Panteno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khảo sát đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc tính thủy lý thủy hóa vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật không xương sống cửa sông Cả và một số đầm nuôi phụ cận ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh. Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, xã hội đối với đa dạng sinh học động vật không xương sống và những tác động của chúng đối với nghề nuôi tôm ở địa phương. Đề xuất các giải pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý tài nguyên trong vùng, phân định chức năng, nhiệm vụ, chế tài trong việc xử lý sai phạm trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi tài nguyên môi trường để phát triển kinh tế ở vùng cửa sông Cả

Mở đầu
Vùng cửa sông (Estuary) là nơi chuyển tiếp sông - biển và trở thành hệ
sinh thái rất độc đáo và phức tạp nhƣng giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Bởi
vậy, 60% dân số thế giới và 2/3 các thành phố lớn (trên 25 triệu ngƣời tập trung)
ở các khu vực cửa sông trong phạm vi 60 km từ bờ vào đất liền (Công ƣớc RIO,
1992).
Ở Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển, là nơi tập trung dân cƣ và có thế
mạnh về kinh tế với hơn 100 cửa sông, trong đó xuất hiện nhiều môi trƣờng sống
đặc trƣng nhƣ cửa các con sông, các bãi triều, rừng ngập mặn, chuỗi các đầm
phá và vụng, vịnh nông ven bờ. Trƣớc đây, việc khai thác các dạng tài nguyên
thiên nhiên trong vùng cửa sông mới ở mức độ thấp, chƣa gây ra những hậu quả
cản trở quá trình phát triển của vùng hay làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên
trong vùng. Hiện tại, do sức ép về dân số, do nhu cầu riêng của từng ngành, từng
bộ phận kinh tế, từng địa phƣơng..., việc khai thác các dạng tài nguyên vùng cửa
sông ngày càng đẩy mạnh nhƣng không đƣợc đặt trong một quy hoạch tổng thể.
Vì vậy đƣa đến những hậu quả sinh thái nghiêm trọng nhƣ huỷ hoại nơi sống đặc
trƣng của nhiều loài, gây sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH), giảm sút
nguồn lợi của các đối tƣợng khai thác có giá trị trong vùng.
Sông Cả là sông lớn nhất khu vực miền Trung, nằm giáp ranh hai tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng cửa sông Cả có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa
dạng và phong phú, là nơi cƣ trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy
cơ bị tuyệt chủng (có trong sách đỏ Việt Nam). Đồng thời đƣợc đánh giá là một
trong 13 bãi cá chính hiện nay của Việt Nam và cũng là vùng khai thác tôm lớn
(Bộ KHCN&MT - kế hoạch Hành động ĐDSH, 1995) [1, 2].
Trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, nhân dân
trong vùng đã đầu tƣ nhiều công sức, tiền của để khai thác các dạng tài nguyên
tại đây, nhƣ phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng các khu giải trí, du
lịch…. Nhƣng do áp lực về dân số và phát triển kinh tế, tại vùng cửa sông Cả nói
riêng và vùng ven biển nói chung đã và đang nảy sinh những mâu thuẫn về sử
dụng đất, trong đó nổi lên là những mâu thuẫn về việc sử dụng quỹ đất cho việc
nuôi trồng thuỷ sản hay sản xuất lƣơng thực và những nhu cầu về bảo tồn, bảo vệ
môi trƣờng, ĐDSH. Điều đó làm xáo trộn và mất cân bằng sinh thái, suy thoái tài
nguyên, đòi hỏi đầu tƣ kinh phí rất nhiều để khắc phục hậu quả.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vùng cửa sông đối với việc bảo tồn
ĐDSH và phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu về cửa sông ven biển ở nƣớc ta. Các công trình chủ yếu tập trung ở
các tỉnh phía Bắc, phía Nam và các đầm phá ven biển miền Trung, ít có công
trình ở cửa sông Bắc Trung Bộ. Đặc biệt chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy
đủ về đặc điểm điều kiện tự nhiên, ĐDSH, tình hình phát triển kinh tế xã hội và
ảnh hƣởng của nó đối với vùng cửa sông Cả. Chính vì thế, chúng tui đã lựa chọn
và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống
cửa sông Cả và một số đầm nuôi phụ cận ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh” Nhằm
mục đích:
1. Khảo sát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc tính thuỷ lý thuỷ hoá cửa
sông Cả và các đầm nuôi tôm phụ cận.
2. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học ĐVKXS ở khu vực nghiên cứu.
3. Bƣớc đầu tìm hiểu ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng, xã hội đối với
ĐDSH ĐVKXS ở khu vực nghiên cứu và những tác động của chúng đối với
nghề nuôi tôm ở địa phƣơng.
4. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn
ĐDSH, phát triển kinh tế ở địa phƣơng.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về ĐDSH
Việc nghiên cứu ĐDSH và bảo vệ ĐDSH là vấn đề quan trọng đƣợc nhiều
nhà khoa học quan tâm, nhƣng cụm từ “đa dạng sinh học” có rất nhiều định
nghĩa khác nhau.
Theo Odum (1975) tỷ lệ giữa số lƣợng loài và “các chỉ số phong phú” (số
lƣợng, sinh khối, năng suất,...) gọi là chỉ số đa dạng về loài. Sự đa dạng về loài
thƣờng không lớn trong “các hệ sinh thái bị giới hạn bởi các yếu tố vật lý”, nghĩa
là trong các hệ sinh thái bị phụ thuộc rất nhiều các yếu tố giới hạn vật lý - hoá
học, và rất lớn trong các hệ sinh thái bị khống chế bởi các yếu tố sinh học. Sự đa
dạng có quan hệ trực tiếp với tính ổn định, song không biết đƣợc là, đến mức độ
nào thì quan hệ đó là nguyên nhân - kết quả [67, 122].
Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, 1989) định nghĩa “ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và
vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng”. Do vậy, ĐDSH phải tính theo ba mức
độ. ĐDSH ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn
đến các loài thực vật, động vật và các loài nấm. Ở mức độ tinh tế hơn, ĐDSH
bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý
cũng nhƣ khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH
còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống,
các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng nhƣ các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự
khác biệt của các mối tƣơng tác giữa chúng với nhau [68].
ĐDSH là một khái niệm chỉ tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật
và những hệ sinh thái mà sinh vật là một bộ phận cấu thành. Đó là một thuật ngữ
bao trùm đối với mức độ biến đổi của thiên nhiên, gồm cả số lƣợng và tần suất
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong tru Công nghệ thông tin 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu v Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số locut đa hình str ở người việt nam nhằm sử dụng trong khoa học hình sự, nhận dạng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của cây ý dĩ Y dược 2
V Nghiên cứu các màng mỏng tử giảo đơn lớp, đa lớp chứa đất hiếm và các khả năng ứng dụng của chúng tr Luận văn Sư phạm 0
U Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy, hải sản vùng cửa sông ven biển h Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu chế tạo các màng mỏng multiferroic perovskite đa lớp với liên kết từ điện Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu chế tạo hạt nano đa chức năng và thử nghiệm ứng dụng đánh dấu trong y sinh Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top