iron_pigeon_vqs

New Member

Download miễn phí Giáo án Hóa học 12 - Bài: Hiđrosunfua





I. Mục đích bài học

1. Kiến thức

- HS biết: CTCT, tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên của H2S.

- HS hiểu: Vì sao H2S có tính khử mạnh; dd H2S có tính axit yếu.

- HS vận dụng: + Viết PTPƯ minh hoạ cho tính chất của H2S.

 + Giải thích các hiện tượng liên quan tới H2S, như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí,

2. Kỹ năng

- Dựa vào độ bền của liên kết S – H trong phân tử H2S để suy ra tính axit yếu của dd H2S.

- Dựa vào số OXH của S trong H2S để đoán tính chất (tính khử) của H2S.

- Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S dựa vào sự thay đổi số OXH của các nguyên tố.

- Làm các bài tập về H2S khi phản ứng với dung dich kiềm.

- Nhận biết các chất khí (trong đó có H2S).

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Trường: THPT An Lương Đông Ngày 14 tháng 11 năm 2008
Lớp : 10A7 Sinh viên : Hồ Thị Hà
Tiết : Tiết 52 Lớp: Hoá 4A – ĐHSP – ĐH Huế
HIĐROSUNFUA
I. Mục đích bài học
1. Kiến thức
- HS biết: CTCT, tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên của H2S.
- HS hiểu: Vì sao H2S có tính khử mạnh; dd H2S có tính axit yếu.
- HS vận dụng: + Viết PTPƯ minh hoạ cho tính chất của H2S.
+ Giải thích các hiện tượng liên quan tới H2S, như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí,
2. Kỹ năng
- Dựa vào độ bền của liên kết S – H trong phân tử H2S để suy ra tính axit yếu của dd H2S.
- Dựa vào số OXH của S trong H2S để đoán tính chất (tính khử) của H2S.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S dựa vào sự thay đổi số OXH của các nguyên tố.
- Làm các bài tập về H2S khi phản ứng với dung dich kiềm.
- Nhận biết các chất khí (trong đó có H2S).
3. Tư duy
- Suy luận: đoán tính chất của một chất căn cứ vào đặc điểm CTCT hợp chất và trạng thái số OXH của một nguyên tố trong hợp chất.
4. Về giáo dục:
- Ảnh hưởng của khí H2S đến môi trường.
II. Trọng tâm bài học
- Nhấn mạnh được: tính chất hoá học cơ bản của H2S đó là tính khử mạnh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí H2S trong không khí.
- Bảng tính tan.
2. Học sinh
- Ôn tập về cấu hình của nguyên tử S; các trạng thái số OXH có thể có của S; cách xác định SOXH của một nguyên tố trong đơn chất và hợp chất và cách cân bằng phản ứng OXH-K.
-Đọc trước bài mới.
IV. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở : GV – HS
- Thuyết trình, giảng giải: GV
- Thí nghiệm biễu diễn : GV
- Thảo luận nhóm : HS
V. Tiến hành dạy học
1. Bước 1 : Ổn định lớp(1p)
2. Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Viết các PTPƯ minh hoạ cho chuỗi phản ứng sau:
(5)
S+6
Đáp án: Các PTPƯ minh hoạ:
1)
2)
3)
4)
5)
3. Bước 3 : (Giảng bài mới)
Tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđrosunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng 30 phút, chất khí đó cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc. Vậy hiđrosunfua có đặc điểm cấu tạo như thế nào, tính chất lí hoá ra sao, nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta. Mời các em đi vào bài 44: HIĐROSUNFUA.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Phần ghi bảng
A- HIĐROSUNFUA
I. Cấu tạo phân tử
* HĐ1:
- Viết cấu hình elctron và cấu hình (AO) của 1H và 16S.
- GV cho biết: Phân tử H2S có cấu tạo tương tự phân tử nước => Từ đó gọi HS lên bảng viết CT electron, CTCT của H2S?
- GV kết luận: Phân tử H2S có cấu tạo dạng góc với góc
nên phân tử phân cực và lai hoá sp3 của S vô cùng yếu, hầu như không lai hoá. Hai cặp (e) chưa chia của S chiếm 2 (AO) phân tử không định hướng rõ trong không gian.
- Yêu cầu HS xác định loại liên kết và số oxi hoá của S trong phân tử H2S ?
- Trả lời:
- CT electron:
- CTCT:
1,35Ao
S
H 92,2o H
- Nghe và ghi chép.
- Trả lời:
- Liên kết S – H là liên kết CHT phân cực.
- Số oxi hoá của S: -2.
A- HIĐROSUNFUA (H2S)
I. Cấu tạo phân tử
1H: 1s1
16S: 1s22s22p63s23p4
H H
S
- CT electron:
- CTCT:
1,35Ao
S
H 92,2o H
- Liên kết S – H là liên kết CHT phân cực.
- Số oxi hoá của S: -2.
II- Tính chất vật lý
* Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK trang 134 và nêu TCVL của H2S, như: Trạng thái, mùi đặc trưng, tỉ khối so với không khí, khả năng tan trong nước,?
* Bổ sung:
- Do S có độ âm điện bé hơn O nên khả năng hình thành liên kết hiđro giữa các phân tử H2S là yếu hơn nhiều so với giữa các phân tử nước. Do đó, ở điều kiện thường, H2S là chất khí, nóng chảy ở -86oC, sôi ở -60,75oC mà không ở thể lỏng.
- Lưu ý tính độc của H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra từ xác động thực vật, nước thải nhà máy,
- Khí H2S rất độc: với nồng độ ≥ 0,05 mg/l khí H2S gây ngộ độc chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể chết nếu thở lâu trong khí H2S.
- Giải thích tính độc của H2S: Do ái lực lớn của S với các kim loại, đặc biệt là với Fe2+. H2S vào máu tạo kết tủa với Fe2+ làm cho cấu trúc hemoglobin của máu bị phá huỷ:
H2S + Fe2+ (trong máu) → FeS↓+ 2H+
=> Không ngửi H2S sinh ra từ bả thải, sự phân huỷ các albumin trong xác động vật.
- Trả l ời:
- Chất khí, không màu, mùi trứng thối
- Nặng hơn không khí
(dH2S/kk≈ 1,17).
- Tan ít trong nước: SH2S (20oC, 1at) = 0,38g/100g H2O.
- Rất độc
- Hoá lỏng ở - 60oC.
II- Tính chất vật lý
- SGK trang 134.
III- Tính chất hoá học
1. Tính kém bền
- GV hướng dẫn HS: So sánh tính bền của H2S so với H2O từ việc so sánh độ bền liên kết liên kết S – H so với O – H dựa trên sự khác nhau về kích thước và độ âm điện của S so với O?
- Thực vậy, chỉ cần đun nóng đến 300oC H2S bắt đầu phân huỷ:
(So với H2O phải trên 1000oC mới phân huỷ).
- Trả lời:
So với H2O, phân tử H2S kém bền hơn vì S có kích thước lớn hơn, độ âm điện nhở hơn O, lai hoá sp3 của S trong H2S vô cùng yếu nên liên kết S – H kém bền hơn liên kết O – H trong H2O.
II- Tính chất hoá học
1. Tính kém bền
2. Tính axit yếu
- GV liên hệ với bài HCl rồi từ đó dẫn dắt rằng: khí H2S khi tan vào nước tạo dung dịch axit sunfuhiđric là một axit rất yếu, yếu hơn cả axit H2CO3.
- Giải thích: Do độ bền liên kết
S – H kém hơn O – H nên khi tan vào nước nó bị ion hóa mạnh hơn H2O, dd H2S trở nên có tính axit yếu.
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của một axit ?
- GV khẳng định: Dd H2S có đầy đủ TCHH của 1 axit, tuy nhiên ở mức độ phản ứng yếu hơn => Yêu cầu HS về nhà viết các PTPƯ chứng minh tính axit yếu của H2S.
* Lưu ý với HS về phản ứng của H2S với dd NaOH:
- H2S là 1 axit 2 lần axit. Vậy, khi cho H2S tác dụng với dd NaOH sẽ tạo ra những muối nào?
- Hướng dẫn HS nhận xét: khi nào tạo muối trung hoà và khi nào tạo muối axit?
- Nghe giảng và rút ra nhận xét:
Khí H2S dd H2S: axit rất yếu (yếu hơn H2CO3).
- Trả lời:
- Ghi BTVN.
- Trả lời: H2S là axit 2 lần axit nên có thể tạo ra 2 loại muối là muối trung hoà và muối axit:
H2S + NaOH → NaHS +H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
=> Dựa vào tỉ lệ số mol
- ≤ 1 : tạo muối NaHS.
- ≥ 2 : tạo muối Na2S.
- 1<<2: tạo hỗn hợp muối .
II- Tính chất hoá học
1. Tính axit yếu
Khí H2S dd H2S: axit rất yếu (yếu hơn H2CO3): không làm đỏ giấy quỳ.
* H2S + NaOH NaHS +H2O
hoặc: H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
=> N/x:
- ≤ 1 : tạo muối NaHS.
- ≥ 2 : tạo muối Na2S.
- 1<<2: tạo hỗn hợp muối .
3. Tính khử mạnh
- Nêu vấn đề: Ngoài tính kém bền và tính axit yếu, H2S còn có tính chất gì đặc trưng ?
- Yêu cầu HS nhắc lại các trạng thái số oxi hoá của S ?
- Dựa vào số oxi hoá của S trong H2S, hãy đoán tính chất của H2S (ngoài tính axit yếu) ?
* Bổ sung: tuỳ từng trường hợp vào điều kiện phản ứng mà H2S (S-2) có thể bị oxi hoá lên S0, S+4, S+6.
- Vậy H2S có thể tham gia những PƯHH nào?
- Chiếu TN chứng minh:
Điều chế và đốt cháy H2S trong điều kiện thiếu và đủ oxi => Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và gợi ý HS lên viết PTPƯ (có kèm theo sự thay đổi số OXH của các nguyên tố và vai trò của các chất trong phản ứng đã viết)?
- Tại sao không tồn tại khí H2S gây độc trong không khí mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra nó?
- ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top