang qua khu đất hiện là đường đất.
Vị trí khu đất dự án cách các điểm giao thông quan trong như: các tuyến giao thông thuỷ cảng Thị Vải khoảng 2km, cách Trung tâm huyện Nhơn Trạch
Khoảng 5km rất thuận lợi cho giao thông đi lại.
Điều kiện địa hình:
Địa hình khu vực dự án có dịa hình tự nhiên thuộc dang đồi thoải. Cao độ từ 10,45 – 27,17m, có hướng dốc dần từ Tây sang Đông và từ Nam xuồng Bắc cới độ dốc từ 1% - 2%. Nhìn chung địa hình khu vực rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình nhà ở, khu dân cư, trường học.
Điều kiện địa chất:
Tính chất đất đai ở khu vực dự án chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp, hoa màu và một số ít đất hoang.
Địa hình cao, có tầng địa chất vững chắc (đất xám vàng trên phù sa cổ).
Điều kiện về khí tượng thuỷ văn
Vị trí dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong năm, trong ngày không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt ( theo niên giám thống kê 2005 của tỉnh Đồng Nai, sử dụng các số liệu quan trắc khí tượng tại trạm Long Thành – khu vực gần nhất do chưa có tram quan trắc khí tượng tại huyện Nhơn Trạch)
Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng V – XI, mùa khô từ tháng XII – IV.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ khôngkhí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học diễn ra trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm cảng nhỏ.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng : 260C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 380C.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 170C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng IV: 380C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I : 220C.
Biên độ giao động giữa nhiệt độ các tháng trong năm không lớn (» 30C) nhưng biên nhiệt độ này giữa ngày và đêm tương đối lớn (» 10 – 130C vào mùa khô) và (» 7 – 90C vào mùa mưa).
Độ ẩm
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và phát tán ô nhiễm, quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ con người.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 76,6%.
Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao: 82 – 83%.
Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối thấp: 70 – 72%.
Độ ẩm cực đại tuyệt đối là 83% và cực tiểu tuyệt đối là 65,2%.
Bức xạ măt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất ô nhiễm.
Cường dộ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào các tháng II, III, có thể đạt tới 0,72 – 0,79 cal/cm2.phút, từ tháng IV – VII có thể đạt đến 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa. Cường độ bức xạ trực tiếp đi đến mặt thẳng góc với tia mặt trời có thể đạt tới 0,77 – 0.88 cal/cm2.phút vào những giớ trưa của các tháng nắng và đạt 0,42 – 0,56 cal/cm2.phút vào các giờ trưa của các tháng mưa (từ tháng VI – XII).
Mùa khô là mùa có số giờ nắng khá cao, đạt cực đại chiếm trên 60% giờ nắng trong năm. Tháng III là tháng có số giờ nắng khá cao khoảng 300 giờ. Trong các tháng mưa, thang VIII là tháng có giờ nắng ít nhất khoảng 140 giờ. Số giờ nắng trung bình trong năm từ 2600 – 2700 giờ, trung bình mỗi tháng là 220 giờ nắng.
Chế độ mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, nước mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi trên mặt đất xuống các nguồn nước.
cần tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải sinh hoạt để giảm khối lượng nước thải xử lý.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 – 1800 mm/năm.
Lượng mưa nhỏ nhất là 1661 mm và lượng mưa cao nhất là 2238 mm.
Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô.
Mùa mưa từ tháng V – X chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm.
Các mùa khô còn lại từ tháng XI – IV năm sau chiếm dưới 10%.
Ngày có lượng mưa cao nhất đo khoảng 430 mm.
Gió
Gió là nhân tố quan trọng trong các quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.
Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo 2 mùa mưa và khô.
Hướng gió chủ đạo trong khu vực vào mùa mưa, trong tháng 8 là hướng Tây – Nam.
Hướng gió chủ đạo trong mùa khô, tháng 2 có gió thịnh hành là Đông – Nam.
Chuyển tiếp giữa 2 mùa có gió Đông và gió Đông Nam, đây là loại gió địa phương thường gọi là gió chướng. Gió chướng khi gặp thuỷ triều lên sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.
Tốc độ gió trung bình đạt 2,5 – 2,9 m/s; lớn nhất đạt 3,1 – 3,3 m/s.
Khu vực này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, tuy nhiên giông giật và lũ quét là hai hiện tượng thường xảy ra.
Hiện trạng các thành phần môi trường
Môi trường nước
Nước mặt:
Khu vực dự án nằm ở địa thế sườn đồi, xung quanh dự án là các khu dân cư, nền nguồn nước mặt tại đây hầu như không có.
Nhìn chung nguồn nước thải cho toàn bộ khu vực ở đây chủ yếu là suối Dẹp cách khu vực dự án khoảng 1,5km. Trong tương lai khi mà các khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ, trường học được hình thành theo...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top