daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
2. Tên đề tài : “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC”
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Khối lượng chất thải rắn của Quận, tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.
- Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.
2) Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận.
3) Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1 Khái niệm về chất thải rắn 4
1.1.1 Chất thải rắn là gì? 4
1.1.2 Các nguồn phát sinh 4
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị 5
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành 5
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý 5
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành 5
1.1.4 Thành phần của chất thải rắn 7
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn 7
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 13
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn 12
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng 12
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải 12
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất 12
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn 12
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn 12
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 13
1.2.2.3 Ý thức của người dân 13
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa 13
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 14
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước 14
1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất 14
1.3.4 Ô nhiễm môi trường không khí 14
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người 14
1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 15
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hyromex 15
1.4.2 Phương pháp đốt 16
1.4.3 Phương pháp sinh học 16
1.4.4 Phương pháp chôn lấp 17
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân 18
1.5 Tình hình quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh 18
1.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Tp. Hồ Chí Minh 18
1.5.2 Hiện trạng quản lý CTR ở Tp. Hồ Chí Minh 19
1.5.2.1 Lực lượng thu gom CTRSH tại Tp. Hồ Chí Minh 19
1.5.2.2 Quy trình thu gom 21
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn 22
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC 23
2.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.2 Khí hậu 24
2.1.3 Địa hình 24
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
2.2.1 Đặc điểm kinh tế 25
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 26
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 28
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ 29
2.2.2. Đặc điểm xã hội 29
2.2.2.1 Dân số 30
2.2.2.2 Y tế 31
2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo 32
2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao 33
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 35
3.1 Nguồn gốc phát sinh 35
3.2 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 35
3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 37
3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình 37
3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: 38
3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ 38
3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại 39
3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế 39
3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp 40
3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức 40
3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức 40
3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý 43
3.5 cách thu gom, quét dọn, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 44
3.5.1 Sơ đồ cách thu gom, vận chuyển 44
3.5.2 cách thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 45
3.5.3 cách quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47
3.5.4 cách vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47
3.6 Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức 48
3.6.1 Vị trí các bô CTR 50
3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR 51
3.7 Nhận xét chung về hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 52
3.7.1 Đối với hệ thống thu gom công lập 53
3.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập 53
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 55
4.1 Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND 55
4.1.1 Một số khái niệm 55
4.1.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND 55
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 56
4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 58
4.2 Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện 60
4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 59
4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom…… 60
4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải:…… 61
4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải 62
4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom 62
4.3 Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63
4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63
4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền 63
4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom 64
4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải 64
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC 67
5.1. Về hình thức tổ chức thu gom rác 67
5.2. Về cơ chế quản lý 67
5.3. Về công tác thu gom, vận chuyển rác 68
5.4. Các tổ chức hoạt động thu gom rác 71
5.5. Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 72
5.6. Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 72
5.6.1. Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 72
5.6.2. Dự báo số chợ, trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 74
5.6.3. Dự báo khối lượng CTR của Quận Thủ Đức đến năm 2030 76
5.6.4. Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 78
5.6.5. Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm 87
5.6.6. Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn 90
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 108
6.1. Kết luận 108
6.2. Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC II
Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 II
Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 VI
Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 XIII

Thùng Thu Gom và Xe Vận Chuyển: thùng 240 lít, 660 lít và xe vận chuyển CTR còn lại cũng được sơn màu xám. Ngoài ra, thùng và xe còn được in dòng chữ: “CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN” và logo của chương trình.
 Phân loại và lưu trữ:
CTR tại hộ gia đình:
- CTR được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định như sau:
+ Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm, được thu gom hằng ngày;
+ Túi và thùng chứa màu xám: chứa phần CTR còn lại, được thu gom 2 lần/tuần.
- Trong 6 tháng đầu thí điểm của chương trình PLCTRĐTTN, Nhà Nước sẽ đầu tư túi và thùng chứa cho hộ gia đình. Đối tượng hộ gia đình được xác định bao gồm tất cả các hộ gia đình có kinh doanh và không kinh doanh. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 2 thùng chứa CTR, một thùng chứa CTR thực phẩm, thùng kia chứa CTR còn lại.
CTR tại chợ:
- Kết quả khảo sát tại các chợ trên địa bàn Quận Thủ Đức cho thấy thành phần CTR thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất: 81,37% đối với chợ Thủ Đức A và 91% đối với chợ Thủ Đức B (khu chợ thực phẩm). CTR tại chợ cũng được phân thành 2 nhóm và chứa vào 2 loại thùng theo quy định:
+ Thùng màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm;
+ Thùng màu xám: chứa CTR còn lại.
- CTR được phân loại ngay từ mỗi sạp/đơn vị kinh doanh ra đến các thùng chứa CTR tập trung có dung tích 660 lít. Theo đó, mỗi sạp/đơn vị kinh doanh cần trang bị 2 thùng chứa nhỏ (1 thùng xanh lá cây và 1 thùng xám) nếu cần thiết, hay 2 túi (1 xanh lá cây và 1 xám), hay bỏ CTR chung vào thùng tập trung theo đúng quy định. Cả CTR thực phẩm và CTR còn lại đều được thu gom hằng ngày nhưng theo hệ thống riêng.
Tại các nguồn phát sinh khác
- Ngoài hộ gia đình, các chủ nguồn thải được trình bày sau đây là đối tượng thực hiện chương trình PLCTRĐTTN:
+ Khối trường;
+ Các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh doanh, thương mại, dịch vụ;
+ Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Tại những nguồn thải nêu trên, việc phân loại CTR thực hiện tương tự như ở hộ gia đình. CTR được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định như sau:
+ Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm, được thu gom hằng ngày;
+ Túi và thùng chứa màu xám: chứa phần CTR còn lại, được thu gom 2 lần/tuần.
 Thu gom và vận chuyển:
Việc triển khai thực hiện chương trình PLCTRĐTTN trên địa bàn Quận Thủ Đức sẽ đưa đến những thay đổi nhất định của hệ thống thu gom – vận chuyển CTR. Do đó, hệ thống thu gom – vận chuyển CTR cần được nghiên cứu cải tiến sao cho phù hợp. Trên cơ sở hệ thống thu gom – vận chuyển CTR hiện hữu, 2 phương án cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển được đề xuất như sau:
Phương án 1: Hệ thống thu gom hiện tại sẽ đảm nhận thu gom cả 2 loại: CTR thực phẩm và CTR còn lại. Theo đó, phương tiện thu gom cần được cải tiến phù hợp để thu gom được 2 loại CTR cùng một chuyến. Thiết bị vận chuyển CTR còn lại là loại xe tải không ép.
- Ưu điểm:
+ Số lượng nhân công không thay đổi;
+ Trang thiết bị thu gom không tăng hay tăng không đáng kể;
+ Hài hòa các mối quan hệ xã hội.
- Nhược điểm:
+ Làm thay đổi quy trình thu gom của hệ thống thu gom CTR hiện tại;
+ Không có khả năng cải tiến trang thiết bị thu gom hiện tại để thu gom cả 2 loại CTR được tách riêng mà vẫn đảm bảo vệ sinh và văn minh đô thị;
+ Trong quá trình thu gom, người thu gom sẽ nhặt CTR có khả năng tái chế để bán, do đó xảy ra tình trạng lục bới thùng rác trên đường đi hay tại các điểm hẹn làm vương vãi, gây mất vệ sinh đô thị.
Phương án 2: Bên cạnh hệ thống thu gom – vận chuyển hiện tại, tổ chức một hệ thống hoạt động song song đảm nhận việc thu gom – vận chuyển CTR còn lại.
- Ưu điểm:
+ Không gây xáo động, thay đổi hệ thống thu gom – vận chuyển CTR hiện tại (cả về nhân lực, vật lực và quy trình thu gom);
+ Tận dụng được trang thiết bị thu gom hiện tại.
- Nhược điểm:
+ Tăng số lượng công nhân thu gom CTR để đảm nhận việc thu gom CTR còn lại;
+ Có khả năng tạo mâu thuẫn giữa người thu gom CTR thực phẩm và người thu gom CTR còn lại.
Lựa chọn phương án: Dựa trên 2 tiêu chí:
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo động hệ thống thu gom - vận chuyển hiện tại.
- Khả năng cải tiến thiết bị thu gom, phương án cải tiến hệ thống thu gom - vận chuyển CTR nhằm phù hợp với chương trình PLCTRĐTTN trên địa bàn Quận Thủ Đức được chọn là phương án 2.
Hệ thống thu gom - vận chuyển CTR thực phẩm


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top