rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần I : MỞ ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục hiện nay là “nâng cao chất lượng
giáo dục”. Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng có rất
nhiều vấn đề chi phối. Vì vậy, muốn đạt được kết quả giáo dục tốt, người thầy
phải tạo cho học sinh niềm say mê, yêu thích môn học. Có như thế học sinh
mới chủ động, tích cực trong học tập.
Bài “Thành phần nguyên tử” là bài học Hóa Học đầu tiên, mở đầu cho
chương trình Hóa học cấp THPT. Việc tạo sức hấp dẫn, say mê môn Hóa Học
cho các em thông qua bài học đầu tiên này rất quan trọng. Ở bài này, các kiến
thức như : cấu tạo nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản là electron, proton,
nơtron, các em đã biết ở chương trình Hóa học cấp THCS. Tuy nhiên các em
không được giới thiệu vì sao người ta lại biết các nguyên tử được cấu tạo như
vậy. Vì nguyên tử vô cùng nhỏ bé, việc các nhà khoa học có quan sát được
nguyên tử hay không cũng chưa được giới thiệu với các em.
Đây là một bài học khó, kiến thức rất trừu tượng, nếu chỉ đưa ra các kiến
thức, các con số rất khó nhớ sẽ làm cho học sinh trong giờ học Hóa đầu tiên
của cấp học, cảm giác môn học khô khan, khó nhớ, thiếu sự hấp dẫn. Vì vậy
bài giảng này, theo tôi, không nặng về việc truyền tải các kiến thức, số liệu,
mà nên dạy dưới dạng kể chuyện. Kể cho các em nghe các nhà Hóa học đã
làm như thế nào để có thể chứng minh, kết luận về thành phần cấu tạo nguyên
tử. Kể cho các em nghe trong cuộc sống, dù ở vị trí nào cũng có thể có những
công trình khoa học nổi tiếng góp phần vào kho tàng kiến thức của nhân loại.
Ví dụ như Chadwick chỉ là một cộng sự của Rutherford, nhưng trong công
việc, ông đã tìm ra, nói đúng hơn là đã chứng minh sự tồn tại của nơtron. Và
đến nay mọi người vẫn nhớ mãi đến ông. Qua bài học này giúp các em thấy
được chân lý của cuộc sống, thấy được kiến thức là vô cùng. Sau này dù các
em làm công việc nào đi nữa, thì cũng cố gắng làm thật tốt công việc của
mình, luôn tìm tòi, sáng tạo để có được những thành tích ngày một tốt hơn. Bài học này còn cho các em thấy được bản chất của môn Hóa Học. Môn Hóa
Học là một môn khoa học thực nghiệm, dùng lý thuyết để giải thích các hiện
tượng thực tế, các suy luận lý thuyết cần được chứng minh bằng thực
nghiệm. Ví dụ như : Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối
FeCl2. Theo lý thuyết có thể suy luận : tạo ra FeCl2 vì H+ có tính oxi hóa yếu,
nhưng để chứng minh FeCl2 được tạo ra, người ta cho dung dịch NaOH vào
để nhận biết bằng kết tủa màu xanh nhạt của Fe(OH)2. Biết được bản chất của
môn học, học sinh sẽ có phương pháp học tập đúng đắn, sẽ có kết quả học tập
tốt hơn.
Giảng dạy một bài học theo lối kể một câu chuyện là cách cung cấp kiến
thức cho học sinh một cách tự nhiên nhất. Giống như ngày còn nhỏ, được
nghe truyện cổ tích vậy, không ai phải học thuộc lòng truyện cổ tích cả,
nhưng vẫn nhớ được nội dung của từng câu chuyện được nghe. Do đó giảng
dạy bài “Thành phần nguyên tử” theo cách kể một câu chuyện về quá trình
nghiên cứu nguyên tử của các nhà bác học, điều này tạo nên không khí nhẹ
nhàng, vui vẻ cho tiết học. Dẫn dắt học sinh đi từ quá trình này đến quá trình
khác một cách tự nhiên. Do đó, kiến thức cũng được giới thiệu đến các em tự
nhiên, không gò bó. Trong bài học được dạy theo lối kể chuyện này, các em
còn được chứng minh cho thấy một chân lý của cuộc sống, mọi con người đều
có khả năng trở thành vĩ đại.
Công việc của người giáo viên là vừa truyền thụ kiến thức, vừa dạy dỗ các
em các chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục đích cuộc sống, nuôi dưỡng ước
mơ. Công việc này rất khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, tui đưa ra
vấn đề này mong chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau hoàn
thành tốt mục tiêu giáo dục. Phần II : NỘI DUNG
A/ Cơ sở lý luận :
Trước đây, việc dạy học là thầy truyền đạt kiến thức, trò nghe thầy giải
thích, hiểu, ghi nhớ. Tuy nhiên hiện nay việc trò tiếp thu kiến thức một cách
thụ động từ thầy đã không còn phù hợp. Học sinh có rất nhiều câu hỏi tại sao
mà việc trả lời không hề dễ dàng. Ví dụ như : Thầy nói rằng nguyên tử gồm
các hạt electron, proton, nơtron, nguyên tử vô cùng nhỏ bé, trò có thể hỏi :
Thầy đã từng thấy nguyên tử chưa ? Làm sao thầy biết trong nguyên tử có các
hạt electron, proton, nơtron ? Hóa học là khoa học lí thuyết và thực nghiệm,
trong hóa học có nhiều khái niệm khó và trừu tượng, nhiều phản ứng diễn ra
quá nhanh hay quá chậm, diễn tiến của các quá trình và hiện tượng rất khó
hay không thể quan sát, gây nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học Hóa
học. Hiện nay với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin thầy giáo có thể cho học
sinh xem các mô phỏng, chiếu chậm các quá trình giúp học sinh dễ dàng quan
sát.
Điều quan trọng đặt ra là làm sao để học sinh quan tâm, chú ý tìm hiểu
môn học. Hiểu được bản chất của môn Hóa Học để có phương pháp học tập
đúng đắn. Do đó ở bài học này, tui đề nghị dạy học theo lối kể chuyện, có áp
dụng công nghệ thông tin để mô phỏng, cụ thể hóa các thí nghiệm về cấu tạo
nguyên tử. Vì đây là những thí nghiệm không có thiết bị để biểu diễn ở trường
phổ thông. Thông qua các mô phỏng được xem, các em có thể hình dung ra
công việc nghiên cứu của các nhà bác học về thành phần nguyên tử.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top