buiquochuu_1982

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Tổng quan về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đánh giá thực trạng áp dụng chứng chỉ rừng ở Việt Nam; ưu điểm của chứng chỉ rừng trong việc quản lý rừng bền vững so với các công cụ quản lý khác; đặt ra yêu cầu và sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Phân tích và đánh giá những khó khăn trong việc thực hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam hay những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam như xu hướng thế giới, khu vực; tác động thị trường, hành lang pháp lý cho quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của Việt Nam. Đề xuất và kiến nghị những giải pháp để áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng bền vững ở Việt Nam về quản lý nhà nước và chính sách cũng như cho các đơn vị quốc doanh và tư nhân
Lời mở đầu
Việt Nam đã có định hƣớng rõ ràng về quản lý rừng bền vững đƣợc thể hiện
trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia nhƣng chƣa
xây dựng đƣợc khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững chung cho tất cả các loại
rừng hiện có, đặc biệt cho rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. Ngoài các
chính sách của Nhà nƣớc nêu trên, quản lý rừng bền vững hiện nay đang đƣợc thúc đẩy
bởi một công cụ thị trƣờng đó là chứng chỉ rừng. Trong Chiến lƣợc phát triển lâm
nghiệp đã xác định nhiệm vụ cho ngành lâm nghiệp là: sử dụng bền vững 8,4 triệu ha
rừng sản xuất (phấn đấu có đƣợc 30% diện tích có chứng chỉ rừng), 5,6 triệu ha rừng
phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng (Chiến lƣợc lâm nghiêp 2006-2020)[14].
Nhƣng đến nay vẫn chƣa xác định đƣợc diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên
để có kế hoạch quản lý rừng bền vững.
Trên thế giới và khu vực nhiều nƣớc đã khá thành công trong việc cấp chứng
chỉ rừng nên đã góp phần đáng kể trong việc quản lý rừng bền vững song ở Việt Nam
hiện nay khái niệm Chứng chỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với tất cả cán bộ, ngƣời dân
hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngƣợc lại, do sự năng động của các doanh nghiệp
chế biến sản xuất lâm sản tƣ nhân, số lƣợng các xƣởng chế biến phát triển mạnh mẽ về
cả số lƣợng, máy móc thiết bị, hiệu quả và rất nhiều trong số đó đã có chứng chỉ chuỗi
hành trình sản phẩm (Chứng chỉ chứng minh họ có khả năng truy suất nguồn gốc lâm
sản đƣợc sử dụng). Áp lực của thị trƣờng lên ngành chế biến gỗ Việt Nam - đứng thứ 2
trong khu vực - đòi hỏi các sản phẩm có trách nhiệm với môi trƣờng và từ sự khan
hiếm nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ (đƣợc quản lý bền vững) lại là cơ hội đảm bảo
đầu ra và tăng giá trị lâm sản cho các chủ rừng Việt Nam. Tuy Việt Nam đã có những
chính sách hỗ trợ cho việc quản lý rừng bền vững nhƣng những chính sách này cũng
còn tồn tại nhiều bất cập và chƣa có giá trị thực tế giúp các đơn vị lâm nghiệp xúc tiến
việc cấp chứng chỉ rừng.
Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền
vững ở Việt Nam trong đó nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế, xây dựng và bổ
sung để hoàn thiện chính sách và các quy định về tài chính, kĩ thuật liên quan đến
QLRBV và CCR là yêu cầu cấp bách hiện nay và chỉ có nhƣ thế thì chủ trƣơng quản lí
rừng bền vững trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mới trở thành hiện thực.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo “State of the World Forests 2007” thì đến năm 2005, diện tích của toàn
thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 3.952 triệu ha, tỉ lệ che phủ tƣơng ứng
là 30,3%. Tính riêng trong giai đoạn 2000-2005, ở các nƣớc trên toàn thế giới đã có
hơn 7,3 triệu ha rừng bị mất(FAO, 2007) [16]. Thực tế đã chứng tỏ rằng, nếu chỉ
bằng các biện pháp nhƣ: luật pháp, chƣơng trình, công ƣớc…thì không thể bảo vệ
đƣợc diện tích rừng tự nhiên của nhân loại nhất là rừng nhiệt đới, tập trung chủ yếu
ở các nƣớc đang phát triển.
Kể từ năm 1997, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu cải cách các chính sách
quốc gia về rừng nhằm giữ các khu rừng tự nhiên cuối cùng còn lại. Kết quả là việc
khai thác gỗ trong rừng tự nhiên (RTN) đã giảm 80% và đƣợc gọi là chƣơng trình
“Đóng cửa RTN”, đó là từ 1996 về trƣớc chặt 1,500 triệu m3 / năm, trong 4 năm
giảm dần xuống 0,300 triệu m3, giữ sản lƣợng đó từ năm 2000 cho đến hết năm
2010 (Nguyễn Ngọc Lung, 2001). [3] Dù đã có hạn chế về khối lƣợng khai thác,
chất lƣợng rừng của Việt Nam vẫn đang bị suy giảm, các loại động thực vật quí
hiếm vẫn còn bị khai thác, buôn bán và đe dọa. Để phù hợp với chính sách “Đổi
mới” và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cũng đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của một ngành kinh tế, Việt Nam cần đảm bảo các chính sách hƣớng dẫn
quản lý và khai thác rừng phù hợp về mặt môi trƣờng cho các lâm trƣờng còn đang
hoạt động.
Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay đƣợc cộng đồng quốc tế
cũng nhƣ nhiều nƣớc đặc biệt quân tâm đó là cùng với những giải pháp truyền
thống đã và đang đƣợc thực hiện, cần có giải pháp thiết lập quản lý rừng bền
vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR).
Việt Nam đã tiếp cận với việc QLRBV và CCR từ những năm 1998 với hàng
loạt các hoạt động QLRBV tại các lâm trƣờng và các tổ chức lâm nghiệp song số
lƣợng các lâm trƣờng và tổ chức lâm nghiệp đủ tiêu chuẩn và đạt chứng chỉ rừng vô
cùng hạn chế. Đối lập với hiện tƣợng này, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu
lâm sản của Việt Nam trong những năm qua đạt đƣợc những thành công đáng kể.
Số lƣợng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đạt chứng chỉ chuỗi hành
trình (CoC) lên đến 162 tháng 12, 2008 (FSC Website) [21].
Mặc dù CCR vùa có thể tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng, vừa đem lại các
lợi ích về mặt môi trƣờng và xã hội cho nƣớc sản xuất và xuất khẩu, CCR cũng đòi
hỏi cần có những khung chính sách có tính hỗ trợ từ ở tất cả các cấp từ địa phƣơng
đến trung ƣơng cũng nhƣ cộng đồng quốc tế để có thể thực tế hóa các chức năng của
nó. Quá trình đƣa chứng chỉ rừng (CCR) vào quản lý rừng bền vững tại Việt Nam
cần đƣợc xem xét đánh giá lại một cách toàn diện và đúc rút những kinh nghiệm áp
dụng CCR để CCR thực sự là một công cụ quản lý rừng bền vững hiệu quả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HongNguyen272

New Member
Re: Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam : Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững

K download được mod ơi e đang cần gấp lắm
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Nâng Cao Chất Lượng Cho Thiết Bị Điều Chỉnh Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0
D Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 1
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
P Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa Khoa học Tự nhiên 2
K Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top