rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................
1.2. Mục tiêu giáo dục trường phổ thông................................................................
1.3. Tích hợp các vấn đề KTXHMT trong dạy học ở trường THPT ....................1
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước.......................................................1
1.3.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông..............................................1
1.3.3. Tích hợp trong dạy học..........................................................................1
1.3.4. Các phương pháp dạy học tích hợp .......................................................1
1.3.5. Các vấn đề KTXHMT trong chương trình hóa học phổ thông .............1
1.3.6. Nội dung giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong
môn hóa học trong chương 9 SGK 12 ................................................1
1.4. Các hình thức tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học ở trường THPT.......1
1.4.1. Các hình thức tích hợp trong giờ nội khóa............................................1
1.4.2. Các hình thức tích hợp trong giờ ngoại khóa ........................................2
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................2
Chương 2. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12
TRƯỜNG THPT...............................................................................3
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 nâng cao....................................3
2.1.1. Cấu trúc các bài học trong SGK hóa học lớp 12 nâng cao....................3
2.1.2. Đặc điểm chương 9 sách SGK lớp 12 nâng cao....................................32.1.3. Phương pháp dạy học các bài trong chương 9 SGK 12 nâng cao....
2.2. Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ nội khóa môn hóa học .....................
2.2.1. Thiết kế một số giáo án tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học
hóa học ...........................................................................................
2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT dùng kiểm
tra, đánh giá....................................................................................
2.2.3. Tổ chức seminar, báo cáo của HS ....................................................
2.3. Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ ngoại khóa hóa học..........................
2.3.1. Bản tin hóa học.................................................................................
2.3.2. Ngày hội hóa học..............................................................................
2.3.3. Tham quan nhà máy, xí nghiệp ........................................................
2.3.4. Báo cáo của chuyên gia ....................................................................
2.3.5. Các hình thức khác ...........................................................................
2.4. Một số tư liệu tham khảo khi giảng dạy các nội dung KTXHMT ............
2.4.1. Các kiến thức mới, chuyên sâu về hóa học ......................................
2.4.2. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường ..............................................
2.4.3. Các kiến thức về nhiên liệu và năng lượng ......................................
2.4.4. Các kiến thức về lương thực và thực phẩm......................................
2.4.5. Các sách hóa học của Hoa Kỳ ..........................................................
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................
3.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................................
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm..............................................................................
3.3. Đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm............................................
3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................
KẾT LUẬN ........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn hóa học ở trường phổ thông cần cung cấp cho HS hệ
thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống
con người. Những nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, những ứng dụng và tác
hại của những chất trong đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường. Những nội dung
này góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh để có thể tiếp tục
học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong
đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học môn Hoá có nhiều cơ hội
để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHMT có hiệu quả.
Môn Hoá có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHMT có hiệu
quả. Tuy nhiên hiện nay phần lớn GV chỉ mới kết hợp bài giảng với một số kiến
thức KTXHMT đơn giản và phương pháp chủ yếu vẫn là thuyết trình. Ngày nay,
việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thong đang diễn ra theo hướng
GV là người tổ chức hướng dẫn để HS tích cực hoạt động tìm tòi tri thức mới cũng
như vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Như vậy vấn đề đặt ra là người GV
phải không ngừng nâng cao vốn tri thức của mình, sử dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học đa dạng hơn. HS cũng phải dần rèn luyện khả năng tự học cao
hơn. Chính công tác giáo dục KTXHMT cũng phải được đổi mới theo hướng trên.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, việc xây dựng chương trình hóa học THPT
được thực hiện theo hướng:
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và cộng đồng.
- Nội dung hóa học gắn với thực hành, thực nghiệm.
- Nội dung hóa học phải có tính thiết thực.
Các môn KHTN trong nhà trường còn “khô khan”, chưa có các hoạt động
kích thích HS đam mê và tìm hiểu, đóng góp vào lợi ích của tập thể, cộng đồng.
Chương trình hóa học THPT có một số bài tập liên quan đến VĐKTXHMT
nhưng còn quá ít trong các sách giáo khoa, sách tham khảo. Các tư liệu tham khảo
cho GV còn tản mạn, chưa hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tui đã chọn đề tài: “TÍCH HỢP CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA
HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” nhằm nâng cao năng lực tự học
giúp HS yêu thích môn hóa học, góp phần đổi mới PPDH hóa học ở trường THPT.
tui cũng hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho GV dạy hóa lớp 12 và
những ai quan tâm tới công tác giảng dạy KTXHMT hiện nay.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu tích hợp các nội dung hóa học với các vấn đề KTXHMT trong
các bài giảng, các hoạt động ngoại khóa, kết hợp các PPDH theo hướng chủ động
để kích thích đam mê hóa học cho HS.
- Thiết kế một số giáo án tích hợp hỗ trợ giảng dạy cho GV lớp 12 THPT.
- Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến nội dung KTXHMT làm tài liệu
tham khảo cho GV THPT.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới
PPDH, quá trình tự học...
- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm có nội dung về KTXHMT.
- Sưu tầm, hệ thống các tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục KTXHMT.
- Thiết kế các giáo án tích hợp (word và power point), các silde hỗ trợ GV.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các giáo án, hệ thống bài tập, tổ chức tốt các hoạt động
ngoại khóa... có nội dung KTXHMT sẽ kích thích hứng thú học tập, khả năng tự
học của HS, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần giáo dục toàn diện HS THPT.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục toàn diện HS trong dạy học ở trường THPT.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học môn hóa học lớp 12 THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: hóa học THPT lớp 12 phần các vấn đề KTXHMT.
 Địa bàn nghiên cứu tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại 3 trường:
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình.
- Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh.
- Trường THPT Hàn Thuyên, Quận Phú Nhuận.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
o Nghiên cứu định hướng đổi mới PPDH hóa học.
o Nghiên cứu chương trình hóa học THPT lớp 12.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
o Điều tra thực trạng công tác dạy học hóa học ở trường THPT hiện
nay, thực trạng sử dụng các bài tập có nội dung đến VĐKTXHMT.
o Trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV và các chuyên gia.
o Thực nghiệm sư phạm.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
8. Những đóng góp mới của đề tài
o Đề xuất việc phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
khác nhau để đưa nội dung KTXHMT vào giảng dạy lớp 12.
o Xây đựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT làm tài liệu tham
khảo cho GV và HS.
o Tập hợp được nguồn tư liệu phong phú hỗ trợ GV trong giảng dạy
CVĐKTXHMT.
o Thiết kế các giáo án tích hợp hỗ trợ cho GV. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nội dung kiến thức
khoa học phong phú không chỉ có ở trên sách vở, mà từ các phương tiện thông tin
đại chúng, khoa học đã gần gũi với chúng ta hơn. Các nội dung, ứng dụng của khoa
học vào thực tiễn, vào đời sống kinh tế, xã hội, môi trường không còn quá xa lạ. Tuy
nhiên, để đưa các nội dung này vào trong nhà trường phổ thông thì vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn. Số lượng đề tài và luận văn tốt nghiệp về nội dung giáo dục môi
trường đã có khá nhiều nhưng vẫn chưa có các đề tài, luận văn về tích hợp các vấn
đề về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong dạy học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận và
luận văn có nội dung giáo dục môi trường sau:
1. Phạm Bích Cần (2007), Thiết kế mẫu một số Môđun giáo dục môi trường từ
SGK hóa học lớp 11 nâng cao, SGK hóa học thí điểm ban KHTN lớp 11,12, Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004) – Giáo dục môi trường thông qua một số bài
giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.HCM.
3. Phan Thị Lan Phương (2007) – Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy
hóa học lớp 11 ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
4. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007) – Website giáo dục môi trường qua chương
trình hóa học lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
5. Trần Thị Phương Thảo (2008) – Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm TP.HCM.
6. Nguyễn Thị Trang (2007) – Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua
bộ môn hóa học lớp 12 ban KHTN, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.HCM. 7. Lê Thị Mỹ Trang (2003) – Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
8. Cao Duy Chí Trung (2005) – Thiết kế trang Web giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở trường THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
9. Đoàn Lê Quỳnh Như (2008) – Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trường
THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
10. Trần Thị Thanh Hương (1999) – Giáo dục môi trường thông qua môn hóa
học ở trường THPT và THCS tại thành phố Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
11. Trần Thị Thu Hảo (1997) – Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở
nhà trường phổ thông thuộc khu vực Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Các đề tài luận văn này có đóng góp lớn là tổng hợp được các hình thức giáo
dục môi trường, các kiến thức về ô nhiễm môi trường. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại
một số vấn đề sau:
- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Các giáo án có nội dung môi trường là các giáo án theo sách giáo khoa cũ,
chưa có các giáo án theo chương trình mới.
- Chưa tận dụng các cơ hội hoạt động nội ngoại khóa trong nhà trường để đưa
các nội dung kinh tế, xã hội, môi trường đến với HS.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
R SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA C Luận văn Sư phạm 0
L Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã nông ngiệp trên địa bàn huyện Thu Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích, đánh giá tổng hợp năng lực và các điều kiện kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề dòng điện trong các môi trường vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu dự báo triển vọng khoáng sản trên cơ sở phân tích tổ hợp các tài liệu địa vật lý máy bay Luận văn Sư phạm 0
J Nghiên cứu quy trình phân tích dư lượng các hợp chất ô nhiễm cơ brôm (PBDEs) trong mẫu cá sử dụng ph Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu thiết kế và tích hợp các chip chuyên dụng vào hệ thống đo lường và thu thập dữ liệu Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu triển khai các dịch vụ truyền thông hiện đại qua tổng đài số tích hợp Luận văn Sư phạm 0
K Xây dựng quy trình xử lý mẫu và phân tích đồng thời các hợp chất PCBs và thuốc trừ sâu cơ Clo trong Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top