jasmine_201

New Member

Download miễn phí Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu nghỉ dưỡng Golden Palm, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An - Công suất 2000m3/ ngày.đêm





Lời Thank

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình

Chương 1: Mở đầu trang 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Nội dung của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 2: Giới thiệu về dự án khu nghỉ dưỡng Golden Palm 4

1. Tên dự án 4

2. Mục đích và phạm vi hoạt động của dự án 4

3. Vị trí địa lý của dự án





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oạt thường không gây ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật.
Vi khuẩn gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,
N, P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hoá, đó là sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và gây chết các thuỷ sinh vật, trong khi đó ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra.
Màu: Màu đục hay đen, gây mất mỹ quan.
Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
3.3.2. Đối với môi trường nhân tạo
Bên cạnh sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, thì nước thải nói chung, nước thải sinh hoạt nói riêng khi chưa qua xử lý mà được xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây mất mỹ quan khu vực. Đó là chưa kể đến việc phát sinh các loại dịch bệnh lạ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Về mặt xã hội thì nó sẽ gây ra sự bất an và thiếu tin tưởng vào các cơ quan quản lý, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
3.4. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
3.4.1. Mức độ xử lý nước thải sinh hoạt
Theo chất lượng nước đạt được, các quá trình xử lý nước thải được nhóm lại thành các công đoạn: xử lý ban đầu, xử lý bậc hai và xử lý bậc cao.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tạp chất
Cát sỏi
Bùn sơ cấp
Bùn hoạt tính
Bùn thải
Dịng ra
Cl2
Xử lý sơ bộ
Xử lý cấp I
Xử lý cấp II
Xử lý cấp III
Hình 3.2 : Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải
1. Thanh hay lưới chắn; 2. Bể lắng cát; 3. Bể lắng cấp I; 4. Xử lý cấp II (hoạt hóa bùn hay lọc sinh học); 5. Bể lắng cấp II; 6. Bể tiếp xúc clo; 7. Bể lắng làm đặc bùn; 8. Bể tiêu hủy bùn yếm khí; 9. Thiết bị tách nước (lọc khung bản hay lọc băng tải)
t Xử lý ban đầu (xử lý cấp I)
Xử lý cấp I gồm các quá trình xử lý sơ bộ và lắng, bắt đầu từ song (hay lưới) chắn và kết thúc sau lắng cấp I. Công đoạn này có nhiệm vụ khử các vật rắn nổi có kích thước và các tạp chất rắn có thể lắng ra khỏi nước thải để bảo vệ bơm và đường ống. Hầu hết các chất rắn lơ lửng lắng ở bể lắng cấp I. Ở đây thường gồm các quá trình lọc qua song (hay lưới) chắn, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hòa.
t Xử lý bậc hai (xử lý cấp II)
Xử lý cấp II gồm các quá trình sinh học (đôi khi cả quá trình hóa học) có tác dụng khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hòa tan có thể phân hủy bằng con đường sinh học, nghĩa là khử BOD. Đó là các quá trình: hoạt hóa bùn, lọc sinh học hay oxy hóa sinh học trong các hồ (hồ sinh học) và phân hủy yếm khí. Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả năng của các vi sinh vật chuyển hóa các chất thải hữu cơ về dạng ổn định và năng lượng thấp.
t Xử lý bậc cao nước thải (xử lý cấp III)
Xử lý cấp III thường gồm các quá trình hóa học: kết tủa hóa học và đông tụ, hấp phụ bằng than hoạt tính, thẩm thấu ngược, điện thẩm tích, các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo hóa và ozon hóa.
3.4.2. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến những loại chất khó tan hay tan được trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước hay thải vào nguồn hay tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Thông thường có các phương pháp xử lý sau:
- Phương pháp cơ học.
- Phương pháp hóa lý.
- Phương pháp sinh học.
- Phương pháp khử trùng.
Xử lý nước thải sinh hoạt cũng áp dụng tổ hợp các phương pháp xử lý nêu trên một cách phù hợp.
© Phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thực chất là áp dụng các lực vật lý để loại bỏ các tạp chất cơ học không tan ra khỏi nước thải bằng cách gạn lọc, lắng, lọc.
Các công trình xử lý trong phương pháp cơ học gồm có : song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu, mỡ, bể lắng, bể lọc, và mỗi công trình đơn vị này đều có nhiệm vụ khác nhau và hỗ trợ nhau để loại bỏ các tạp chất cơ học tương ứng trong nước thải.
Bảng 3.2 : Ứng dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải
Các công trình
Ứng dụng
Lưới chắn rác
Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hoà
Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Lắng
Tách các cặn lắng và nén bùn
Lọc
Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hay hóa học
Màng lọc
Tương tự như quá trình lọc, tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định
Vận chuyển khí
Bổ sung và tách khí
Bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải
( Nguồn : PGS.PTS Hoàng Huệ - 1996 – Xử lý nước thải- Nhà xuất bản xây dựng)
© Phương pháp hóa lý
Thực chất của phương pháp xử lý hóa – lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động tới các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hay chất hòa tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp hóa lý thường ứng dụng để xử lý nước thải là keo tụ, hấp thu, trích ly, bay hơi, tuyển nổi
Căn cứ vào điều kiện địa phương và yêu cầu vệ sinh mà phương pháp hóa lý là giải pháp cuối cùng hay là giai đoạn xử lý sơ bộ cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.
+ Quá trình kết tủa – tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lững và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7-10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì ta thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer, Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl, KAl(SO4)2.12H2O,NH4Al(SO4)2.12H2O;phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.
Trong khi tiến hành quá trình keo tụ, tạo bông cần chú ý:
pH của nước thải.
Bản chất của hệ keo.
Sự có mặt của các ion trong nước.
Thành phần của các chất hữu cơ trong nước.
Nhiệt độ.
+ Quá trình trung hòa
Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về vùng 6,6 – 7,6.
Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hay muối axit, các dung dịch kiềm hay axit kiềm để trung hòa dịch nước thải.
Trung hòa bằng trộn lẫn chất thải
Trung hòa bằng bổ sung các tác nhân hóa học
Trung nước thải axit bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung hòa
+ Quá trình hấp phụ
Quá trình hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hay các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.
Các chất hấp phụ thường dùng là : than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp hay chất thải trong sản xuất, như xỉ tro, xỉ mạt sắt Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Than hoạt tính có hai loại dạng : bột và dạng hạt đều được dùng để hấp phụ.
+ Quá trình oxi hóa khử
Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa như clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, kali permanganat, kali bicromat, peoxythydro (H2O2), oxy của không khí, ozon, pyroluzit (MnO2)
Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
+ Quá trình oxi hóa điện hóa
Quá trình oxi hoá điện hoá được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, với mục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên các điện cực anot. Phương pháp này dùng xử lí nước thải xi mạ Niken, mạ bạc hay các nhà máy tẩy gỉ kim loại, như điện phân dung dịch chứa sắt sunfat và Axit sunfuric tự do bằng màng trao đổi ion sẽ phục hồi 80 – 90% Axit sunfurric và thu hồi bột sắt với khối lượng là 20 – 25 kg/m3 dung dịch.
Nếu xử lý bằng phương pháp điện phân thì nước thải có thể dùng lại được, và dung dịch Axit sunfuric có thể dùng lại cho qua trình điện phân sau.
Bảng 3.3 : Ứng dụng các quá trình hóa lý trong xử lý nước thải
Quá trình
Ứng dụng
Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải và giữ cặn ở trạng thái lơ lững
Tạo bông
Giúp cho việc tập hợp các hạt cặn nhỏ thành các hạt lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực
Tuyển nổi
Tách hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt có tỷ trọng sắp xỉ tỷ trọng của nước, hay sử dụng để nén bùn sinh học
Hấp thụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hay bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được dùng để tách ki m loại nặng, khử chlorine của nước thải trước khi xử vào ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top