daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tuần 1 Ngày soạn: 19/8/2016
Tiết 1 Ngày dạy: 22/8/2016
BÀI 1 : BÀI MỞ ĐẦU
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1Kiến thức:Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
1.2. Kĩ năng: Xác định được vị trí con người trong giới động vật
1.3. Thái độ: Có ý thức tự giác học bộ môn.
1.4. Tích hợp liên môn:
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
2.1.Định hướng năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề: HS ý thức được tình huống học tập, NL tự quản lý, Năng lực hợp tác, NL kiến thức Sinh học:
2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài dạy:
* Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…
* Năng lực chuyên biệt:
Nhóm năng lực Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong bài học
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức Sinh học K1: Trình bày được điểm tiến hóa ở người so với thú -HS trình bày được đặc điểm của người so với thú
K2: Trình bày được ví trí con người trong tự nhiên - HS phải nêu được ví trí con người trong tự nhiên
K3: Nắm đước vị trí con người trong tự nhiên
-- HS vận dụng linh hoạt kiến thức để trả lời kiến thức liên quan vị trí con người trong tự nhiên.
Nhóm NLTP về phương pháp
P1: Đặt ra những câu hỏi về sinh học. -HS trả lời những câu hỏi lien quan các phần của cơ thể
P2: Vận dụng KT trả lời thực tế một số nghành lien quan cơ thể người HS vận dụng KT trả lời thực tế một số nghành liên quan cơ thể người như bac sĩ, giáo viên…
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập sinh học. HS dựa vào các hình ảnh, kiến thức đã học lớp 7 trả lời câu hỏi liên quan.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập sinh học của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…). HS ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập sinh học của mình
X2: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập sinh học của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…) một cách phù hợp - Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm mình trước cả lớp. Cả lớp thảo luận để đi đến kết quả.
- HS trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập sinh học của cá nhân mình.
X3: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập sinh học. Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: vị trí con người trong tự nhiên và pp học tập bộ môn
C2: Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân
Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với toàn bài sao cho phù hợp với điều kiện học tập
C3 Nhận ra được vai trò của của bộ môn học HS nhận ra được vai trò của bộ môn học
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI HỌC
-Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người
-Giáo dục lòng yêu thích bộ môn .
III. PHƯƠNG PHÁP:Động não - Vấn đáp – tìm tòi- Dạy học theo nhóm - Giải quyết vấn đề
IV.PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh : H1.1, H1.2, H1.3
- Bảng phụ
V.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định, kiểm tra sĩ số (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Khám phá: Trong chương trìng Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào? Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá nhất?
4. Kết nối:
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên(15P)

Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- GV cho HS đọc thông tin
- Treo bảng phụ phần trong SGK
- GV nhận xét, kết luận
- Kết luận:Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết

- Đọc thông tin SGK
- Quan sát bài tập và thảo luận nhóm để làm bài tập SGK
- Các nhóm lần lượt trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

C1
C2

K1
K2
X2
Tiểu kết:
Con người thuộc lớp thú tiến hóa nhất:
- Có tiếng nói và chữ viết.
- Có tư duy trừu tượng.
- Hoạt động có mục đích
Làm chủ thiên nhiên.


Hoạt động 2. Xác định mục đích nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh (15P)
Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK
- Có mấy nhiệm vụ? Nhiệm vụ nào là quan trọng hơn?
- Vì sao phải nghiên cứu cơ thể về cả 3 mặt: cấu tạo, chức năng và vệ sinh?
- GV lấy ví dụ giải thích câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Khi cười, tâm lí căng thẳng được giải toả, bộ não trở nên trở nên hưng phấn hơn, các cơ hô hấp hoạt động mạnh, làm tăng khả năng lưu thông máu, các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động. Mọi cơ quan trong cơ thể đều trở nên hoạt động tích cực hơn, làm tăng cường quá trình trao đổi chất…
- GV cho hoạt động nhóm trả lời và nêu một số thành công của giới y học trong thời gian gần đây
- Kết luận: Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện cơ thể
- Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục..... - HS đọc thông tin SGK
- 2 nhiệm vụ. Vì khi hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể, chúng ta mới thấy được loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí tiến hoá nhất nhờ có lao động




-HS lắng nghe
C1,C2
C3
C5
K1
P1,P2
Tiểu kết:
+ Mục đích:
- Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
+ Ý nghĩa:
- Biết cách rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
- Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn(10P)

Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- GV cho HS đọc thông tin
- Nêu lại một số phương pháp để học tập bộ môn
- Kết luận: Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tến cuộc sống - HS đọc thông tin SGK
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
C1,C2
C3
C4
K1,K2
X2
Tiểu kết:
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống

5. Thực hành (3P)
1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì? C1,C2
2. Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào? C2, K1,K3
6. Vận dụng.(1P)
- Học bài cũ.
- HS xem lại bài “ Thỏ” và bài “ Cấu tạo trong của thỏ” trong SGK Sinh 7
- Chuẩn bị bài “Cấu tạo cơ thể người”
7. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..






Tuần 1 Ngày soạn: 21/08/2016
Tiết 2 Ngày dạy: 24/08/2016
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 2 : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1.Kiến thức:
- Kể được tên và xđ được vị trí của các cơ quan cơ thể người trên mô hình.
- G.thích được v.trò của hệ t.k và hệ nội tiết trong việc điều hoà hđ các cơ quan.
- Xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người.
1.2. Kỹ năng: rèn kĩ năng quan sát , so sánh.
1.3.Thái độ: Lấy được ví dụ minh hoạ cho sự phối hợp của hệ thần kinh và nội tiết trong điều hoà hoạt động các hệ cơ quan.
1.4. Tích hợp liên môn:
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
2.1.Định hướng năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề: HS ý thức được tình huống học tập, NL tự quản lý, Năng lực hợp tác, NL kiến thức Sinh học:
2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài dạy:
* Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…
* Năng lực chuyên biệt:
Nhóm năng lực Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong bài học
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức Sinh học K1: Trình bày được các phần của cơ thể -HS trình bày được các phần của cơ thể
K2: Trình bày được các hệ cơ quan trong cơ thể - HS phải nêu Trình bày được các hệ cơ quan trong cơ thể.
K3: Vận dụng linh hoạt kiến thức để trả lời hiện tượng thực tế
- HS vận dụng linh hoạt kiến thức để trả lời hiện tượng thực tế
Nhóm NLTP về phương pháp
P1: Đặt ra những câu hỏi về cơ thê người -HS trả lời những câu hỏi lien quan các phần của cơ thể
P2: Vận dụng KT trả lời thực tế một số nghành lien quan cơ thể người HS vận dụng KT trả lời thực tế một số nghành lien quan cơ thể người như bac sĩ, giáo viên…
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập sinh học. HS dựa vào các hình ảnh, kiến thức đã học lóp 7 trả lời câu hỏi liên quan các phần cơ thể ở người so với động vật.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập sinh học của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…). HS ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập sinh học của mình
X2: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập sinh học của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…) một cách phù hợp - Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm mình trước cả lớp. Cả lớp thảo luận để đi đến kết quả.
- HS trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập sinh học của cá nhân mình.
X3: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập sinh học. Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: các hệ cơ quan của cơ thê và chức năng của tưng hệ cơ quan.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với toàn bài sao cho phù hợp với điều kiện học tập
C3 Nhận ra được vai trò của của bộ môn học HS nhận ra được vai trò của bộ môn học
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI HỌC
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Vấn đáp , Tìm tòi.
- Thảo luận nhóm
IV.PHƯƠNG TIỆN:
+ Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hay mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thểngười.
+ Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
+ Chuẩn bị bài mới ở nhà.
V.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số(1P)
2. Kiểm tra bài cũ(5P)
- Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú ? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.
- Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”
3. Khám phá: Cơ thể người là một thể thống nhất, Vậy nó được cấu tạo gồm bao nhiêu phần, được bảo vệ và hoạt động được là nhờ những bộ phận nào, cơ quan nào, Sự phối hợp giữa các cơ quan đó ra sao? Đó là nội dung của bài học mà chúng ta nghiên cứu hôm nay.
4. Kết nối:
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể (10P)
Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
- Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?
-Dưới da là cơ quan nào?
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
- GV treo tranh hay mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan ( nếu có ) - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.
C1,C2,C3

K1,K2
X2
IV. PHƯƠNG TIÊN :
1. Giáo viên :Tranh phóng to hình 49-3.
2. Học sinh:Soạn bài trước vào vở bài tập.
V.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
- Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
3. Khám phá: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
4. Kết nối:
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích
Hoạt động 1: Cung phản xạ sinh dưỡng

Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể? - HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần.
+ Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh. C1,C2,
K1,K2,K3
P1,P2,

*Tiểu kết: Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.

Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác

Hoạt động GV Hoạt động HS NLHT
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về ctạo cầu mắt SGK.
- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo của màng lưới?
-Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác?
- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? - HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời.

- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
1- (Cơ vận động mắt)
2- Màng cứng
3- Màng mạch
4- Màng lưới
5- Tế bào thụ cảm thị giác
- HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

(H49.1 và Ngày dạy liên quan lệnh T155 giảm tải)
+ Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vung khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
(H49.4 và lênh T157 giảm) C1,C2,
K1,K2,K3K4
P1,P2,

*Tiểu kết: Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Cơ quan thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II).
+ Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm).
1. Cấu tạo của cầu mắt
- Thông tin hoàn chỉnh trong bài tập SGK.
2. Cấu tạo của màng lưới
- Màng lưới gồm:
+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào tk thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây tk thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.
- Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.
- Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng.

5. Thực hành:
Làm thí nghiệm bài tập 3

6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 3 vào vở.
- Đọc mục “Em có biêt”.
- Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt.
7. Rút kinh nghiệm:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top