pink_piglet_94

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................4
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm......................................................................................4
1.1.2. Khái quát về lịch sử, nguyên nhân, biểu hiện, tác động và ứng phó với
biến đổi khí hậu..................................................................................................5
1.1.3. Cấu trúc hệ thống và tính liên ngành của các vấn đề biến đổi khí hậu ....9
1.2. Tổng quan tài liệu..........................................................................................11
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới..........................................................................11
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................14
1.2.3. Nghiên cứu tại Quảng Ninh và đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên........17
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................20
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................................20
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................20
2.2.1. Phương pháp luận/ Cách tiếp cận.........................................................20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................25
3.1. Những đặc trưng về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội đảo Hà Nam ...25
3.1.1. Sự hình thành và tên gọi đảo Hà Nam .................................................25
3.1.2. Điều kiện tự nhiên..................................................................................26
3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................................26
3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến
2015 và tầm nhìn đến 2020 .................................................................................28
3.2.1. Quan điểm phát triển...............................................................................28
3.2.2. Mục tiêu phát triển.................................................................................28
3.3. Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra................................................29
3.3.1. Đặc điểm của các chủ hộ .......................................................................29
3.3.2. Các nguồn thu nhập chính của nhóm hộ điều tra ...............................30
3.4. Tình hình diễn biến các yếu tố khí hậu tại khu vực đảo Hà Nam ...........32
3.4.1. Diễn biến khí hậu trong thời gian qua và tình hình hiện nay .............32
3.4.2. Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan ở khu vực đảo Hà
Nam...................................................................................................................36
3.5. Tác động và tác động tiềm tàng của biển đổi khí hậu đối với đảo Hà
Nam.......................................................................................................................42
3.5.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực đảo Hà Nam .............42
3.5.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với khu vực đảo Hà Nam
...........................................................................................................................61
3.6. Năng lực và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.........................71
3.6.1. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu........................................71
3.6.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................78
3.6.3. Khả năng chống chịu với BĐKH của tự nhiên ....................................80
3.7. Đề xuất định hướng các giải pháp ứng phó với tác động tiềm tàng của
biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại đảo Hà
Nam.......................................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
PHỤ LỤC....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu hiện nay là một trong những vấn đề “nhức nhối” đối với
loài người chúng ta. Biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn và ảnh hưởng, tác động
ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế-xã hội, kể cả sức khỏe con người. Đây cũng là một yếu tố kìm hãm sự phát
triển bền vững do các thiên tai, thảm họa, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất
hiện ngày càng phức tạp, gây ra những thiệt hại nằng nề về người và của.
Với hơn 75% dân số sống tập trung ở các vùng ven biển, Việt Nam được dự
đoán là một trong số rất ít các quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất do BĐKH. Tác
động của nước biển dâng là vô cùng nghiêm trọng khi Việt Nam có đường bờ biển
dài khoảng 3.260km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3000 hòn đảo gần bờ và hai
quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển nên những vùng này hàng năm phải chịu
ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô, gây khó
khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây
dựng ven biển như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và các khu dân
cư. Theo Ngân hàng Thế giới ( 2007), Việt Nam là một trong năm quốc gia ở Châu
Á và Thái Bình Dương chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra
ngập lụt tới mức có thể nhấn chìm hàng triệu ha đất canh tác. Nước biển dâng cao
khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực tiếp và có thể mất
khoảng 10% GDP [WB, 2007].
Là một tỉnh ở địa đầu Đông Bắc củaTổ quốc, Quảng Ninh trong tiến trình
hiện đại hóa và công nghiệp hóa , đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn
do vị trí địa lý và đặc trưng khí hậu, địa hình tạo nên nhiều yếu tố rất nhạy cảm với
biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của các cơ quan khí tượng, thủy văn quốc gia và
địa phương, những năm gần đây, khí hậu ở khu vực Quảng Ninh đã có những dấu
hiệu rất khác thường. Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh đã tăng khoảng 0,10C/thập
kỷ. Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn.Về mùa đông không khí
lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, xuất hiện rét đậm, rét hại mang tính lịch sử.
Đồng thời những năm qua cũng xảy ra nhiều thiên tai như: bão, lốc, sạt lở đất, lũ
lụt, v.v…và tình hình thiên tai ngày càng trở nên phức tạp, diễn biến khó lường. Chỉ
trong năm 2012, ngày 20/4, Quảng Ninh đã xảy ra trận mưa đá kèm theo gió lốc với
kích thước viên đá rất lớn làm hư hỏng một số công trình nhà cửa và ô tô, làm gãy
đổ cây xanh, cột điện. Sau đó, ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão số 8 có tên Sơn
Tinh – bão lớn trái mùa với diễn biến rất bất thường đã đổ bộ vào Quảng Ninh, gây
sạt lở đọan đường tỉnh lộ tại Vân Đồn, gãy đổ 1 cột thu phát sóng tại thị xã Quảng
Yên, hư hỏng tàu thuyền, gây ngập úng tại một số khu vực. Đặc biệt, cơn bão đã
làm 2 người mất tích [Đặng Huy Hậu, 2012].
Đảo Hà Nam là một bãi phù sa cổ, có địa hình thấp hơn mực nước biển (khi
thủy triều lên) ở phía Nam sông Chanh, trong địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh. Hà Nam là một vùng có địa hình đặc biệt thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và ngư nghiệp song đây cũng là khu vực thường xuyên chịu tác động của
BĐKH với những hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn
và đặc biệt trong những năm gần đây mực nước biển xung quanh đảo ngày càng
dâng cao hơn. Trong bối cảnh đó, chúng tui chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp:
“Nghiên cứu đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng tại khu vực đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Xác định được các biểu hiện và xu hướng của BĐKH trong vòng 15 năm
qua tại địa điểm nghiên cứu.
-Đánh giá được những tác động của BĐKH đến cộng đồng địa phương tại
khu vực nghiên cứu, đồng thời xem xét những hệ lụy của các tác động này đến quá
trình thực hiện phát triển bền vững và kinh tế xanh theo chiến lược của tỉnh.
-Đề xuất được những giải pháp ứng phó với BĐKH trong điều kiện của địa
phương, góp phần thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các biểu hiện và tác động của
BĐKH đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực đảo Hà Nam, thị
xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn được tiến hành từ tháng 2 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2013. Các số liệu được hồi cứu trong khoảng thời gian 15 năm trở lại
đây.
- Phạm vi không gian: Khu vực đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đánh giá các biểu hiện, diễn biến, tác động
của BĐKH tới các lĩnh vực, khu vực và đề xuất các định hướng ứng phó với BĐKH
trên địa bàn nghiên cứu, đóng góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và triển khai
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần hệ thống hóa các tư liệu về BĐKH,
đánh giá được các tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái và cuộc sống của cộng
đồng dân cư khu vực đảo Hà Nam. Cung cấp các tư liệu khoa học và thực tiễn về
tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu,
giúp cho các cơ quan chức năng cũng như người dân có những định hướng, kế
hoạch và biện pháp ứng phó với BĐKH kịp thời, phù hợp và hiệu quả hơn.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu; Đối tượng, Phạm vi và Ý nghĩa của đề
tài
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Thời tiết: Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm
nhất định được xác định bằng một hay tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,
tốc độ gió, mưa, mây, v.v.
Khí hậu: Theo nghĩa hẹp khí hậu thường được định nghĩa như là thời tiết
trung bình, hay nghiêm ngặt hơn, như là mô tả thống kê về trung bình và sự biến
động của các đại lượng có liên quan trên chu kỳ thời gian từ hàng tháng đến hàng
nghìn hay hàng triệu năm. Chu kỳ dùng để lấy trung bình các biến này thường là
30 năm như Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) định nghĩa. Các đại lượng có liên
quan thông thường nhất là các nhiệt độ bề mặt, giáng thủy và gió. Theo nghĩa rộng
khí hậu được hiểu là trạng thái của hệ thống khí hậu bao gồm cả mô tả thống kê.
Trong báo cáo của IPCC chu kỳ lấy trung bình có thể bằng 20 năm. Nói một cách
đơn gian hơn, khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết.
Biến đổi khí hậu: Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái
của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến
động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là
hàng thập kỷ hay dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên
trong hệ thống khí hậu hay do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng
hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [IPCC, 2007].
Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu : Khái niệm tính dễ bị tổn thương
được hiểu theo nhiều cách khác nhau do đó cũng được ứng dụng theo các hướng
khác nhau. Trong biến đổi khí hậu, IPCC đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển
nhằm có được định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH và NBD một cách
chính xác nhất. Ban đầu tính dễ bị tổn thương được xác định là mức độ không có
khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và NBD [IPCC, 1992]. Tiếp theo,
Báo cáo đánh giá lần thứ 2 [IPCC, 1996] đã xác định tính dễ bị tổn thương là mức
độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Lengoc96st

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại khu vực đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi

ad ơi bài này link bị lỗi rồi ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top