hoatuyet_love

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Di truyền học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về giống lúa chịu mặn: Sự hình thành và đặc tính của đất mặn; Giới thiệu chung về đặc điểm vùng lúa nhiễm mặn ở Việt Nam; Cơ sở di truyền tính chịu mặn ở lúa; Công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn; Đa dạng di truyền; Chỉ thị trong đánh giá đa dạng di truyền; Thành tựu trong nghiên cứu đa dạng di truyền lúa. Trình bày các phương pháp nghiên cứu: Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa; Tách chiết ADN tổng số từ mẫu lá lúa; Nhận dạng di truyền các giống/dòng lúa bằng chỉ thị SSR; Phân tích số liệu. Trình bày kết quả và thảo luận: Kết quả đánh giá tính chịu mặn của các giống/dòng lúa; Kết quả tách chiết ADN tổng số; Kết quả phản ứng PCR và phân tích đa hình trên gel polyacrylamide; Quan hệ di truyền liên quan đến tính chịu mặn của các giống/dòng lúa

MỞ ĐẦU
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng hàng đầu ở
nhiều nước trên thế giới và là cây trồng chủ đạo trong nền nông nghiệp Việt Nam
[7,8]. Tuy nhiên, cây lúa lại là cây trồng nhạy cảm với độ mặn. Năng suất lúa tại
nhiều khu vực trồng lúa đang giảm dần do mặn làm tổn hại mà trong đó nước mặn
xâm thực vào nước tưới và đất trồng lúa là một trong những nguyên nhân quan
trọng. Ước tính diện tích đất bị nhiễm mặn trên toàn thế giới lên tới 1 tỷ ha. Chỉ
riêng Châu Á khoảng 21,5 triệu ha đất bị nhiễm mặn (Flower và Yeo, 1995).
Ở Việt Nam diện tích đất canh tác ngập mặn khoảng 200.000ha [1]. Mặt
khác do tập quán và nhu cầu mở rộng canh tác đổi mới ngành nghề như nuôi trồng
thuỷ sản vô tình làm tăng thêm diện tích đất ngập mặn cũng như độ mặn tăng lên
khoảng từ 0,3-0,4% thậm chí còn cao hơn cả chục lần [14]. Hơn nữa, nghề trồng lúa
ở vùng nhiễm mặn đang phải đối mặn với sự tác động của biến đổi khí hậu. Theo
báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2010 do tổ chức Germanwatch công
bố tại Đan Mạch thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất do
biến đổi khí hậu gây ra, các quốc gia khác đó là: Bangladesh, Myama, Honduras,
Nicaragoa, Haiti, Ấn Độ, Cộng hoà Đôminica, Philippines và Trung Quốc. Theo kết
quả nghiên cứu và dự báo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên
hiệp quốc (IPPC) và Ngân hàng thế giới thì trong vòng 100 năm tới, nước biển sẽ
dâng 1m, nhiệt độ sẽ tăng thêm 2 độ C. Nếu nước biển dâng cao 1m thì vùng đồng
bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5- 2 triệu ha đất nông nghiệp bị ngập nước, còn ở vùng
đồng bằng sông Hồng sẽ có 1668 km2 đất bị ngập, trong đó có khoảng 0,3- 0,5 triệu
ha đất chủ yếu là đất lúa bị ngập.
Trước những biến đổi nghiêm trọng đó, trồng các giống lúa chống chịu tốt
với mức nhiễm mặn cao sẽ là giải pháp để khắc phục các hiện tượng trên. Các biện
pháp như xây dựng công trình thuỷ lợi bao đê ngăn chặn hay bón các loại phân hữu
cơ vào đất (bón vôi, thạch cao để cải thiện cấu trúc đất, cày sâu cải thiện tính thoát
nước tốt nhằm giảm đóng váng trên mặt đất) thường tốn kém và hiệu quả không cao [31]. Tuy nhiên phần lớn các giống lúa có khả năng chịu tốt thì năng suất lại thấp,
tính thích nghi kém. Do đó, hướng lai tạo tập trung vào chuyển gen chống chịu mặn
ở giống lúa chịu mặn tốt và một số giống lúa mang đặc tính ưu việt về năng suất,
chất lượng đang được phát triển. Thông thường phải mất đến 3-4 năm lai tạo để
chuyển gen. Ngoài ra, một khó khăn thường gặp trong lai tạo giống mới là đôi khi
có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa tính trạng chống chịu mặn với các tính trạng xấu,
không mong muốn thường được lai chuyển vào các con lai cùng một lúc. Các gen
điều khiển tính trạng mong muốn này ảnh hưởng xấu đến biểu hiện của con lai. Do
đó lai tạo tính trạng chống chịu mặn có thể kéo dài đến 10- 15 năm để phát triển
một giống lúa mới [29]. Vì vậy, phương pháp lai tạo truyền thống thường khó, mất
nhiều thời gian và không hiệu quả.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của công nghệ sinh học nên công tác chọn tạo giống đã
trở lên hiệu quả hơn. Trong đó, ứng dụng chỉ thị phân tử như RAPD, SSR, RFLP,
AFLP được nghiên cứu và phát triển đã trở thành công cụ mạnh mẽ để phân tích đa
dạng di truyền và xác định được sự khác biệt về mặt di truyền của quần thể giống
khởi đầu, từ đó xác định các cặp lai có khoảng cách di truyền phù hợp có thể cho ưu
thế lai cao nhất. Việc tiếp cận ở mức độ phân tử cho phép đánh giá các giống bố mẹ
một cách chính xác, không bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh, rút ngắn thời gian
và nâng cao hiệu quả công tác lai tạo. Vì vậy, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen liên quan đến tính chịu mặn ở lúa
Việt Nam” với mục tiêu chính là xây dựng cơ sở dữ liệu ADN và tính chịu mặn của
các giống/dòng lúa nghiên cứu nhằm góp phần quan trọng cho việc khai thác
nguồn gen chịu mặn và định hướng cho chọn tạo giống lúa chịu mặn ở Vi ệt
Nam.
Để đạt được mục tiêu của đề tài, chúng tui đã tiến hành những nội dung
nghiên cứu sau:
1. Đánh giá khả năng chịu mặn của các mẫu giống/dòng lúa nghiên cứu.
2. Nhận dạng di truyền các mẫu giống/dòng lúa nghiên cứu bằng chỉ thị
phân tử SSR.
3. Phân tích, đánh giá sự đa dạng di truyền của các mẫu giống/dòng lúa
bằng chỉ thị SSR.
Kết quả của đề tài góp phần tạo cơ sở khoa học để xây dựng phương pháp
đánh giá đa dạng di truyền và phân loại nguồn gen liên quan đến tính chịu mặn ở
các giống/dòng lúa, hỗ trợ đắc lực cho công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn mới có
năng suất cao, chất lượng tốt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong tru Công nghệ thông tin 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu v Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số locut đa hình str ở người việt nam nhằm sử dụng trong khoa học hình sự, nhận dạng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của cây ý dĩ Y dược 2
V Nghiên cứu các màng mỏng tử giảo đơn lớp, đa lớp chứa đất hiếm và các khả năng ứng dụng của chúng tr Luận văn Sư phạm 0
U Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy, hải sản vùng cửa sông ven biển h Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu chế tạo các màng mỏng multiferroic perovskite đa lớp với liên kết từ điện Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu chế tạo hạt nano đa chức năng và thử nghiệm ứng dụng đánh dấu trong y sinh Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top