yeunu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tọa thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Trình bày cơ sở khoa học, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do nuôi cá lồng bè. Phân tích điều kiện tự nhiên, hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè, hiện trạng môi trường nuôi cá lồng bè tại khu vực nghiên cứu, và khả năng tự làm sạch môi trường khu vực nuôi cá lồng bè của Hải Phòng và Quảng Ninh. Tính toán khả năng tự làm sạch môi trường khu vực nghiên cứu qua sử dụng mô hình MIKE 21 WQ. Phân tích số liệu về quá trình thải chất hữu cơ từ các lồng bè. Đánh giá sự trao đổi các chất hữu cơ giữa khu vực nuôi cá lồng bè với bên ngoài dưới tác động của thủy triều và dòng chảy. Đề xuất một số các giải pháp qui hoạch, quản lý phát triển nghề nuôi cá lồng bè khu vực nghiên cứu: khả năng tự làm sạch, tính toán sức chịu tải của môi trường thủy vực nuôi cá lồng bè ven bờ Hải Phòng và Quảng Ninh, tính toán đề xuất mật độ và vị trí nuôi cá lồng bè trên diện tích toàn vịnh và diện tích thực tế nhằm đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường cảnh quan
Trong vài thập kỷ gần đây nghề nuôi trồng thủy sản trên các thủy vực ven bờ
biển nước ta ngày càng phát triển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nước ta
năm 1955 chỉ đạt 601.038 tấn nhưng đến năm 2004 đã đạt 30.219.472 tấn, tăng hơn
50 lần. Khu vực ven biển các tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh là một trong những khu
vực phát triển rất mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi cá lồng bè đang
mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế tỉnh. Tuy nhiên theo hiệu ứng đám đông, sự
phát triển ồ ạt vì lợi ích kinh tế dẫn đến quá tải cho môi trường các thủy vực do các
chất thải như: chất thải của cá, sự phân hủy thức ăn thừa của cá, chất thải do sinh
hoạt của con người và các khu du lịch, khu công nghiệp làm các chất ô nhiễm bị đẩy
từ lục địa ra các cửa sông. Các chất gây ô nhiễm không kịp phân hủy mà bị khuếch
tán dần ra biển gây ô nhiễm môi trường biển.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 7 năm 2008,
riêng khu vực vịnh Cát Bà thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã có tới 570 bè cá, trên
10.400 ô lồng các loại. Gần đây tại khu vực này đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng
loạt vì mắc bệnh do môi trường nước biển ở các vịnh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,
làm xuất hiện trong nước một loại tảo bẩn. Khi cá ăn loại tảo này thì bị tiêu chảy và
mắc bệnh làm cá chết rất nhanh. Ngoài ra, hiện tượng cá chết còn do khâu chọn
giống không được kiểm soát kỹ lưỡng, một số hộ nhập giống cá từ Trung Quốc
không qua kiểm dịch. Nghiêm trọng hơn, số cá chết này đã không được người nuôi
thu gom để xử lý mà vớt ra khỏi ô lồng rồi tiếp tục tống xuống biển, mặc cho cá chết
trôi nổi trên mặt nước. Có ngày, lực lượng thu gom rác thải của địa phương đã phải
huy động thêm người, làm việc cật lực cũng không vớt được hết số cá chết. Những
xác cá còn lại tiếp tục trôi nổi, thối rữa khiến cảnh quan và môi trường trên các Vịnh
bị ảnh hưởng nặng nề.
Hàng năm, các khu du lịch ven bờ Hải Phòng và Quảng Ninh thu hút hàng triệu
lượt khách du lịch. Các tỉnh đang đẩy mạnh việc quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư vào Cát Bà. Tuy nhiên, những cố gắng trên sẽ đạt hiệu quả không như
mong đợi nếu như môi trường du lịch biển bị ô nhiễm nặng nề bởi những lồng bè
nuôi cá phát triển tự do. Một quy hoạch vùng nuôi cụ thể mang tính khoa học đang là
đòi hỏi cấp bách cho những khu vực này.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO NUÔI CÁ LỒNG BÈ
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận văn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, mối liên hệ về môi trường và hoạt động của những khu vực nuôi trồng
thủy sản đã được quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX.
Năm 1995 – 1998, chương trình hợp tác với JICA của Phân viện Hải Dương học
tại Hải Phòng đã bước đầu sử dụng phương pháp tính dòng vật chất bổ sung (flux) và
quỹ nguồn (Budget) chạy trên phần mềm chuyên dụng CABARET of LOICZ (Mỹ)
để đánh giá mức độ tích tụ và khuếch tán vật chất tại một số điểm thuộc vịnh Hạ
Long. Sau đó, phương pháp nghiên cứu này còn được sử dụng để tính toán mức độ
dinh dưỡng của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên – Huế). Tuy nhiên
phương pháp này chưa tính toán đến quá trình khuếch tán vật chất trong không gian
và chỉ giới hạn tại một số điểm nhất định.
Năm 1999, Phan Minh Thụ, Nguyễn Hữu Huân sử dụng phương pháp mô hình
hoá quá trình sinh học nghiên cứu quá trình tự làm sạch của môi trường biển tại khu
vực vịnh Nha Trang với nguồn thải là nước bị ô nhiễm sinh hoạt từ sông Cái. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sau 24h khả năng tự làm sạch các chất hữu cơ của nước biển
đạt từ 42 – 90%. Nghiên cứu này không tính đến ảnh hưởng của các quá trình động
lực ven biển (vận chuyển, khuếch tán vật chất...dưới tác động của thuỷ triều).
Năm 1998, Trương Văn Bốn đã thực hiện luận án tiến sĩ nghiên cứu chất lượng
nước trong hồ Veluwe (Hà Lan) bằng mô hình chất lượng nước 1 chiều có tính đến
sự phát triển của 3 loại phù du, các yếu tố môi trường DO, BOD, COD, NH4+, NO3-,
PO4-3, quá trình giải phóng các chất NH4+ và PO4-3 từ trầm tích, quá trình phát triển
và phân huỷ cây mộc thuỷ v.v... Những kết quả thu được cho phép đánh giá được vai
trò đặc biệt của cây mộc thuỷ trong việc hồi phục các hồ phú dưỡng nông.
Năm 2004 trong phạm vi luận án tiến sĩ, Hoàng Dương Tùng đã sử dụng phần
mềm Deldft3D - WAQ đánh giá khả năng chịu tải ô nhiễm của Hồ Tây với mục đích
đưa ra căn cứ khoa học trong việc xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển Hồ Tây.
Trong nội dung đã xem xét đến khả năng biến động các yếu tố DO, BOD, COD,
NH4+, NO3-, PO43 theo không gian 2 chiều và thời gian.
Hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng các phương pháp mô hình hoá trong nghiên
cứu đánh giá sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của những vùng nuôi trồng thuỷ sản
ven bờ biển còn chưa được rộng rãi. Do đó việc áp dụng các công cụ tính toán hiện

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giangsanria3

New Member
Re: Nghiên cứu quá trình tự làm sạch môi trường bằng động lực triều vùng ven bờ Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm phục vụ phát triển nghề nuôi cá lồng bè : Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững

Không thể download tài liệu này, kính nhờ các MOD cho minh link download mới. Cám ơn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quá trình nhiệt phân biomass sản xuất nhiên liệu sinh học Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân Hàng Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiezel từ dầu dừa trên xúc tác dị thể NaOH/MgO Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng enzym protease từ b.subtilis s5 Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top