daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 1: CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC
Từ năm học 1996- 1997 môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) được chính thức đưa vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các môn học trước nó như "Khoa học thường thức" (1956), "Tìm hiểu khoa học" (1986), "Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội"(1993).
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tiểu học, sau năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các môn học này được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện từ các chủ đề và phân môn của môn TN-XH và môn Sức khoẻ trước đây.
Đây là những môn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép của giáo dục tiểu học: tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tốt các môn học tương ứng ở các lớp trên, hay bước vào cuộc sống lao động.
II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các môn về TN-XH nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Cụ thể:
1.Về kiến thức:
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
* Con người: học sinh có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng đồng.
* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
* Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (Biết được nơi bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước trên thề giới).
* Thế giới vật chất xung quanh:
+ Giới tự nhiên vô sinh: các vật thể, các chất...
+ Giới tự nhiên hữu sinh: động, thực vật
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân số, môi trường.
2. Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như:
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Biết phân tích, so sánh, dánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ: hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như:
- Ham hiểu biết khoa học.
-Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Đặc điểm chương trình
Chương trình các môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý) có những đặc điểm sau:
1.1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: " Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"(Hội nghị về khoa học giáo dục của UNESCO- Paris, 1972). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp nhất các khoa học.
Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN - XH ở các khía cạnh sau:
- Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên- xã hội- con người trong một thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản.
- Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống.
- Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc cho phù hợp. Cụ thể:
+ Chương trình môn TN-XH (lớp1,2,3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và nâng cao dần qua các lớp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: phương pháp dạy học tự nhiên - xã hội ở tiểu học, luan án tot nghiep ve mon tu nhien va xa hoi lop 3 mien phi, phương pháp dạy học ngoài thiên nhiên ở tiểu học, đề tài nghiên cứu khoa họcgiáo dục kĩ năng sống môn tự nhiên và xã hội cho học sinh tiểu học, phương pháp giáo dục chương trình tổng thể năm 2000 môn tự nhiên xã hội tiểu học, phương pháp dạy học các môn tự nhiên xã hội ở tiểu hoc, Đặc điểm chung của chương trình môn học về tự nhiên và xã hội ở tiểu học hiện nay, tải giáo trìnhphương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên và xã hội, luận văn môn tự nhiên và xã hội, phương pháp trong dạy học môn tự nhiên ở tiểu học, Tiểu luận: Các vấn đề về phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học, ) Trình bày các cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, Trình bày các cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học?, Trình bày các cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, Trình bày các cơ sở giáo dục học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học?, cơ sở khoa học của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học?, Một số kĩ thuật dạy học môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học ở tiểu học, Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học các môn về Tự nhiên và xã hội cho học sinh tiểu học., Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học các môn về Tự nhiên và Xã hội, phan tich cac phuong phap dạy hoc dươc su dung trong day hoc cac mon tu nhien xa hoi o tieu hoc, những phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hoi ở tiểu học, đặc điểm chung của môn tự nhiên vaf xã hội ở tiểu học, CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC, một số vấn đề về dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học, Phương pháp dạy học dự án trong dạy học tự nhiên xã hội ở tiểu học
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G 5 Phương Pháp Dạy Bé Học Tiếng Anh Thông Minh Kinh nghiệm và kỹ năng 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D SKKN Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán không chuyên giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam Tiếng Trung 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 Luận văn Sư phạm 0
D Giáo trình Phương pháp dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top