daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mở đầu
Lịch sử phát triển khoa học - công nghệ thế giới đã và đang có những bước phát triển mới về
nhận thức và tư duy khoa học. Các thành tựu khoa học tự nhiên, xã hội của thế kỷ 19, 20 đã phá
vỡ bức tranh cơ giới về thế giới, cũng như tư duy siêu hình. Thay thế cho cách tiếp cận cơ giới
(Mechanistic Approach) là cách tiếp cận hệ thống (Systems Approach). Từ giữa thế kỷ 20, cách
tiếp cận hệ thống được dùng rộng rãi trong nghiên cứu các đối tượng phát triển phức tạp như các
hệ thống sinh học tự tổ chức, tâm lý, xã hội, các hệ kỹ thuật lớn, hệ thống “người và máy móc”,
v.v…
Cách tiếp cận hệ thống có các nhiệm vụ: nghiên cứu các phương tiện mô tả, biểu diễn các
đối tượng được nghiên cứu hay được thiết kế chế tạo như là các hệ thống; Xây dựng các mô
hình khái quát hệ thống, các mô hình về các loại hệ thống và các tính chất của hệ thống…
Nghiên cứu cấu trúc của các lý thuyết về hệ thống cùng quan điểm, phương pháp hệ thống; là cơ
sở lý thuyết và phương pháp luận của phân tích hệ thống.
Tiếp cận hệ thống xem xét các đối tượng, các hiện tượng thuộc thế giới như là những hệ
thống nhất định, được cấu tạo từ các yếu tố liên kết với nhau theo các chức năng tương ứng. Tiếp
cận hệ thống được áp dụng đa dạng, phong phú trong các hướng, các lĩnh vực nghiên cứu, trong

đó có các nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục.
Trong bài viết này, tác giả chọn cách tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết các vấn đề đổi
mới quản lý giáo dục. Đặc biệt xem xét các vấn đề đó dưới góc nhìn tư duy hệ thống.
1. Khái quát về lý thuyết hệ thống và các đặc trưng của tư duy hệ thống
1.1. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và đã nhanh chóng trở thành
một công cụ quý giá cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý. Theo GS. TS Đỗ Hoàng Toàn:
“Lý thuyết hệ thống là tập hợp các bộ môn khoa học (tâm lý, logic, toán học, sử học, sinh học, lý
thuyết tự động hóa, tin học,v.v….) nhằm nghiên cứu, giải quyết vấn đề trên quan điểm toàn thể”
[9, tr.12].
Lý thuyết hệ thống được xây dựng từ rất nhiều các khái niệm cơ bản. Dưới đây là một số khái
niệm cơ bản trong lý thuyết hệ thống:
- Phần tử (element): là các thành phần hay tế bảo nhỏ nhất tạo nên hệ thống, nó có tính chất
riêng và có tính độc lập tương đối.
- Hệ thống (System): là tập hợp các phần tử có mối liên hệ theo một trật tự hay cấu trúc nào
đó và có mối quan hệ với nhau có tác động chi phối lên nhau theo các quy luật nào đó để trở
thành một chỉnh thể, nhờ đó nó sẽ xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi” (emergence)
1


của hệ thống mà từng phần riêng lẻ không có hay có nhưng không đáng kể. Tính trồi của hệ
thống ở đây không phải là tổng số những tác động của các bộ phận mà là sản phẩm của những
tương tác của các bộ phận trong một chỉnh thể. “Tính trồi” của hệ thống chứa đựng bản chất tổ
chức, quản lý. Không có nhân tố này thì không có cái gọi là hệ thống, các phần tử sẽ đứng rời
rạc, ô hợp thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Bên cạnh đó, “tính trồi” cần được quản lý thông qua
những tác động qua lại, sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau của các bộ phận chứ không phải những tác
động riêng rẽ, một chiều. Tuy nhiên, khi quản lý quá trình “sản sinh” ra “tính trồi” của hệ thống
cần lưu ý tới tính tương hợp giữa các bộ phận; chú ý các tương tác khiến cho các bộ phận sẽ cộng
hưởng để tạo nên cường độ lớn hơn hay triệt tiêu nhau.
- Môi trường của hệ thống: là tập hợp tất cả các phần tử, các hệ thống khác không thuộc hệ
thống đang xét, nhưng bị hệ thống tác động hay tác động lên hệ thống đang xét. Các mối quan
hệ tương tác này có cả khía cạnh tích cực và có cả khía cạnh tiêu cực. Nghiên cứu các mối quan
hệ này có thể giúp chúng ta có những dự báo, biện pháp tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống
giáo dục sao cho “tính trồi” đạt hiệu quả cao nhất.
- Đầu vào (input) và đầu ra (output) của hệ thống:
Đầu vào của hệ thống là các yếu tố hay đối tượng cần tác động, biến đổi hay là các tác
động có thể có từ môi trường lên hệ thống.
Đầu ra của hệ thống là kết quả hay sản phẩm của một quá trình, là các phản ứng trở lại của hệ
thống đối với môi trường.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống có liên quan chặt chẽ tới đầu vào và đầu ra của hệ thống

được thể hiện ở các việc: 1) Việc xác định đầu vào và đầu ra phù hợp với điều kiện cụ thể của hệ
thống; 2) Khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra cả về lượng và chất; 3) Các
hình thức biến đối những yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra.
- Hành vi (behaviour) của hệ thống: là tập hợp biểu hiện hay thể hiện của hệ thống, các đầu ra
có thể có của hệ thống trong một khoảng thời gian xác định. Về thực chất, hành vi của hệ thống
chính là cách ứng xử tất yếu mà trong mỗi giai đoạn phát triển của hệ thống sẽ chọn để thực hiện.
- Trạng thái của hệ thống: Là những biểu hiện đặc trưng của hệ thống tại một thời điểm nhất
định (Tĩnh-động; Mở-đóng; Tốt-xấu; Tiến bộ-lạc hậu).. và là.khả năng kết hợp giữa các điểm đầu
vào, đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định nào đó. Trạng thái của giáo dục còn được
gọi là thực trạng giáo dục. Khi xem xét thực trạng giáo dục cần gắn nó vào từng thời kỳ cụ thể.
- Mục tiêu của hệ thống: là trạng thái mong đợi, là cái đích cần hướng đến của hệ thống sau
một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm dự kiến nào đó. Có nhiều loại mục tiêu,
trong đó có mục tiêu chung của hệ thống, định hướng cho cả hệ thống và mục tiêu riêng của từng
phần tử cấu thành hệ thống. Trong giáo dục, cần đặt ra sự thống nhất giữa các mục tiêu cụ thể với
mục tiêu chung. Bên cạnh đó còn có mục tiêu ngoài và mục tiêu trong. Mục tiêu bên ngoài của
hệ thống là các yếu tố đầu ra cần có, còn mục tiêu bên trong của hệ thống là chất lượng, các điều
kiện đầu vào có thể sử dụng. Có ba cách thể hiện mục tiêu: định lượng, định tính và định lượng
kết hợp định tính. Tuy nhiên, theo quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng, dù ở cấp nào mục tiêu
giáo dục cũng cần được kết hợp hai cách thể hiện một cách hợp lý chừng mực có thể.
2


- Cơ cấu (structure) của hệ thống:
Đây là khái niệm có ý nghĩa quan trọng nhất của lý thuyết hệ thống và cũng có nhiều quan
điểm chưa thống nhất về khái niệm này. Hiểu biết cơ cấu của hệ thống tức là hiểu biết cấu trúc,
kết cấu, sự sắp đặt và quy luật sinh ra các phần tử của hệ thống cùng các mối quan hệ giữa chúng
xét trong không gian và thời gian nhất định.
Theo Tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ
thống, bao gồm sự sắp xếp trật tự các bộ phận, các phần tử và các quan hệ giữa chúng theo cùng
một dấu hiệu nào đấy”. [9, tr.20].
Cơ cấu của hệ thống có 4 tính chất đặc trưng, cơ bản:
+ Thứ nhất: cơ cấu của hệ thống cần được hiểu như một bất biến tương đối của hệ thống.
Trong phạm vi bất biến này, các phần tử sẽ tạo ra một trật tự bên trong - một chỉnh thể thống
nhất, tạo ra “thế năng” (trạng thái nội cân bằng) của hệ thống.
+ Thứ hai: Cơ cấu luôn luôn biến đổi (tạo ra “động năng” của hệ thống)..
+ Thứ ba: một hệ thống thực tế có rất nhiều các cơ cấu khác nhau – gọi là sự chồng chất cơ
cấu. Đôi khi, người ta có thể phát hiện ra những cơ cấu bị che khuất, không quan sát được để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Thứ tư: Một hệ thống khi đã xác định được cơ cấu thì nhiệm vụ nghiên cứu quy về việc
lượng hóa các thông số đặc trưng các phần tử và các mối quan hệ của chúng. Còn khi cơ cấu của
hệ rất khó quan sát, lúc này nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống là căn cứ trên cái gì đã biết hay cái gì
có thể biết mà tìm kiếm các cơ cấu bị che khuất để giải quyết vấn đề.
- Động lực của hệ thống: là những kích thích đủ lớn để gây ra các biến đổi hành vi của các
phần tử hay của cả hệ thống. Động lực có hai loại: động lực bên trong và động lực bên ngoài.
Trong đó, động lực bên trong là chủ yếu tác động đến sự biến đổi của hệ thống.
- Phân loại hệ thống: Căn cứ vào các dấu hiệu quan sát được, tùy theo ý đồ và mục tiêu nghiên
cứu đặt ra mà người nghiên cứu phải phân loại được hệ thống.Có rất nhiều loại hệ thống: Hệ đóng Hệ mở ; Hệ đơn giản - hệ phức tạp ; Hệ phản xạ đơn giản - Hệ phản xạ phức tạp ; Hệ thứ bậc (phân
cấp hình quạt – phân cấp hình thoi) ; Hệ động - Hệ tĩnh ; Hệ điều khiển ; Hệ ổn định,v.v….
- Cơ chế điều khiển hệ thống (cơ chế hệ thống): là cách tác động có chủ đích của chủ
thể điều khiển lên hệ thống, bao gồm một hệ thống các quy tắc và các ràng buộc về hành vi đối
với mọi đối tượng ở mọi cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trồi hợp lý của cơ cấu và đưa hệ
thống sớm tới mục tiêu. Giữa mục tiêu – cơ cấu – cơ chế có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ trong
việc điều khiển hệ thống. Nếu không duy trì mối liên hệ tương hỗ giữa cả ba yếu tố trên thì sẽ
không thể vận hành hệ thống phát triển được.
1.2 .Tính ì hệ thống và các đặc điểm của tư duy hệ thống
1.2.1. Tính ì hệ thống
Theo Tác giả Phan Dũng: “Tính ì hệ thống (Systems Inertia) là hoạt động của hệ thống nhằm
giữ lại các trạng thái, khuynh hướng thay đổi mà hệ thống đã và đang trải qua, chống lại tác động
chuyển hệ thống sang trạng thái, khuynh hướng thay đổi mới” [4, tr. 313].
Tính ì của hệ thống là thuộc tính của bất kỳ hệ thống nào. Để hệ thống cho trước chuyển sang
một trạng thái khác, tác động gây chuyển trạng thái phải lan truyền theo các mối liên kết này, các
3


yếu tố này sang các mối liên kết khác, các yếu tố khác theo thời gian. Mặt khác, các yếu tố, các
mối liên kết cũng có tính ì, chống lại sự lan truyền tác động, làm giảm tốc độ lan truyền, góp
phần làm tăng thời gian chuyển trạng thái của hệ thống. Theo ý nghĩa đó, người ta chỉ có thể làm
giảm thời gian chuyển trạng thái chứ không thể triệt tiêu nó. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta
chỉ có thể khắc phục một phần tác hại của tính ì hệ thống chứ không thể khắc phục hoàn toàn
được. Tính ì của hệ thống cần được tính đến trên 3 phương diện: Tính ì tâm lý, tính ì của hệ cần
cải tiến và tính ì của hệ thực tế khi đưa hệ đã cải tiến ra áp dụng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông Luận văn Sư phạm 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
P Tìm hiểu về công cụ xây dưng hệ thống và cơ sở lý thuyết Luận văn Kinh tế 0
S Thuyết quản lý của trường phái “quan hệ con người” và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TRI THỨC (KM) THEO ISO 9001:2000 HỖ TRỢ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG (SQS) Công nghệ thông tin 0
V Nghiên cứu lý thuyết các đặc trưng của hệ laser chưá chất hấp thụ bão hoà với mô hình 4 mức năng lượ Khoa học Tự nhiên 0
Q Nghiên cứu một số khía cạnh lý thuyết trong mô hình CSDL quan hệ Công nghệ thông tin 0
C Vận dụng lý thuyết hệ thống vào dạy học một số phần kiến thức sinh lý học động vật chương trình sinh Luận văn Sư phạm 0
Y Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa hữu cơ dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa trung họ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top