daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một quá trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư nhanh chóng là những nguyên nhân gây nên hiện trạng quá tải môi trường .
Ở Việt Nam, phần lớn nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị, ven đô và nông thôn đều chưa được xử lý đúng quy cách. Nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa đạt yêu cầu xả ra môi trường, là nguyên nhân gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật. Đó là chưa kể dòng nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, tắm, giặt, ... thường không được xử lý qua bể tự hoại, góp phần làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Các chỉ tiêu BOD5, COD, nitơ, Phốt pho và vi sinh vật là các chỉ tiêu ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy trong nước thải sinh hoạt. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng nitơ rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng nitơ cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm. Muốn xử lý loại bỏ nitơ trong nước thải thì tốt nhất là sử dụng biện pháp sinh học dựa vào quy luật tự nhiên để giảm thiểu ô nhiễm. Đây thực chất là quá trình thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật vốn có trong tự nhiên. Cụ thể là sử dụng các vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat hóa để loại bỏ nitơ trong nước thải.
Dựa vào đặc tính của vi sinh vật trong nước thải có thể chuyển hoá amoni thành NO2 , NO2 thành NO3-, sau đó sẽ chuyển NO3 thành NO, N2O, N2 hoàn toàn không có hại với môi trường. Chính vì vậy tui đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hoá phân hủy các hợp chất nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị” với các mục tiêu sau:
• Phân lập chủng vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất chứa nitơ trong nước thải.
• Tuyển chọn chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải cao.
• Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng phân giải hợp chất chứa nitơ của chủng được tuyển chọn.
• Tạo chế phẩm sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt
• Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tài nguyên nước và sự ô nhiễm nước
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Ô nhiễm nước có thể được định nghĩa bằng nhiều cách như khi nồng độ một hay nhiều chất cụ thể trong nước vượt quá tải lượng của môi trường trong khoảng thời gian đủ để gây tác động hay hậu quả rõ rệt ta gọi là ô nhiễm nước.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước (VloSer, 2009).
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này.
1.1.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch, nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bale năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
1.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa xử lý triệt để, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi của nó.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
1.2. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị và sự ô nhiễm
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.
Nước thải đô thị bao gồm cả nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư, các loại nước thấm và nước thải sản xuất thải ra từ các
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




xem thêm
ỨNG DỤNG CỦA BỂ USBF TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị thiếu máu não cục bộ và khả năng ức chế acetylch Y dược 0
F Nghiên cứu phương pháp trích ly và cải thiện màu sắc tự nhiên của rượu nếp than Khoa học Tự nhiên 0
W Nghiên cứu và ứng dụng Chitosan trong bảo quản và cải thiện cấu trúc chả cá Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu thiết kế cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước ngầm cho công ty giấy tiền Vĩnh Thành – Bến Khoa học Tự nhiên 0
M Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon b Khoa học Tự nhiên 0
W Trang bị điện - Điện tử dây chuyền sản xuất ống thép nhà máy vinapipe, đi sâu nghiên cứu cải hoán hệ thống điều khiển công đoạn doa đầu ống Kiến trúc, xây dựng 2
M Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của khách sạn trường làm Báo cá Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY CẤY MẠ THẢM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NÔNG HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CANH TÁC Ở VIỆT NAM Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top