Mabsant

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Thực vật học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thu thập và tìm hiểu thông tin liên quan đến khu vực Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tiến hành điều tra và thu thập mẫu. Xác định tên khoa học, xây dựng danh lục. Đánh giá các đặc trưng đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch của đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, xác định các loài nguy cấp cần bảo tồn. Phân tích các giá trị tài nguyên và các đặc trưng của hệ thực vật bậc cao có mạch thuộc đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên hệ thực vật tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới............................................5
1.1.1. Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật trên thế giới ...............................5
1.1.2. Đa dạng thực vật RNM trên thế giới .................................................7
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam..................................................8
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam .........................................8
1.2.2. Nghiên cứu về RNM ở Việt Nam ...................................................10
1.3. Nghiên cứu về các yếu tố địa lý ................................................................12
1.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật.........................................15
Chƣơng 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI...........................19
2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................19
2.2. Địa chất và thổ nhƣỡng ............................................................................19
2.3. Khí hậu......................................................................................................20
2.4. Thủy văn....................................................................................................21
2.5. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ..........................................22
2.5.1. Dân số ............................................................................................22
2.5.2. Tập quán lao động và cơ sở hạ tầng ................................................23
Chƣơng 3 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................25 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................25
3.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................25
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................25
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................26
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................26
3.5.1. Phương pháp kế thừa ......................................................................26
3.5.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................26
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật......................................27
3.5.4. Đánh giá đa dạng sinh học..............................................................31
Chƣơng 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................33
4.1. Xác định và xây dựng danh lục loài .........................................................33
4.2. Đa dạng về phân loại hệ thực vật ngập mặn tại đảo Núi Cuống.............34
4.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành ................................................................34
4.2.2. Đa dạng ở mức độ họ......................................................................38
4.2.3. Đa dạng ở mức độ chi.....................................................................40
4.3. Đa dạng về các yếu tố địa lý .....................................................................42
4.3.1. Đa dạng các yếu tố địa lý của chi....................................................42
4.3.2. Đa dạng các yếu tố địa lý của loài...................................................45
4.4. Đa dạng về dạng sống ...............................................................................49
4.5. Đa dạng về giá trị tài nguyên....................................................................53
4.5.1. Đa dạng về giá trị sử dụng ..............................................................53
4.5.2. Đa dạng về các loài quý hiếm .........................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................62 Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao trên thế giới. Sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên là
một trong 3 yếu tố chính làm nên sự ĐDSH này. Tuy nhiên, ĐDSH của Việt Nam
đang bị suy thoái nghiêm trọng, trong đó có các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM).
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái đa dạng có nhiều tài nguyên quí
giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân
vùng cửa sông ven biển. Nó là nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ sản,
nó được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn
chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền, RNM cũng là tài nguyên du lịch sinh thái
đầy tiềm năng. Đa dạng sinh học của RNM Việt Nam rất phong phú. Hệ thực vật
chủ yếu gồm 37 loài CNM thực thụ và 72 loài cây tham gia.Các loài cây thống kê
theo giá trị sử dụng gồm: 30 loài cung cấp gỗ, than, củi; 14 loài cung cấp tannin; 21
loài làm dược liệu và để nuôi ong; 24 loài có thể dùng làm phân xanh và 1 loài có
khả năng cung cấp dịch nhựa cho chế biến nước giải khát, đường và rượu. [17] Tuy
nhiên trong những thập niên qua, RNM nước ta bị tàn phá rất nhiều do chiến tranh,
khai thác gỗ, chất đốt, phá RNM để làm hồ nuôi tôm, cua, cá, làm đất nông nghiệp,
đường sá, nhà cửa... Thậm chí có địa phương RNM đã “cơ bản bị xóa sổ”. Theo
Maurand (1943), Việt Nam có 400.000 ha RNM nhưng tới năm 2000 theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thì chỉ còn lại 156. 608 ha, tương đương với 60% .Tỉ
lệ mất RNM do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985-2000 ước tính 15.000
ha/năm.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ và phục hồi RNM, nhiều chiến
lược, chính sách cũng đã đề cập đến nội dung này. Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Việt Nam đưa ra các mục
tiêu cụ thể như “Phục hồi diện tích RNM lên bằng 80% mức năm 1990”. Kế hoạch
hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đưa ra
các mục tiêu cụ thể như đến năm 2010:“Phục hồi 200.000 ha RNM”; “phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước và biển”. Như vậy tới nay các hệ sinh thái ngập nước và
ven biển đang cần được quan tâm hơn nữa tới công tác bảo tồn và phục hồi.
Dựa trên kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam đến năm
2015 thì khu vực RNM ở một số huyện ven biển Quảng Ninh đang là nơi được ưu
tiên bảo vệ và cần phục hồi hệ sinh thái RNM.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh thành có diện tích đất ngập nước và ven
biển tương đối cao. Đảo Núi Cuống hiện nay thuộc địa phận hành chính của xã Đại
Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Là một trong 22 hòn đảo, quần đảo lớn nhỏ
tạo thành một hệ thống bao bọc ở các phía rất phù hợp cho phát triển nuôi trồng
thủy sản của huyện Đầm Hà. Huyện nằm phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc
là huyện Bình Liêu, phía đông bắc là huyện Hải Hà, phía tây nam là huyện Tiên
Yên, phía nam và đông nam giáp biển. Huyện vừa được tách ra từ huyện Quảng Hà
năm 2001 theo Nghị định Chính phủ số 59/2001/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2001
- Về việc chia huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh thành hai huyện Hải Hà và Đầm
Hà. Huyện lỵ là thị trấn Đầm Hà nằm trên đường quốc lộ 18 cách thành phố Hạ
Long 80 km về hướng đông bắc và cách Móng Cái 50 km về hướng tây nam. RNM
tại đảo Núi Cuống trước đây có chất lượng rừng tốt, rất phong phú về số lượng loài
cây, về hệ sinh thái cư trú các loài hải sản và động vật đã đem lại nguồn lợi thu
nhập tốt cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua thì diện tích
rừng ở đây đã bị suy giảm đáng kể. Hiện tại, những diện tích rừng còn sót lại vẫn
đang tiếp tục bị đe dọa tàn phá và suy thoái do liên quan tới những lý do nêu trên và
làm ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới môi trường, sản xuất và đời sống của người
dân địa phương. Chính vì vậy trong những năm tiếp theo công tác nghiên cứu, đánh
giá để đưa ra biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái RNM là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên chúng tui đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự đa dạng thực
vật bậc cao có mạch tại Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở
cho công tác bảo tồn”. Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Với vị trí địa lý đặc thù, Việt Nam được biết đến như là quốc gia phong phú
về các kiểu hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên trên cạn, đất
ngập nước, đồi núi đá vôi, đất khô và các hệ sinh thái tự nhiên dọc theo ven biển và
các hải đảo. Theo số liệu điều tra, ĐDSH ở nước ta tập trung ở một số khu vực chủ
yếu như: các khu rừng đặc dụng tự nhiên (khoảng 1,8 triệu ha trên tổng số 14 triệu
ha tương đương với khoảng 13% diện tích rừng trên cả nước), các vùng đất ngập
nước tự nhiên (khoảng 1,7 triệu ha trên tổng số hơn 10 triệu ha tương đương 17%
diện tích đất ngập nước trên cả nước), các vùng đồi, núi đặc biệt là núi đá vôi
(khoảng 1,5 triệu ha trên tổng số hơn 5 triệu ha tương đương 24% tổng diện tích đất
đồi núi trên cả nước), các hệ sinh thái tự nhiên dọc theo bờ biển dài hơn 3200 km và
các hải đảo. Thời gian qua, cũng do nhận thức của người dân còn yếu kém, hệ thống
pháp luật liên quan chưa hoàn thiện kết hợp với tổ chức quản lý tài nguyên không
chặt chẽ nên Việt Nam đã bị mất nhiều nguồn gen quý hiếm. Hàng năm có đến 300-
400 giống tại các địa phương có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen, trong đó có
nhiều giống bản địa, quý hiếm. Vậy trong thời gian tới chúng ta phải tập trung
nghiên cứu và xây dựng các cơ sở pháp lý đúng đắn cho công tác bảo tồn ĐDSH ở
nước ta.
Vậy hiểu thế nào về ĐDSH ?
Thuật ngữ “ĐDSH” (biodiversity, biological diversity) lần đầu tiên được
Norse và McManus (1980) đưa ra, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là
đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái
(số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Đến nay đã có ít nhất 25 định nghĩa
cho thuật ngữ này. Theo công ước ĐDSH (1992) thì “ĐDSH "có nghĩa là tính (đa
dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh
thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái
mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài
và các hệ sinh học” [9]. Từ góc độ này người ta có thể tiếp cận với DDSH ở cả ba mức độ: Mức độ
phân tử (đa dạng di truyền), mức độ cơ thể (đa dạng loài) và mức độ hệ sinh thái (đa
dạng hệ sinh thái) (IUCN, 1994)
ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với viêc duy trì các chu trình trong tự
nhiên và cân bằng sinh thái, đó là cơ sở của sự sống và thịnh vượng của loài người,
sự bền vững của thiên nhiên trái đất. Theo ước tính giá trị tài nguyên đa dạng sinh
học đem lại cho toàn cầu là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối
với Việt Nam nguồn tài nguyên ĐDSH trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động
đa dạng sinh học của Việt Nam-1995). Chính vì những lợi ích đó mà đa dạng sinh
học và bảo tồn đã và đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.
Để chứng minh điều đó thì trong những năm qua chúng ta đã trải qua nhiều dấu
mốc quan trọng của thế giới trong công tác bảo tồn ĐDSH. Chính phủ Việt Nam đã
ký kết công ước RAMSAR về đất ngập nước năm 1971 cùng với 17 quốc gia khác ,
cho tới tháng 5 năm 2012 đã có 160 quốc gia tham gia ký kết công ước này và tính
đến nay Việt Nam có 4 khu vực RAMSAR của thế giới.Việc tham gia công ước này
được coi là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái
RNM ở nước ta. Tiếp sau đó, vào năm 1992 Công ước ĐDSH được thông qua tại
Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững tại Rio de Janero
(Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Tính đến tháng 5 năm 2009 đã có 191
quốc gia là thành viên của Công ước này.Việt Nam đã chính thức gia nhập Công
ước vào ngày 16/11/1994. Mục tiêu chính của công ước là nhằm bảo tồn ĐDSH, sử
dụng bền vững và hợp lý các thành phần ĐDSH cũng như những lợi ích thu được từ
việc sử dụng tài nguyên sinh học. Đây được xem là tiền đề quan trọng cho việc phát
triển lĩnh vực pháp luật về ĐDSH với tư cách là một bộ phận quan trọng của pháp
luật môi trường. Kể từ thời điểm này, các quy định pháp luật về bảo vệ ĐDSH được
ban hành ngày càng nhiều, theo hướng hoàn thiện hơn, như: Kế hoạch hành động
quốc gia về ĐDSH (ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
845/TTg ngày 22/12/1995); Nghị định 109/2003/NĐ-CP về quản lý, bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước; Quyết định số 661/QĐ – TTg (1998) của thủ tướng
Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới
5 triệu hecta rừng….Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐDSH, luật hóa có hệ
thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện
các cam kết quốc tế về ĐDSH phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Luật
ĐDSH đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2009 nhằm đáp ứng các yêu cầu trên . Luật có 8 chương, 78 điều. Luật
quy định về nguyên tắc và chính sách bảo tồn và phát triển bền vững ĐD SH; quy
hoạch bảo tồn ĐDSH; bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài
sinh vật và tài nguyên di truyền; hợp tác quốc tế về ĐDSH; cơ chế, nguồn lực và
phát triển bền vững ĐDSH. Như vậy với sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức
bảo tồn nguồn tài nguyên của quốc gia và thế giới đã đặt nền tảng pháp lý cho công
tác bảo tồn của nước ta trong những năm tới ngày càng hợp lý và bền vững hơn.
1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật trên thế giới
Đa dạng thực vật là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu.Mở đầu là Theophraste, học trò của Aristotle. Ông đã đề xướng phương pháp
phân loại và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong
tác phẩm “Lịch sử tự nhiên của thực vật” và “Cơ sở thực vật” ông đã mô tả gần 500
loài cây và phân ra thành cây to, cây nhỡ, cây nhỏ, cây thân gỗ, cây sống trên cạn,
cây sống dưới nước…
Tiếp sau đó là Plinus, nhà bác học người La mã viết bộ “Lịch sử tự nhiên” đã
mô tả gần 1000 loài cây và cũng phân chia như Theophraste nhưng chú ý đến cây
ăn quả và cây làm thuốc.
Từ nhiều tài liệu thực tế từ thế kỉ XVI đến gần cuối thế kỉ XVIII, việc xây
dựng các bảng phân loại đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu thực vật.
Thời kì này đã xuất hiện nhiều bảng phân loại như:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuctoanmd

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn

Yêu cầu link download mới
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu sự luận giải về dịch đồ học chu tử của nho gia việt nam thời trung đại Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top