anh.lehoang62

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định :
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................5
1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt
Nam..............................................................................................................................5
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới..............5
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản Việt Nam .........10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tổn thất do biến đổi khí hậu đối
với ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam....................................12
1.3. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu ......13
1.3.1. Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu....................................14
1.3.2. Phương pháp lượng giá rủi ro do biến đổi khí hậu......................................16
CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU............18
2.1. Đặc điểm tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ...........................................................................................................................18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định................................................................................................................18
2.1.2. Nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..............21
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi ngao ............................................21
2.1.2.2. Tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
...........................................................................................................................23
2.2. Phương pháp lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nuôi
trồng thủy sản...........................................................................................................27
2.2.1. Xây dựng bài toán.........................................................................................27
2.2.2. Phương pháp phân tích cây sự kiện..............................................................29
2.3. Số liệu dùng cho lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề
nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định...............................30
2.3.1. Khảo sát hộ gia đình.....................................................................................30
2.3.2. Thảo luận nhóm ............................................................................................30
2.3.3. Phỏng vấn sâu...............................................................................................30
2.3.4. Số liệu thứ cấp và các kết quả của mô hình .................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định những năm gần đây...................................................32
3.1.1. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu chính của tỉnh Nam Định trong 20
năm qua...................................................................................................................32
3.1.1.1. Nhiệt độ: ...............................................................................................32
3.1.1.2. Lượng mưa: ..........................................................................................33
3.1.1.3. Độ ẩm ...................................................................................................34
3.1.1.4. Lượng giờ nắng ....................................................................................35
3.1.2. Các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra và thiệt hại đối với tỉnh Nam
Định.........................................................................................................................36
3.1.2.1. Bão, lũ...................................................................................................36
3.1.2.2. Thay đổi triểu cường ............................................................................38
3.1.2.3. Nắng nóng kéo dài................................................................................39
3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định......................................................................................39
3.2. Lượng giá tổn thất rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định......................................................43
3.3.1. Lượng giá tổn thất do thay đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác
động tới sản lượng nuôi ngao.................................................................................44
3.3.2. Tổn thất do bão đối với cơ sở vật chất nghề nuôi ngao trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ..............................................................................................................50
3.4. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao
Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định...............................................................50
3.4.1. Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nuôi ngao giống và nuôi
thương phẩm ...........................................................................................................50
3.4.2. Thách thức khi thực hiện các biện pháp thích ứng cho nghề nuôi ngao xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................57
PHỤ LỤC .....................................................................................................................60

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho rằng: biến đổi khí hậu là nguy cơ toàn
cầu trầm trọng và cần được đối phó khẩn cấp. Báo cáo Stern 2006 đã khẳng định biến
đổi khí hậu sẽ tác động tới những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi
toàn cầu: nguồn nước, an ninh lương thực, sức khỏe và môi trường. Cũng trong báo
cáo này, Stern đã dự tính rằng nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí và rủi ro do
biến đổi khí hậu gây ra, tương đương với thiệt hại mỗi năm ít nhất là 5% GDP toàn cầu
kể từ nay trở đi. Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì thiệt hại (hàng
năm) được ước tính là 20% GDP hay lớn hơn.
Việt Nam, với đường bờ biển dài (khoảng 3.260 km) và mật độ dân số cao tập
trung ở vùng ven biển, được đánh giá là có mức độ dễ bị tổn thương cao đối với các
rủi ro do dao động thời tiết và biến đổi khí hậu (World Bank, 2007). Việt Nam cũng
đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu chỉ số rủi ro do biến đổi khí hậu (CRI) giai
đoạn 1991-2010 (Harmeling, 2012). Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu cho Việt
Nam của Bộ Tài nguyên Môi trường 2009), đến cuối thế kỷ 21, khí hậu trên tất cả các
vùng của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa
tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm. Ngoài ra, mực nước biển sẽ dâng lên
khoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Thủy sản là ngành kinh tế quan
trọng, tổng giá trị ước đạt 99.432 tỷ đồng năm 2011, đóng góp khoảng 3,92% GDP cả
nước (Tạp chí thương mại thủy sản, 2012). Trong các hoạt động sản xuất của con
người, lĩnh vực thủy sản được xác nhận là ít đóng góp nhất vào việc thúc đẩy sự biến
đổi khí hậu của trái đất. Thế nhưng thủy sản lại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu (Williams L., 2010). Quả thật, với hơn 4 triệu lao động trực tiếp
và gián tiếp tham gia hoạt động sản xuất thủy sản (FAO, 2008), chủ yếu sống ở khu
vực ven biển, ngành thủy sản Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên
nhiên và nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Theo đánh giá mới nhất của Tổ
chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương,
Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến
đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và
mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030. Cùng với những khó khăn
ngày càng lớn của ngành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinh
thái, thiếu nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày
càng tăng của cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng
tổng hợp tài nguyên mặt nước…, biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phải
giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn Việt Nam
và cs, 2010).
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số158/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu”. Chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã đươc xác định, đó là: (i) Đánh giá mức độ
và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam; (ii) Xác định giải pháp ứng
phó với BĐKH; (iii) Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH; (iv) Tăng
cường năng lưc tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; (v) Nâng cao nhận thức và
phát triển nguồn nhân lực; (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế; (vii) Tích hợp vấn đề
BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phát
triển ngành và địa phương; (viii) Xây dựng kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa
phương ứng phó với BĐKH, (ix) Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.
Trong chín nhóm giải pháp trên, giải pháp đánh giá mức độ và tác động của
BĐKH được đưa lên hàng đầu và nhiệm vụ này cần được triển khai đồng bộ, cụ thể
thành kế hoạch hành động của các ngành và địa phương. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm
trước mắt đối với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung là phải dự tính được những tổn
thất do biến đổi khí hậu trong tương lai nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các
cán bộ hoạt động cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ cùng cộng đồng địa
phương đưa ra những biện pháp thích ứng phù hợp cho người dân địa phương, giúp
các ngư dân có thể giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
2. Khái quát đặc điểm đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghề nuôi ngao, cũng tương tự các nghề nuôi trồng thủy sản khác ở vùng ven
biển, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như các hiện tượng thời
tiết cực đoan (bão, áp thấp nhiệt đới), độ mặn của nước, mưa và sự thay đổi nhiệt độ
(MCD, 2009). Trong những năm qua, hiện tượng ngao chết hàng loạt do bão hay do
cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn ở một số
tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sóc Trăng… là một
minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới ngành nuôi trồng thủy
sản nói chung và nuôi ngao thương phẩm nói riêng. Hiện nay, ở khu vực miền Bắc,
ngao Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và từ nhiều
năm nay, nghề này đã tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn lao
động trong khu vực. Ðến năm 2012, Giao Thủy đã có vùng nuôi ngao rộng khoảng
1.500 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, tạo việc làm,
thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời
vụ. "Ngao Giao Thủy" chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven
biển phía bắc (Tổng cục thống kê, 2012), trong đó, Giao Xuân được xem là "vựa
ngao" lớn nhất.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng
thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” là cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động
tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói
chung và nghề nuôi ngao tại xã Giao Xuân nói riêng.
Nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân
địa phương về biến đổi khí hậu nói chung và các tổn thất có thể xảy ra do biến đổi khí
hậu; giúp họ chuẩn bị tốt cho việc xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu
tại địa phương; đồng thời đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
Biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả đã áp dụng phương pháp tiếp cận coi môi trường
cung cấp dịch vụ như một hàng hóa công cộng và rất nhiều dịch vụ môi trường chịu
tác động của các yếu tố bên ngoài như biến đổi khí hậu. Theo đó, phương pháp lượng
giá tổn thất của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biến địa chất, Na Uy) được áp dụng
cùng với công thức về khả năng tổn thất do một hay một loại các tai biến thiên nhiên.
5. Bố cục luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan (tổng quan về tác động của BDKH đối với thủy sản nói
chung và ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói riêng, các đề tài nghiên cứu có
liên quan và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như lý do lựa chọn khu vực và đối
tượng nghiên cứu; Phương pháp lượng giá tổn thất do thiên tai nói chung, đối với nuôi
trồng nói riêng và phương pháp lượng giá tổn thất với nuôi trồng thủy sản được sử
dụng trong đề tài);
Chương 2: Địa bàn nghiên cứu, phương pháp và số liệu (Mô tả tổng quan về khu
vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định; mô tả cách thức thu thập, nội dung thu thập, các biểu số liệu đã
thu thập được….);
Chương 3: Kết quả và thảo luận (Lượng giá tổn thất do biến đổi khí hậu đối với
nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Đề xuất giải pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu cho nghề nuôi ngao giống và ngao thương phẩm xã Giao
Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đồng thời nêu các khó khăn có thể sẽ gặp phải
khi thực hiện các biện pháp thích ứng nói trên).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Lengoc96st

New Member
Re: [Free] Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

link lỗi rồi ạ,
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng c Luận văn Kinh tế 0
V Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng c Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động môi trường Nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao Khoa học Tự nhiên 0
C Nâng cao chất lượng công tác đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tập đoàn Luận văn Kinh tế 4
T Đánh giá tác động và lượng giá thiệt hại của thiên tai do bão lũ đến sinh kế của cư dân các xã ven b Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh giá chất lượng sản phẩm oxi hóa Striren và hoạt tính xúc tác LaCeMeo3 bằng phương pháp sắc ký k Khoa học Tự nhiên 0
C Đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại họ Luận văn Sư phạm 0
V GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN LÀ NHÀ Ở THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG Tài liệu chưa phân loại 1
R Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác định giá Bất động sản là nhà ở thế chấp tại Ng Tài liệu chưa phân loại 0
Z Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top