tctuvan

New Member
Chia sẻ cho các bạn tài liệu

1. GIỚI THIỆU
Nấm côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Tiềm năng của các loại nấm côn trùng là rất lớn, người ta đã dùng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra đặc biệt là nhóm côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và Coleoptera.
Tại Malaysia, nấm xanh Metarhizium anisopliae đã được nghiên cứu để phòng trừ mối đất đạt hiệu quả 64,75% sau 14 ngày. Tại Philippines, đã nghiên cứu sử dụng nấm xanh để diệt rầy nâu hại lúa đạt hiệu lực 60% sau 10 ngày. Tại Úc, năm 1991 Milner đã nghiên cứu nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía đạt hiệu quả 68%. Tại Nhật Bản, năm 1988 một số nhà khoa học đã sử dụng nấm xanh để phòng trừ dòi hại rễ củ cải đạt hiệu quả trên 70%, sau 10 ngày (Phạm Thị Thùy, 2004).
Ở nước ta, bước đầu cũng nghiên cứu các loại nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu hại. Điển hình như ở Hưng Yên, năm 1993 đã sử dụng nấm xanh để phòng trừ sâu đo chỉ sau 7 – 10 ngày hiệu quả khoảng 70 – 89%. Tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã sử dụng Metarhizium anisopliae để phòng trừ rầy nâu, bọ xít, sâu cắn gié bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả cao. Tại Cần Thơ, từ năm 2005-2007 đã sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm đạt hiệu quả khá cao trên 70% sau 7-12 ngày (Trần Văn Hai et al., 2006).
Vào cuối năm 2006, khi dịch rầy nâu bùng phát khắp nơi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây ra bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đã làm giảm thiệt hại đến năng xuất đáng kể của người dân trồng lúa, dịch rầy nâu bùng phát một phần do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng không theo nguyên tắc “4 đúng”. Vì vậy, trong thời gian qua Tổ Phòng trừ Sinh học của Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học Cần Thơ đã được Dự án Nâng cao Chất lượng Cây trồng Vật nuôi của Tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ kinh phí, và kết hợp với Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Sóc Trăng đã cải tiến và đưa ra quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh từ gạo do chính nông dân sản xuất để phun xịt phòng trị rầy nâu (RN) gây hại lúa. Với diện tích phun xịt hơn 500 ha đã giảm mật số đáng kể của rầy nâu trên ruộng lúa, mặt khác không làm ô nhiễm môi trường, bảo tồn được các loài thiên địch trên ruộng lúa và đem lại kết quả rất khả quan.
Trong bài viết này chúng tui muốn giới thiệu những kết quả chuyển giao và ứng dụng sản xuất nấm xanh tại nông hộ trong phòng trừ rầy nâu tại các huyện của tỉnh Sóc Trăng nhằm mục đích:
- Nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng sản phẩm vi sinh trong nông dân, bước đầu thay đổi tập quán chuyển đổi từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sang sử dụng thuốc vi sinh.
- Giúp nông dân nắm bắt được quy trình và tự sản xuất được chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae tại gia đình.
- Sử dụng và đánh giá khả năng trừ rầy nâu của sản phẩm tự làm ra tại ruộng nhà.
- Tăng cường khả năng ứng dụng biện pháp sinh học vào đồng ruộng, làm cân bằng mối quan hệ thiên địch, dịch hại; đồng thời bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường

2. NỘI DUNG
2.1 Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi nấm Metarhizium anisopliae
Để sản xuất thành chế phẩm nấm xanh, chúng tui chọn gạo là nguyên liệu chính.
* Nguyên vật liệu và dụng cụ
Vật liệu để nhân nuôi nấm tại nông hộ bao gồm: Gạo, nồi hấp khử trùng môi trường có vỉ ngăn nước, bọc nylon (20x30cm), băng keo trong, dây thun, kẹp, gòn không thấm, chất đốt (than tổ ong hay củi), đèn cồn, giấy báo, vải mỏng, tủ cấy đơn giản, cồn khử trùng 700C, cồn 900C,…
Nấm nguồn: nấm xanh Metarhizium anisopliae được phân lập và tách ròng từ những mẫu rầy nâu bị nhiễm nấm ngoài tự nhiên.
* Cách thực hiện
Gạo ngâm nước trước từ 1giờ đến 1 giờ 30 phút, sau đó để ráo nước và chia gạo vào mỗi bọc nylon 500g. Tiến hành đem hấp thanh trùng trong 1 giờ 30 phút (tính từ lúc nước sôi). Sau đó cấy vào mỗi bọc nylon 1/6 dĩa pêtri nấm nguồn. Mỗi ngày lắc môi trường ít nhất một lần để tạo sự thông thoáng cho nấm dễ phát triển. Sau khi cấy nấm khoảng 10 đến 14 ngày thì mật số bào tử đạt từ 4,6 đến 11,7x109 bào tử/g chế phẩm, với lượng bào tử trên người dân có thể đem sử dụng.
* Cách sử dụng chế phẩm:
+ Sau khi cấy nấm, quan sát vài ngày sau thấy hạt gạo nhỏ dần và có nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (khoảng 10-14 ngày) thì đem phun chế phẩm trên đồng ruộng.
+ Thời điểm phun: khi thấy rầy cám tuổi 1-2 xuất hiện thì tiến hành phun xịt, phun lại lần hai khi thấy rầy cám trở lại. Nếu cần phun thêm lần 3.
+ Liều lượng sử dụng: 5 bọc/ha (bọc 0,5kg), mỗi bọc pha cho 4 bình 16 lít, khi cho thuốc vào bình pha thêm 5cc chất bám dính.
+ Thời gian phun: phun vào lúc chiều mát.
+ Cách phun: phun chậm và kỹ vào gốc lúa.
2.2 Tổ chức xây dựng mô hình điểm và chuyển giao quy trình kỹ thuật
a. Địa điểm triển khai: huyện Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Ngã Năm,Thạnh Trị, Châu Thành. Thực hiện Đông xuân sớm và ĐX chính vụ.
b. Kế hoạch triển khai thực hiện: 01 điểm/huyện, diện tích phun thuốc sinh học 20 ha (phun 2lần). Thành phần tham gia: trực tiếp cấy nấm (cán bộ kỹ thuật và nông dân đã qua lớp tập huấn); 15 nông dân tham gia đóng gói sản phẩm.
c. Đánh giá hiệu quả sử dụng nấm Metarhizium anisopliae trên đồng ruộng
- Thử nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm xanh (công thức Henderson - Tilton): được thực hiện ở vụ Đông Xuân sớm tại huyện Long Phú và Đông Xuân chính vụ tại huyện Ngã Năm. Thử nghiệm được bố trí 2 nghiệm thức, không lập lại, diện tích mỗi ô là 1000 m2.
Nghiệm thức 1: Phun nấm xanh do nông dân sản xuất.
Nghiệm thức 2: Đối chứng (phun nước).
- Đánh giá hiệu quả của nấm xanh kiểm soát rầy nâu trên diện rộng (10 ha/mô hình)
Ruộng phun nấm xanh (điều tra 5 ruộng/5 hộ/mô hình)
Ruộng đối chứng phun thuốc hóa học (điều tra 5 ruộng/5 hộ/mô hình)
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1 Kết quả sản xuất nấm Metarhizium tại nông hộ
Nấm xanh được nông dân sản xuất tổng cộng là: 1.517 bọc; phun diện tích 303,4 ha; 263 hộ tham gia.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM NẤM XANH Metarhizium anisopliae TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorok
Đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính kết hợp với nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorok) đối với sùng khoai lang
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu siêu cao tần vào thiết kế chế tạo các cấu kiện siêu cao tần như isolator, circulator và tải phối hợp dải sóng Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ sạc nhanh cho pin Lithium - Ion ứng dụng vi điều khiển Khoa học kỹ thuật 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Perovskite Hữu Cơ Vô Cơ Halogen Ứng Dụng Cho Pin Năng Lượng Mặt Trời Khoa học Tự nhiên 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Chế Tạo Màng Bao Gói Khí Quyển Biến Đổi (MAP) Ứng Dụng Để Bảo Quản Vải Thiều Lục Ngạn Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) ứng dụng để bảo quản quả Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chế độ cô đặc nước mắm bằng phương pháp kết tinh dung môi và ứng dụng sản xuất mắm kem Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top