emsorry_27

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày đặc điểm địa chất, đặc điểm các thành tạo trầm tích Đệ tứ biển nông Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu lịch sử phát triển trầm tích Đệ tứ biển nông Bắc Trung Bộ, nguồn gốc và đặc điểm phân bố sa khoáng. Tiềm năng sa khoáng của khu vực nghiên cứu và dự báo các khu vực có khả năng tìm kiếm
Luận án TS. Thạch học - Khoáng học - Trầm tích học -- Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002


MỞ ĐẦU
I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ (BTB) trải dài từ Nga Sơn (Thanh Hoá)
đến Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), có đƣờng bờ dài khoảng 600 km, diện tích 20.000
km2, đƣợc giới hạn bởi độ sâu 0 - 30m nƣớc với các điểm có toạ độ (Hình 0.1):
19o49’52’’- 105o55’14’’; 19o49’52’’- 106o12’54’’; 18o51’12’’- 106o14’01’’
17o45’52’’- 106o50’11’’; 16o12’31’’- 108o12’03’’; 16o12’31’’- 108o26’21’’
Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng, mùa đông lạnh có
mƣa phùn; là đới chuyển tiếp giữa một bên là biển nông Vịnh Bắc Bộ và một bên là
lục địa có sƣờn dốc của dải núi Trƣờng Sơn và các châu thổ Sông Mã, Sông Cả,
Sông Gianh, Sông Hƣơng. Trầm tích Đệ tứ vùng nghiên cứu phủ hầu hết bề mặt đáy
biển và có chiều dày thay đổi từ 0 - 200m, phân bố ở hai đới cấu trúc Kainozoi: đơn
nghiêng Thanh - Nghệ - Tĩnh và bồn trũng Bình - Trị - Thiên. Các đới cấu trúc này
kế thừa và phát triển trên các đới cấu trúc cổ hơn nhƣ: đới Paleozoi Sông Mã, Sông
Cả; đới Mesozoi Sầm Nƣa và Hoành Sơn. Các thành tạo Đệ tứ chƣa đƣợc nghiên
cứu nhiều cho nên các vấn đề về thành phần vật chất, qui luật phân bố trong không
gian, lịch sử phát triển, phân chia địa tầng và khoáng sản có liên quan với chúng
còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm sáng tỏ. Vùng biển nghiên cứu là vùng nội thuỷ, có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Dọc đới duyên hải có nhiều
điểm dân cƣ, điểm du lịch hấp dẫn (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa
Tùng, Thuận An), các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Xuân Hải, Vụng Áng, Cửa
Việt, Sông Gianh, Thuận An và Chân Mây), các mỏ sa khoáng (Quảng Xƣơng, Cẩm
Hoà, Cẩm Nhƣợng, Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Vĩnh Thái, Quảng Ngạn, Kẻ Sung, Vĩnh
Mỹ)… Tại đây đã và đang xảy ra các tai biến địa chất (sạt lở, bồi tụ, lũ lụt...) và ô
nhiễm môi trƣờng. Hầu nhƣ tất cả các hoạt động của con ngƣời và tác động của
thiên nhiên đều xảy ra trong tầng trầm tích Đệ tứ. Hiện nay và trong tƣơng lai sẽ có
nhiều dự án đầu tƣ phát triển kinh tế biển ở khu vực. Cho nên các nghiên cứu
chuyên sâu trong lĩnh vực địa chất là rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu qui hoạch
tổng thể - khai thác nguồn lợi thiên nhiên biển một cách hợp lí, phục vụ công cuộc
xây dựng - phát triển bền vững kinh tế và quản lí tổng hợp đới duyên hải BTB. Vì
vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Đặc điểm và lịch sử
phát triển các thành tạo trầm tích Đệ tứ đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ”.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp cho khoa học địa chất về những
vấn đề sau:
- Quá trình thành tạo trầm tích Đệ tứ, đặc biệt là trong Pleistocen muộn và
Holocen rìa thềm lục địa biển nông vùng nhiệt đới ẩm.
- Sự hình thành cấu trúc lớp phủ Đệ tứ ở đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển
nông khi có sự thay đổi mực nƣớc biển dâng lên và hạ xuống trong bối cảnh khác
nhau của hoạt động địa kiến tạo cũng nhƣ địa động lực nói chung.
- Mối liên quan giữa các thành tạo bazan và trầm tích Đệ tứ ở vùng biển Vĩnh
Linh - Cồn Cỏ, góp phần phân chia các giai đoạn phun trào bazan Đệ tứ .
- Việc tìm kiếm đánh giá khoáng sản rắn, đặc biệt là các sa khoáng quặng
Ti - Zr - TR, Au, Sn… có trong vùng biển nông BTB.
- Nghiên cứu môi trƣờng địa chất đới biển ven bờ nhằm cung cấp các thông tin
quan trọng cho việc qui hoạch tổng thể, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên biển trong quá trình phát triển kinh tế biển.
II- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1- Mục tiêu:
- Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng, thành phần vật chất và qui luật phân bố các
thành tạo trầm tích Đệ tứ theo không gian và thời gian.
- Làm sáng tỏ quá trình thành tạo và phát triển trầm tích trong giai đoạn Đệ tứ
đới biển ven bờ trong vùng nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ điều kiện thành tạo, đặc điểm phân bố của sa khoáng trong trầm
tích Đệ tứ vùng biển nông BTB.
2- Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cấu trúc lớp phủ Đệ tứ theo tài liệu địa chấn và khoan.
- Xác định thành phần vật chất, đặc điểm môi trƣờng thành tạo trầm tích Đệ
tứ.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, lịch sử tiến hoá các thành tạo trầm tích Đệ tứ.
- Nghiên cứu điều kiện thành tạo và đặc điểm phân bố sa khoáng liên quan tới
trầm tích Đệ tứ biển nông ven bờ BTB.
III- NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Trầm tích tầng mặt biển nông BTB bao gồm hai thực thể trầm
tích phát triển kế thừa nhau: trầm tích Pleistocen muộn phân bố ở độ sâu > 20m
nƣớc, có thành phần chủ yếu là bột sét bị phong hoá loang lổ; trầm tích Holocen
phân bố thành hai đới ở độ sâu 30 - 20m và 20 - 0m, có đặc điểm phân dị khác
nhau.
- Luận điểm 2: Trầm tích Đệ tứ biển nông ven bờ BTB phát triển qua 6 giai
đoạn tƣơng ứng với 6 chu kì trầm tích. Khởi đầu của mỗi giai đoạn là trầm tích hạt
thô (cuội sạn aluvi, proluvi, bãi triều); sau đó là trầm tích hạt mịn hơn (cát bột sét
biển nông); kết thúc là trầm tích hạt mịn (sét, bột sét biển và châu thổ) và thƣờng bị
laterit hoá khi biển lùi ra xa.
IV- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Lần đầu tiên áp dụng phƣơng pháp địa chấn địa tầng (hay địa tầng phân tập)
trong nghiên cứu địa chất - trầm tích Đệ tứ đáy biển BTB. Dựa theo kết quả phân
tích các băng địa chấn có tài liệu khoan kiểm chứng, đã tiến hành đối sánh - liên kết
địa tầng trên chiều dài 600 km dọc bờ biển từ Nga Sơn đến Hải Vân và phân chia
mặt cắt trầm tích Đệ tứ đáy biển thành 6 tầng, tƣơng ứng với các phân vị địa tầng
chính là QI, QII1, QII2, QIII1, QIII2 và QIV; .
- Bƣớc đầu phân chia chi tiết hoạt động phun trào bazan Đệ tứ đáy biển Vĩnh
Linh - Cồn Cỏ trên cơ sở tài liệu địa chấn.
- Xác lập bức tranh tiến hoá trầm tích Đệ tứ trong mối liên quan với dao động
mực nƣớc biển và luận giải nguồn cung cấp vật liệu trầm tích biển nông BTB.
- Xác lập đƣợc đặc điểm phân bố sa khoáng quặng Ti - Zr - TR (trong đó có
biểu hiện vàng và casiterit đi kèm) phục vụ công tác tìm kiếm đánh giá khoáng sản
biển nông BTB.
V- CƠ SỞ TÀI LIỆU
Tài liệu phục vụ cho luận án gồm:
- Luận án đƣợc xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính bản thân tác giả trực tiếp
thu thập, khảo sát trên biển và dọc đới ven biển vùng nghiên cứu trong các năm
1993, 1994 và 2001 từ Nga Sơn (Thanh Hoá) đến Đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế)
thuộc đề án: “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ
Việt Nam (độ sâu 0 - 30m nƣớc) tỷ lệ 1/500.000” và đề tài “Tìm kiếm sa khoáng
quặng thiếc biển nông BTB” hợp tác với công ty TIMAH (Indonesia) do Trung tâm
Địa chất Khoáng sản Biển chủ trì. Tác giả đã phân tích khoảng 3.000km tuyến địa
chấn nông độ phân dải cao và thu thập 1.500km tuyến địa chấn sâu; xử lí kết quả
3.650 mẫu phân tích trọng sa để lập bản đồ vành trọng sa; tham khảo - xử lí - tổng
hợp các loại mẫu phân tích gồm: 3.400 mẫu độ hạt, 500 mẫu thạch học bở rời, 1.390
mẫu vi cổ sinh, 160 mẫu rơngen, 160 mẫu nhiệt, 27 mẫu rơngen định lƣợng, 350
mẫu hoá silicat, 400 mẫu pH, 400 mẫu Eh, 400 mẫu ion trao đổi, 350 mẫu Fe2+,
Fe3+, S trong pyrit và siderit, 250 mẫu phân tích vật chất hữu cơ và 10 mẫu C14.
- Các tài liệu do tác giả thu thập - tổng hợp trong quá trình tham gia đề tài cấp
Nhà nƣớc KHCN 06-11-02: “Thành lập bản đồ địa chất Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa
Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000” và KHCN 06-11-03: “ Thành lập bản đồ tƣớng đá cổ
địa lí thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000”.
- Tham khảo sử dụng kết quả thành lập các tờ bản đồ địa chất đới ven biển ở
các tỷ lệ khác nhau (1/500.000, 1/200.000 và 1/50.000) của các tác giả: Trần Đức
Lƣơng, Nguyễn Xuân Bao, Đặng Trần Quân, Trần Tính, Nguyễn Quang Trung,
Nguyễn Xuân Dƣơng, Nguyễn Văn Trang, Vũ Mạnh Điển, Phạm Huy Thông v.v ...
- Sử dụng thiết đồ 24 lỗ khoan ven biển - bãi triều, 30 lỗ khoan biển nông và
các lỗ khoan sâu tìm kiếm dầu khí đáy biển và khu vực kế cận (Hình 0.2).
- Tham khảo các công trình nghiên cứu chuyên đề về địa chất - địa mạo, địa
vật lí, trầm tích... đới ven biển, đáy biển trong khu vực nghiên cứu và Vịnh Bắc Bộ
(gồm các luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học...).
VI- Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Đóng góp cho các công tác nghiên cứu trầm tích Đệ tứ vùng biển nông nằm
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tungvd

Member
Re: [Free] Đặc điểm và lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích đệ tứ đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Xin Mod up lại cho mọi người sử dụng. Xin cám ơn.
 

tungvd

Member
Re: [Free] Đặc điểm và lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích đệ tứ đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Xin Thank Mod nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu shh cấp trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi trung ương Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
Q Tình hình đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Y dược 1
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn tỉnh Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 1
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top