narutocr7

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Quảng Nam là một tỉnh ven biển với chiều dài bờ biển 125 km, diện tích tự
nhiên khoảng 10.406,83 km2, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80%
diện tích của tỉnh; địa hình, địa thế tương đối phức tạp, độ dốc lớn nên chia thành 3
vùng sinh thái rõ rệt: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng ven biển. Mặt
khác, hệ thống sông, khe suối nhỏ như: Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ phân bố khá chằng
chịt trải dài từ miền núi đến đồng bằng ven biển. Chính vì vậy mà hàng năm vào mùa
mưa tốc độ dòng chảy rất lớn nên thường xảy ra lũ lụt và sạt lở đất gây thiệt hại rất lớn
về cơ sở vật chất, sản xuất; và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Điển
hình, cơn bão số 1 (Chanchu) năm 2006 hay cơn bão số 9 (Durian) năm 2009 gây thiệt
hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mưa lũ đã làm nhiều tuyến đường giao thông nông
thôn ở các địa phương vùng trũng thấp bị sạt lở, hư hỏng làm tắc nghẽn giao thông;
trên 200 nghìn nhà dân bị sập, ngập và tốc mái; hàng nghìn tàu đánh cá ở các địa
phương ven biển bị đánh chìm ngoài khơi và hàng chục ngàn người bị thiệt mạng.
Thiệt hại ước tính hơn 10.000 tỷ đồng [3]
Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam nằm trong khu vực đồng bằng ven
biển miền Trung với các đặc trưng hệ thống sông ngòi dày đặc, ngắn và dốc nên do khi
có bão kết hợp với hoạt động không khí lạnh thường gây mưa lớn trên diện rộng, nước
lũ đổ về rất nhanh.Vì là vùng hạ lưu cạnh biển nên các trận mưa lớn kết hợp triều
cường làm mực nước sông càng tăng nhanh. Những năm gần đây, các trận bão và mưa
lớn ảnh hưởng đến Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam có xu hướng ngày càng mạnh
và khốc liệt hơn, diện tích bị ngập lụt ngày càng rộng và mức ngập càng sâu hơn.
Tại Hội An, mùa lũ hàng năm thường từ tháng 9, 10 đến tháng 12. Trong mỗi
mùa lũ thường có từ 3 - 5 trận lũ lớn. Năm 1964 do mưa kéo dài nhiều ngày nên lũ xảy
ra trên diện rộng với mực nước rất cao (3,40m). Từ năm 1997 đến 2004 đã xuất hiện
38 trận lũ có đỉnh tại trạm Hội An trên 1,7m. Năm 1996 đến 1999 Quảng Nam có 15
trận lũ lớn, đăc biệt lớn năm 1999 với đỉnh lũ gần 3m. Năm 2006 Hội An có 2 trận lũ
trên báo động 3 với đỉnh lũ 1,82m. Năm 2007 Hội An chịu 5 trận lũ, trong đó có 2 đợt
đặc biệt lớn với đỉnh lũ liên tiếp là 2,03m và 3,28m [4]. Gần đây nhất là trận lụt do
mưa bão vào tháng 11 năm 2013 gây thiệt hại về nhà cửa, gián đoạn giao thông và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thành phố.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) là một bộ phận rất quan trọng, là cơ
sở nền tảng cho sự phát triển của các đô thị nói chung và thành phố Hội An nói riêng.
Với các tính chất đặc thù của mình, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được ưu tiên
đầu tư phát triển nhanh trước một bước nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tổ
chức không gian đô thị, củng cố an ninh - quốc phòng cũng như có khả năng thích ứng
với BĐKH trong tương lai.
Từ thực tế trên, đánh giá tính dễ bị tổn thương với ngập lụt của hệ thống cơ sở
hạ tầng (CSHT) thành phố Hội An là rất quan trọng. Đây là căn cứ giúp các nhà quản
lý có thể đưa ra các chính sách phù hợp, các chương trình đầu tư hiệu quả nhằm nâng
cao năng lực thích ứng và giảm thiểu thiệt hại đối với ngập lụt. Trên cơ sở đó, đề tài
“Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do ngập lụt của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thành phố Hội An” được lựa chọn thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến của ngập lụt tại thành phố Hội An
- Đánh giá năng lực thích ứng và mức độ dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đối với tai biến ngập lụt
- Đề xuất kiến nghị nâng cao năng lực thích ứng cho hệ thống CSHTKT thành
phố Hội An
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Hệ thống
giao thông, cấp nước, thoát nước và hệ thống cấp điện.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu của đề tài thuộc phạm vi khu vực đất
liền thành phố Hội An, bao gồm 11 phường, xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm
Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Hà và Cẩm Thanh.
Riêng khu vực đảo Cù Lao Chàm do không có đủ số liệu và cách xa khu vực đất liền
của thành phố nên không đánh giá trong nghiên cứu này.
Để đạt được những mục tiêu trên, nghiên cứu cần giải quyết một số nội
dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân ngập lụt tại thành phố Hội An – tỉnh
Quảng Nam.
2. Dự báo diễn biến ngập lụt theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước
biển dâng cho thành phố Hội An.
3. Phân tích mức độ phơi bày trước hiểm họa và mức độ nhạy cảm của hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hội An đối với tai biến ngập lụt.
4. Đánh giá năng lực thích ứng và mức độ dễ bị tổn thương của hạ tầng kỹ thuật
thành phố Hội An đối với tai biến ngập lụt.
Luận văn trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài được tiến hành từ đầu năm
2013. Ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo
cáo luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu
Chương 2: Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EximBank An Giang tại Thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0
T Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam Luận văn Sư phạm 1
C Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao S Luận văn Sư phạm 0
Q Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Trường Luận văn Sư phạm 0
S Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp tr Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top