Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Sắn (Manihot esculenta) là một loại cây lương thực quan trọng, được trồng nhiều
nơi trên thế giới. Sắn là loại cây trồng có tiềm năng lớn cho đảm bảo an ninh lương thực.
Với nhiều lợi thế so với các loại ngũ cốc khác như khả năng chịu hạn, thích ứng với các
loại đất cùng kiệt dinh dưỡng và thời kỳ thu hoạch không xác định, đây là một cây trồng lý
tưởng cho các tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như trong chiến tranh hay thiên tai. Sắn
góp phần vào sự đa dạng về kinh tế và tạo cơ hội cho phát triển công nghiệp chế biến
khác như công nghiệp sắn và công nghiệp thực phẩm.
Tuy nhiên, việc trồng sắn cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề sâu bệnh,
điển hình là bệnh chổi rồng (Witches’ broom disease), một loại bệnh khá phổ biến trên
cây sắn. Bệnh chổi rồng được gây ra bởi một nhóm vi sinh vật (có thể gọi là vi khuẩn)
được gọi là Phytoplasma, kí sinh bắt buộc trong mô vỏ cây và truyền bệnh thông qua côn
trùng hút nhựa cây. Bệnh gây khả năng sinh trưởng kém, lá chuyển màu vàng, rụng hoặc
chết khô, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng sắn.
Kỹ thuật nhân nhanh ADN đẳng nhiệt LAMP (Loop-mediated Isothermal
Amplification) là một phương pháp khuếch đại acid nucleic đẳng nhiệt đơn giản, nhanh
chóng, đặc hiệu và có độ nhạy cao. Phương pháp này có sức mạnh vô cùng lớn bởi nó đạt
hiệu quả khuếch đại cao và độ đặc hiệu lớn. Đây là kỹ thuật được đánh giá là cực kì hiệu
quả trong việc xác định sự diện của gen mục tiêu. Kỹ thuật này đã được áp dụng trong
chẩn đoán và xác định các bệnh gây ra bởi virus trên lúa và một số loại cây trồng khác.
Trước tình hình nêu trên và trong khuôn khổ luận văn này, chúng tui lựa chọn đề
tài nghiên “Phát triển kít chẩn đoán phytoplasma gây bệnh chổi rồng trên sắn dựa
trên kỹ thuật LAMP” với mục đích sử dụng kỹ thuật LAMP để xác định phytoplasma
trên đối tượng cây sắn bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật
- Viện Di truyền Nông nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về cây sắn
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại học và lịch sử canh tác
Sắn cùng với lúa, ngô, lúa mỳ và mía đường là những cây quan trọng nhất trong
vùng nhiệt đới. Sắn có tên khoa học là Manihot esculenta thuộc họ Ephorbiaceae (họ
Thầu dầu), là một họ lớn bao gồm 7200 loài khác nhau được đặc trưng bởi sự phát triển
mạnh của hệ thống mạch dẫn nhựa (mủ), do đó, chúng còn được gọi là cây tiết mủ. Trong
họ này, chi Manihot là một chi đáng chú ý với khoảng 98 loài khác nhau, sống hoang dại
ở vùng Trung và Nam Mỹ. Tên khoa học của chúng được đặt vào năm 1766 bởi nhà sinh
học Crantz [19]. Nhưng chúng có hơn 100 tên khác nhau được đặt dựa vào vị trí địa lý
của từng vùng. Sắn chứa các loại đường có gốc cyanua, do đó, dựa vào hàm lượng cyanua
người ta chia làm 2 loại: sắn ngọt chứa hàm lượng cyanua thấp và có thể sử dụng an toàn
sau khi chế biến. Một loại khác, được gọi là sắn đắng chứa hàm lượng cyanua cao hơn,
có thể gây ngộ độc nếu không được chế biến đúng cách [18].
Mặc dù sắn được trồng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên, nguồn gốc phát sinh của
chúng vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Đến tận, thế kỉ 18 mới có những
nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề này. Ban đầu, sắn được cho rằng có nguồn gốc tại
châu Phi. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng, sắn (M. esculenta) là sản
phẩm của sự biến đổi di truyền cũng như sự lai tạo ngẫu nhiên của một loạt các cây thuộc
chi Manihot có nguồn gốc thực sự khu vực đông bắc Mỹ Latin [90]. Cụ thể hơn, Allem
(2002) cho rằng một quần thể thực vật hoang dại thuộc chi Manihot, có hình thái tương
tự như sắn (M. esculenta) có tên khoa học Manihot flabellifolia Pohl chính là tổ tiên của
các giống sắn ngày nay. Tuy nhiên, sự phân bố rất rộng của loài M. esculenta hoang dại,
trải khắp từ Peru, Venezuela đến phía trung Braxin, kéo theo sự khác biệt lớn về vật chất
di truyền giữa các bậc phân loại dưới loài (thứ và dạng-variety, form) thực sự gây khó
khăn rất lớn trong việc xác định chính xác nguồn gốc của giống sắn ngày nay [5].
Thời điểm sắn được thuần hóa và được trồng như một cây lương thực cũng không
đồng nhất giữa các nghiên cứu. Dựa trên những hóa thạch và một số bằng chứng khảo cổ
khác chỉ ra rằng sắn được thuần hóa và trồng trọt từ 7000-5000 năm trước công nguyên,
trong đó, giống sắn ngọt (chứa ít axit cyanic) được trồng từ 6000 năm trước công nguyên
trong rừng nhiệt đới ẩm Amazon thì cũng có nghiên cứu cho rằng sắn được trồng muộn
hơn, khoảng 4000 năm trước công nguyên tại thung lũng Casma trên bờ biển phía tây
Peru [102].
Ở phía đông bán cầu, sắn không được coi là một loại cây lương thực đến tận năm
1835. Vào khoảng năm 1850, sắn được đưa từ Braxin vào Java (Indonesia), Singapore và
Malaysia, sau đó, chúng được trồng tại nhiều nơi khác nhau ở Indonesia và phát triển rất
tốt do gặp điều kiện sinh thái phù hợp. Trong những năm 1919-1941, có đến 98% sản
lượng sắn trên toàn thế giới được sản xuất tại Java, và kể từ chiến tranh thế giới thứ 2,
chúng mới bắt đầu được canh tác và đẩy mạnh sản xuất ở Braxin [28]. Đến nay, sắn đã
được canh tác rộng rãi tại hơn 100 nước trên thế giới, rải đều khắp các châu Phi, châu Á,
Bắc Mỹ và Mỹ Latin (hình 2).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top