Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN, MỐI LIÊN HỆ GIỮA HẠN HÁN VÀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................4
1.1. Tổng quan về hạn hán...............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân, phân loại và các đặc trưng của hạn hán .............4
1.1.2. Các nghiên cứu về hạn hán.........................................................................10
1.2. Mối liên hệ hạn hán – Biến đổi khí hậu .................................................................18
1.3. Tổng quan về chỉ số hạn hán ..................................................................................21
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..............................................................................25
1.4.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................25
1.4.2. Đặc điểm địa hình.......................................................................................25
1.4.3. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................26
1.4.4. Điều kiện thủy văn ......................................................................................27
1.4.5. Tình hình sử dụng đất .................................................................................27
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU..............................28
2.1. Các phương pháp xác định hạn hán........................................................................28
2.2. Chỉ số hạn hán hữu hiệu (EDI)...............................................................................35
2.3. Số liệu.....................................................................................................................39
CHƯƠNG III. SỰ BIẾN ĐỔI HẠN HÁN VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU Ở HUYỆN YÊN CHÂU............................................................................42
3.1. Xu thế biến đổi lượng mưa, nhiệt độ huyện Yên Châu giai đoạn 1962-2011........42
3.2 Đặc điểm và sự biến đổi hạn hán huyện Yên Châu giai đoạn 1962-2011 ..............43
3.2.1 Sự biến đổi xu thế hạn hán huyện Yên Châu ...............................................43
3.2.2. Tần suất hạn hán.........................................................................................47
3.2.3. Độ dài đợt hạn hán .....................................................................................47
3.2.4. Mức độ khắc nghiệt của hạn hán................................................................48
3.2.5. Cường độ hạn hán.......................................................................................48
3.2.6. Lượng nước hữu hiệu AWRI .......................................................................49
3.3. So sánh xu thế hạn hán qua một số chỉ số hạn hán EDI, SPI, K, Ped và J.............50
KẾT LUẬN ..................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................63 Theo báo cáo lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC,
2007), “Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hay dài
hơn” [58]. Nói cách khác, có thể hiểu BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này
sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu trong thời gian đủ dài [15]. Trong
100 năm, từ 1906 đến 2005 nhiệt độ đã tăng 0,74±0,18˚C, trong đó tốc độ tăng nhiệt
độ trong 50 năm cuối là 0,13±0,03˚C/thập kỷ. Sự nóng lên này làm tăng cường chu
trình thủy văn toàn cầu [69], dẫn đến thay đổi về lượng mưa, lượng bốc hơi và dòng
chảy, và là một trong những nguyên nhân làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan
như hạn hán, lũ lụt gia tăng cả về tần suất, cường độ và càng trở nên khó đoán [8,
15, 19].
Hạn hán được đánh giá là một trong những hiện tượng thiên tai gây ra thiệt hại
kinh tế lớn nhất trong số các hiện tượng thời tiết cực đoan [30, 78, 107]. Hạn hán bắt
nguồn từ sự thiếu hụt lượng mưa đủ lớn trong một khoảng thời gian nhất định so với
mức trung bình nhiều năm ở một khu vực [65, 113]. Một trong những đặc trưng của
hạn hán đó là sự tích lũy trong một thời gian tương đối dài với biểu hiện của sự tích
lũy không rõ ràng, nhưng một khi hạn hán xảy ra thì tác động của nó lại vô cùng
nghiêm trọng [71]. Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), BĐKH toàn cầu làm tăng tính biến
động của lượng mưa, và do đó ảnh hưởng của nó đến hạn hán là rất phức tạp [9].
Nghiên cứu tính toán tác động của BĐKH toàn cầu đến sự biến đổi hạn hán ở các vùng
khí hậu Việt Nam của Phan Văn Tân (2009) đã kết luận rằng BĐKH có tác động đến
hạn hán ở quy mô toàn cầu, nhưng tác động không giống nhau ở từng vùng khí hậu
[16]. Trong bối cảnh BĐKH, để có những định hướng rõ ràng hơn trong công tác dự
báo và thông báo hạn hán ở cấp địa phương, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về các
đặc điểm của hạn hán ở từng địa bàn cụ thể.
Có nhiều phương pháp để đánh giá sự biến đổi hạn hán như phương pháp cổ
khí hậu, sử dụng dữ liệu vệ tinh, xác định hạn theo lượng mưa và sử dụng các chỉ số
hạn hán [38, 71]. Trong đó, chỉ số hạn hán được sử dụng khá phổ biến do cách tính
tương đối đơn giản và tính khả thi trong thu thập các dữ liệu đầu vào. Các chỉ số hạn 2
hán là phép định lượng nhằm xác định các mức hạn hán bằng cách mô phỏng các dữ
liệu đầu vào như lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước,… thành một giá trị số duy
nhất [113]. Đã có hơn 150 chỉ số hạn hán được hình thành và phát triển [77]. Tùy vào
mục đích nghiên cứu hạn hán, độ sẵn có của dữ liệu đầu vào và đặc điểm của khu vực
nghiên cứu mà các chỉ số được lựa chọn cho đánh giá hạn hán [73]. Tuy nhiên, hầu hết
các chỉ số hạn hán hiện nay có chung nhược điểm là không có khả năng xác định thời
điểm bắt đầu, kết thúc, độ dài, cường độ của các đợt hạn một cách chính xác [31, 68,
82]. Trong khi đó, những đặc điểm trên của hạn hán lại đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong thông báo sớm hạn hán và phân tích rủi ro hạn hán [55], góp phần định
hướng cho công tác quản lý nguồn nước và lập các kế hoạch dự phòng [113].
Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số hạn hán hữu hiệu (Effective Drought Index -
EDI), tính toán trên bộ dữ liệu lượng mưa ngày để chỉ ra các đặc điểm của hạn hán
như thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, độ dài, cường độ, mức độ khắc nghiệt và
tần suất của hạn hán. Chỉ số EDI được tính thông qua chỉ số lượng mưa hữu hiệu
(Effective Precipitation - EP). Trong đó, EP xuất phát từ quan điểm lượng nước hữu
hiệu của một ngày được tích lũy từ lượng mưa của những ngày trước đó với trọng số
ảnh hưởng của lượng mưa giảm dần theo thời gian [31, 61, 62, 79]. Mô tả chi tiết về
chỉ số EDI sẽ được trình bày tại mục 2.2.
Với cách tính hạn hán nói trên, nghiên cứu này giới hạn trong khuôn khổ
nghiên cứu hạn hán khí tượng, tại khu vực huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La – một trong 9
trung tâm mưa nhỏ của cả nước [10]. Huyện Yên Châu là địa bàn cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú, với sinh kế
chính là nông nghiệp. Hạn hán là một trong những yếu tố chủ yếu làm giảm năng suất
và sản lượng cây trồng nông nghiệp ở địa phương. Gần đây, hạn hán trong 6 tháng đầu
năm 2010 đã gây thiệt hại 35% diện tích gieo trồng ngô vụ Đông Xuân và làm giảm
gần 30% năng suất ngô của huyện Yên Châu [1, 4].
Làm rõ được các đặc điểm của hạn hán như thời điểm bắt đầu, kết thúc, độ dài,
cường độ, mức độ khắc nghiệt và tần suất của hạn hán là tiền đề của việc thông báo hạn
hán một cách chính xác và hiệu quả hơn, giúp cho kết quả nghiên cứu hạn hán mang
nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra
quyết định và quản lý tài nguyên nước của các nhà quản lý. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các đặc điểm hạn hán trong
bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La” nhằm làm rõ các đặc
điểm hạn hán của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, từ đó góp phần vào việc dự báo, ứng
phó với hạn hán và quản lý nguồn nước của địa phương.
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
 Định lượng được các đặc điểm của hạn hán bao gồm thời điểm bắt đầu, thời
điểm kết thúc, độ dài, cường độ, tần suất và mức độ khắc nghiệt.
 Làm rõ được sự biến đổi hạn hán ở huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La trong giai
đoạn 1962-2011 và mối quan hệ của hạn hán với biến đổi khí hậu.
 Chỉ ra được biến đổi của lượng mưa và nhiệt độ liên quan đến biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nghiên cứu đặc điểm và
sự biến đổi hạn hán khí tượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La. Địa bàn nghiên cứu giới hạn trong huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La, nghiên
cứu trên bộ số liệu khí tượng từ năm 1961 đến 2011. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN, MỐI LIÊN HỆ GIỮA HẠN HÁN
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hạn hán
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân, phân loại và các đặc trưng của hạn hán
Hạn hán là một trong những thảm họa tự nhiên tốn kém nhất và ảnh hưởng tới
rất nhiều người trên thế giới [107]. Khác biệt trong sự biến đổi các yếu tố khí tượng
thủy văn và kinh tế xã hội, cũng như sự thay đổi thất thường của tự nhiên liên quan
đến nhu cầu nước ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới là một rào cản lớn trong việc
định nghĩa hạn hán một cách chính xác. Eierdanz và cs. (2008) cho rằng sự phức tạp
trong định nghĩa hạn hán xuất phát từ mức độ tác động của hạn hán [45]. Hơn 90 tác
động của hạn hán đã được đưa ra bởi Trung tâm giảm thiểu hạn hán quốc gia - NDMC
(2006a) [74]. Yevjevich (1967) nhận định rằng các quan điểm khác nhau về định
nghĩa hạn hán là một cản trở chủ yếu trong các nghiên cứu hạn hán [112]. Do đó, theo
Wilhite và Glantz (1985), khi nghiên cứu hạn hán, cần phân biệt rõ ràng giữa định
nghĩa về mặt lý thuyết và định nghĩa về mặt thực tiễn [105]. Định nghĩa về mặt lý
thuyết được hình thành từ hiểu biết tổng thể về hạn hán và phục vụ cho việc thiết lập
các chính sách hạn hán [75], trong khi định nghĩa về mặt thực tiễn nhằm mục đích xác
định ngày bắt đầu, mức độ khắc nghiệt, thời điểm kết thúc của giai đoạn hạn, phục vụ
cho các mục đích cụ thể. Một số định nghĩa hạn hán thường dùng được mô tả dưới
đây:
 Theo Wilhite (2000), mặc dù hạn hán xảy ra thường gắn liền với các nhân tố
khí hậu như nhiệt độ cao, tốc độ gió mạnh hay độ ẩm tương đối thấp, lượng
mưa vẫn là nhân tố chính gây ra hạn hán. Về bản chất, hạn hán là “kết quả của
sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời kỳ dài, thường là một mùa hoặc
lâu hơn” [107].
 Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO, 1992) hai định nghĩa về hạn hán dưới
đây được coi là đáng tin cậy nhất: “Hạn hán là sự thiếu hụt kéo dài hay thiếu
hụt nghiêm trọng lượng mưa” và “Hạn hán là giai đoạn thời tiết khô dị thường
đủ dài, gây ra thiếu hụt lượng mưa, từ đó gây ra mất cân bằng trong hệ thống
thủy văn” [108].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vuhuonghb84

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu các đặc điểm hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Link này hỏng rồi ad ơi. Ad cho mình xin link mới nhé. Tks
 

vuhuonghb84

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu các đặc điểm hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

update nhanh thế. Thank ad nhé.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top